Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyên Hà
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 29/08/2022

Trẻ bị nhiệt miệng: Nguyên nhân, cách chữa trị và phòng ngừa

Trẻ bị nhiệt miệng: Nguyên nhân, cách chữa trị và phòng ngừa
Chắc hẳn mẹ đã không ít lần bị chứng nhiệt miệng khó chịu hành hạ. Đối với trẻ bị nhiệt miệng, sự khó chịu còn gấp nhiều lần so với người lớn.

Nguy hiểm hơn, tình trạng này còn là một trong những triệu chứng của một số bệnh như loét dạ dày, bệnh viêm ruột, bệnh tay chân miệng ở trẻ em… Vậy mẹ đã biết cách xử lý khi trẻ bị nhiệt miệng chưa?

Nhiệt miệng là gì?

Nhiệt miệng (Canker Sores) là tổn thương ở niêm mạc miệng hoặc nướu răng khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc ăn uống hàng ngày. Biểu hiện cũng sẽ như người lớn là trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh bị nhiệt lưỡi, nhiệt miệng và sốt, viêm loét vùng niêm mạc bởi các vết thương nông.

đẹn
Hình ảnh nhiệt miệng ở trẻ

Những nguyên nhân và triệu chứng khi trẻ bị nhiệt miệng

1. Nguyên nhân gây nhiệt miệng ở trẻ nhỏ

Trẻ bị nhiệt miệng thường có những vết loét hình tròn hoặc bầu dục ở niêm mạc má, nướu và lưỡi gây đau đớn khó chịu. Một số nguyên nhân dẫn đến lở miệng ở trẻ em như:

  • Bé bị bệnh, mệt mỏi hoặc bị căng thẳng.
  • Bé lỡ cắn vào bên trong má dẫn đến nhiễm trùng do một số loại virut như herpes simplex gây loét miệng, thậm chí gây nấm miệng ở trẻ sơ sinh.
  • Thiếu dinh dưỡng: Trong một số trường hợp, viêm loét miệng thường xuyên tái phát ở những trẻ thiếu sắt, kẽm, folic hoặc vitamin nhóm B.
  • Bệnh tay-chân-miệng cũng là một trong những nguyên nhân gây lở miệng ở trẻ em.

2. Triệu chứng khi trẻ bị nhiệt miệng

Những vết loét xuất hiện bên trong miệng, bề mặt của lưỡi hoặc trên nướu răng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Khi ăn mặn và cay sẽ gây đau đớn cho vết loét.

Thậm chí một số bé không thể ăn gì cho đến khi tình trạng được cải thiện. Một số dấu hiệu và triệu chứng khi trẻ bị nhiệt miệng thường gặp:

  • Sốt đột ngột
  • Nhăn nhó hoặc uể oải, thiếu năng lượng
  • Lở loét hoặc có những mụn nhỏ trên đầu lưỡi
  • Sưng nướu răng, có thể gây chảy máu
  • Đau trong miệng
  • Trẻ biếng ăn, cảm thấy không muốn ăn
  • Rộp lưỡi ở trẻ em

Trẻ bị nhiệt miệng phải làm sao và ăn gì?

1. Trẻ bị miệng phải làm sao?

Hầu hết những trường hợp trẻ bị lở miệng, bé bị lở lưỡi không quá nguy hiểm và sẽ nhanh chóng tự khỏi trong vòng 1 tuần. Tuy nhiên, tình trạng này vẫn gây khó chịu và đau đớn cho bé. Mẹ có thể áp dụng những cách chữa cho trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng sau đây để giúp con dễ chịu hơn:

  • Một số loại thuốc và gel trị lở miệng được bày bán rộng rãi trong các tiệm thuốc tây. Đa số các loại thuốc này khá an toàn cho trẻ em. Tuy nhiên, nếu bé cưng dễ bị dị ứng, mẹ nên nhờ bác sĩ kiểm tra thành phần thuốc trước khi cho con sử dụng.
  • Súc miệng bằng nước ấm hoặc nước muối pha loãng. Cho con súc miệng ít nhất 4 lần mỗi ngày cho đến khi các vết lở lành hẳn.
  • Mật ong cũng giúp điều trị những vết loét miệng. Tuy nhiên, mẹ nên cẩn thận, không nên dùng mật ong cho trẻ dưới 12 tháng tuổi.
  • Dùng bàn chải mềm: Bàn chải mềm sẽ giúp con đỡ đau hơn khi đụng phải những vết loét.
  • Ăn thức ăn dạng lỏng: Bị lở miệng sẽ làm bé không muốn ăn uống gì hết. Những thức ăn dạng lỏng sẽ giúp bé dễ ăn hơn. Ngoài ra, việc ăn thức ăn đặc, rắn có thể làm con đau. Mẹ cũng nên tránh những thức ăn cay, mặn hoặc có tính axit vì có thể làm vết loét trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Uống nhiều nước: Mất nước chỉ làm tình trạng lở miệng thêm nghiêm trọng. Các vết lở có thể khiến bé đau và không muốn uống nước. Bạn nên chắc rằng con vẫn đang nạp đủ luợng nước mỗi ngày. Nói với bé rằng thường xuyên uống nước có thể giúp bé nhanh khỏi hơn.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Trẻ bị nhiệt lưỡi, nguyên nhân và cách chữa trị tốt nhất tại nhà

2. Trẻ bị nhiệt miệng nên ăn gì?

Trẻ bị nhiệt miệng rất biếng ăn, bởi vì khi thức ăn vào sẽ làm cho những đốm trắng trong khoang miệng bị rát, rất khó chịu, thậm chí là bị chảy máu. Nhưng không được để cho bé đói, mẹ phải biết cách tổ chức bữa ăn để giúp cho bé nhanh khỏe:

Trẻ bị nhiệt miệng nên ăn gì? Dưới đây là những cách giúp trẻ bị rộp lưỡi, nhiệt miệng giảm tình trạng:

  • Trẻ bị nhiệt miệng nên ăn gì? Ăn củ cải

Củ cải có thể ép lấy nước uống hàng ngày, nếu như mùi khó uống thì các bạn có thể đem củ cải nấu canh ăn để giải nhiệt. Trẻ từ sau 8 tháng mới ăn được củ cải.

trẻ bị nhiệt miệng 2
Củ cải giúp tình trạng nhiệt miệng của trẻ thuyên giảm nhanh chóng
  • Rau diếp cá, rau mã đề và rau má

Những loại rau này có tác dụng giải nhiệt, giải độc cực kỳ tốt. Các bạn có thể nấu nước rồi cho bé uống hàng ngày hoặc nấu canh cũng được. Trẻ bị nhiệt miệng sau 1 năm có thể ăn rau diếp.

  • Rau ngót, rau mồng tơi

Rau ngót, mồng tơi là những loại rau có tính mát, có tác dụng giải nhiệt hiệu quả. Các bạn có thể nấu canh rau ngót, mồng tơi với tôm bằm, thịt bằm vừa có vị ngọt lại có tác dụng giải nhiệt hiệu quả. Trẻ sau 6 tháng là ăn được rau ngót.

  • Trẻ bị nhiệt miệng nên ăn gì? Cho bé ăn Thịt vịt

Thịt vịt được xem là một loại thực phẩm có tính mát, giúp hạ nhiệt hiệu quả. Tuy nhiên các bạn không nên cho bé ăn quá nhiều sẽ phản tác dụng. Trẻ từ 8 tháng trở lên có thể ăn thịt vịt.

  • Nước uống

Uống nhiều nước trong thời gian trẻ bị nhiệt lưỡi là phương pháp tốt nhất. Bởi vì mất nước càng làm cho tình trạng lở miệng của trẻ thêm nghiêm trọng hơn.

Chắc chắn bé sẽ không muốn uống nước vì nó có thể làm cho những vết thương bên trong bị đau, nhưng bố mẹ cố gắng thuyết phục bé.

Nước cà chua ép sẽ giúp cho những đốm trắng bên trong khoang miệng nhanh lành. Nước cà chua các mẹ không cần nấu chính, chỉ cần ép tươi, cho thêm ít đường cho dễ uống là được.

Bạn lưu ý không nên cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng uống nước.

Cách trị nhiệt miệng cho bé bằng phương pháp dân gian

Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ bị nhiệt miệng phải làm sao? Dưới đây là một số cách trị nhiệt miệng cho trẻ mẹ có thể tham khảo:

1. Mật ong

Mật ong có tính chất chống vi khuẩn, vì vậy nó giúp làm lành vết loét nhanh hơn. Cách thực hiện đơn giản là mẹ dùng ngón tay sạch của mình bôi một chút mật ong lên trên vết loét ở miệng cho con.

Vì mật ong có hương thơm và vị ngọt nên rất hấp dẫn trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ nên chắc chắn bé sẽ không phản đối việc làm này của mẹ.

 trị nhiệt miệng cho bé rất tốt 5
Dùng mật ong trị nhiệt miệng cho bé rất tốt

Tuy nhiên, một điều hết sức lưu ý đó là phương pháp dùng mật ong trị nhiệt miệng không được áp dụng cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi vì nó có thể gây ngộ độc cho bé.

2. Mật ong và củ nghệ

Củ nghệ có tính chống viêm, khử trùng, kháng khuẩn làm xúc tiến quá trình chữa bệnh.

Hòa hỗn hợp nghệ và mật ong rồi bôi trực tiếp lên vết nhiệt miệng của con không chỉ giúp giảm đau mà còn giúp cho vết loét lành lại nhanh hơn.

Tương tự như trên, công thức này cũng không nên áp dụng cho trẻ bị nhiệt miệng dưới 1 tuổi.

3. Dừa

Dầu, nước hoặc sữa trong dừa – cả ba loại này đều có thể được sử dụng để điều trị loét miệng cho trẻ sơ sinh. Vì thế, hãy cung cấp nước dừa nếu trẻ bị nhiệt miệng. Bé từ 6 tháng đã có thể uống nước dừa.

Theo đó, thay vì nước thường, hãy dùng một chút nước sữa dừa để cho con súc miệng sẽ giúp làm dịu những vết loét. Với trẻ nhỏ hơn, có thể dùng dầu dừa đắp trực tiếp lên vết loét.

4. Sữa bơ

Bơ sữa chứa axit lactic, giúp hạn chế sự hoạt động và phát triển của vi khuẩn. Vì vậy, sử dụng sữa bơ như là một loại “thuốc sát khuẩn” cho trẻ sơ sinh và trẻ bị nhiệt miệng.

Đối với trẻ sơ sinh trên 8 tháng tuổi và trẻ mới biết đi có thể dùng sữa bơ hàng ngày.

 trị nhiệt miệng cho bé 6
Bơ sữa giúp chóng lành vết thương do nhiệt miệng

5. Sữa đông

Sữa đông có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh nhiệt miệng như sữa bơ vì nó cũng có chứa axit lactic. Có thể chuẩn bị một ít trái cây và sữa đông để làm món sinh tố cho bé thưởng thức.

6. Lá húng quế

Cho trẻ bị nhiệt miệng nhai 2-3 lá húng quế để làm giảm đau và làm dịu các vết loét trong miệng. Ngoài ra, lá húng quế còn có thể giúp điều trị ho, cảm lạnh, sốt… ở trẻ.

Trẻ dưới 1 tuổi không nên dùng lá húng quế.

7. Cam thảo

Cho một chút cam thảo vào nồi nước và đun sôi lên để tinh chất trong cam thảo thục ra nước. Sau đó lấy nước cho trẻ bị nhiệt miệng uống 4-5 lần/ngày để đem lại hiệu quả cao nhất. Nước cam thảo không nên dùng cho trẻ dưới 1 tuổi.

Mẹ cũng có thể làm hỗn hợp bột cam thảo với mật ong và bôi trực tiếp vào vết thương của con.

Khi nào nên đưa trẻ đi khám bác sĩ?

Thông thường, trẻ bị nhiệt miệng có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, bạn nên đưa con đến bác sĩ nếu có những dấu hiệu sau đây:

  • Giảm cân nhanh chóng
  • Đau ở vùng bụng
  • Sốt cao bất thường
  • Trong phân có lẫn máu hoặc chất nhầy
  • Viêm hoặc loét da xung quanh hậu môn. Một vài trường hợp, lở miệng là hậu quả gián tiếp của viêm loét dạ dày hoặc viêm ruột.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Cách trị đẹn cho trẻ sơ sinh hiệu quả cho bé ngủ ngon bú khỏe

Cách phòng nhiệt miệng ở trẻ em

Cách tốt nhất để phòng trẻ bị nhiệt miệng, trẻ bị lở miệng là tránh các hoạt động làm tổn thương niêm mạc miệng nhất là khi đánh răng hay ăn uống. Ngoài ra mẹ có thể nhắc trẻ thực hiện một số việc đơn giản sau:

  • Vệ sinh răng miệng mỗi ngày để tránh viêm nhiễm niêm mạc miệng, họng.
  • Tránh ăn uống quá khuya
  • Tập thói quen súc miệng nước muối ấm mỗi ngày
  • Hạn chế ăn đồ xào, cay nóng, nhiều dầu mỡ, uống nhiều nước
  • Súc miệng bằng nước muối ấm 3 lần/ngày

Trẻ bị nhiệt miệng không phải phải là bệnh lý nguy hiểm, chỉ cần mẹ kiên trì áp dụng cách chữa lở miệng thông dụng bé có thể tự khỏi mà không cần dùng thuốc. Một trong những phương pháp đề phòng nguy cơ bé bị lở miệng mà mẹ có thể phòng từ xa chính là chế độ dinh dưỡng hàng ngày, mẹ cần bổ sung các chất dinh dưỡng để cân bằng lượng nước cũng như các loại trái cây giàu Vitamin nhóm B, Vitamin C cho trẻ.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x