Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Trung Hiếu
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 26/06/2022

Trẻ bị nhiệt lưỡi, nguyên nhân và cách chữa trị tốt nhất tại nhà

Trẻ bị nhiệt lưỡi, nguyên nhân và cách chữa trị tốt nhất tại nhà
Hiện tượng trẻ bị nhiệt lưỡi xuất hiện phổ biến. Dù không phải là căn bệnh nguy hiểm nhưng ảnh hưởng đến sức khỏe bé qua chuyện ăn uống. Vì thế, cha mẹ cũng nên tìm hiểu thêm về triệu chứng, nguyên nhân và cách chữa trị kịp thời.

Mật ong, chè xanh, nước khế… là những phương pháp chữa trị trẻ bị nhiệt lưỡi giúp khỏi bệnh nhanh chóng. Và còn rất nhiều cách xử lý hiệu quả khác mà bố mẹ có thể ứng dụng ngay tại nhà mà không cần sử dụng thuốc. Hãy cùng khám phá thêm!

1. Hiện tượng trẻ bị nhiệt lưỡi là gì?

Trẻ bị nhiệt lưỡi là tình trạng bé có các vết loét nhỏ trên lưỡi và trong niêm mạc miệng. Tình trạng này gây ra cảm giác khó chịu cho bé yêu, đặc biệt trong việc ăn uống.

Các vết loét tròn nhỏ ở lưỡi của trẻ con gây đau rát, hôi miệng khô và lưỡi đỏ. Con nhà bạn có thể quấy khóc, biếng ăn, sốt… làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

2. Nguyên nhân bé bị nhiệt miệng lưỡi

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau làm cho bé bị nhiệt lưỡi:

  • Sâu răng, viêm tủy răng, chân răng.
  • Thiên thần nhỏ bị mệt mỏi, căng thẳng.
  • Gan bị suy yếu, tổn thương làm ứ đọng độc tố như asen, chì trong cơ thể. Những chất này tích tục ở niêm mạc, lưỡi làm viêm loét miệng lưỡi.
  • Thiếu chất dinh dưỡng như sắt, iron, B12, kẽm, vitamin B làm tái phát viêm loét miệng lưỡi.
  • Trẻ bị nhiễm khuẩn ái khí, kỵ khí hay nấm cộng sinh làm mất cân bằng sinh học, dẫn đến bị nhiệt ở lưỡi.

Trẻ bị nhiệt lưỡi
Trẻ bị nhiệt lưỡi thường quấy khóc, biếng ăn

3. Triệu chứng của trẻ bị nhiệt lưỡi

Với những trường hợp nhẹ, triệu chứng của trẻ bị nhiệt ở lưỡi:

  • Trẻ biếng ăn, quấy khóc do đau rát.
  • Sưng nướu răng, có thể chảy máu.
  • Nước dãi chảy nhiều.
  • Nhiều đốm trắng to 1-2mm xuất hiện trong niêm mạc miệng. Đốm trắng to dần khoảng 10mm, khá mọng nước, sau đó vỡ ra gây viêm loét trên bề mặt của lưỡi.

Với trường hợp nặng hơn, bé yêu sẽ bị sốt kèm nổi hạch ở cổ. Mẹ cần đưa bé đến thăm khám bác sĩ để tránh các biến chứng xấu hơn. Ngoài ra, nếu lưỡi trẻ có nhiều đốm trắng do nhiệt lưỡi; đây có thể là biểu hiện của bệnh tay chân miệng; mẹ lưu ý nhé.

4. Cách chữa trị trẻ bị nhiệt lưỡi ở nhà nhanh chóng

Hiện tượng trẻ bị nhiệt miệng lưỡi không quá nặng và có thể tự khỏi trong vòng 1-2 tuần. Tuy nhiên, trẻ bị nhiệt lưỡi sẽ khiến bé khó chịu, đau đớn cho con yêu. Vậy trẻ bị nhiệt lưỡi phải làm sao?

Dưới đây là một vài cách chữa trị đơn giản và hiệu quả:

4.1 Nước quả khế giúp xoa dịu trẻ bị nhiệt lưỡi

Đây là cách trị nhiệt lưỡi bằng nguyên liệu tự nhiên.

  • Mẹ xay nát 3 quả khế tươi.
  • Cho vào nồi đun sôi.
  • Khi nước sôi, mẹ cho thêm một ít đường phèn cho bé dễ uống.
  • Cho con yêu ngậm và nuốt từ từ nhiều lần trong ngày.

4.2 Rau ngót hoặc rau diếp cá

  • Mẹ xay nhuyễn lá rau ngót hoặc rau diếp cá rồi lọc lấy nước cốt
  • Cho thêm ít mật ong và hòa tan thật đều tay
  • Sau đó, mẹ bôi hỗn hợp này lên vùng da miệng, lưỡi có xuất hiện vết loét
  • Bôi trong vòng 3 ngày để thấy hiệu quả rõ rệt

Đây là một trong những cách trị lở lưỡi nhanh nhất được nhiều bố mẹ áp dụng.

4.3 Mật ong cho trẻ bị nhiệt lưỡi trên 1 tuổi

Chứa nhiều chất ức chế và khử trùng, mật ong được sử dụng để chữa trị hiện tượng trẻ bị nhiệt lưỡi.

Mẹ hãy cho con yêu ngậm mật ong, hoặc dùng bông thấm mật ong rồi bôi vào vùng miệng lưỡi bị loét. Lưu ý: Không dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi.

Trẻ bị nhiệt lưỡi 1
Mật ong giúp khử trùng, kháng viêm khi bé bị lở lưỡi

4.4 Chè xanh

Phát huy công dụng giảm viêm, sưng nhờ tính sát khuẩn cao. Mẹ dùng nước chè xanh để trẻ ngậm, súc miệng trong 3 phút, mỗi ngày 2 lần. Lưu ý, mẹ chỉ cho bé ngậm không nuốt.

4.5 Bột sắn dây

Mẹ pha bột sắn dây với nước hoặc nấu bột cho bé ăn dặm để giải nhiệt, giảm đau rát.

4.6 Nước ép cam, quýt

Trẻ bị nhiệt lưỡi 3

Các loại nước ép này chứa nhiều vitamin C, giúp tăng sức đề kháng của bé và giảm viêm hiệu quả. Mẹ có thể cho thiên thần nhỏ uống 1 ly mỗi ngày.

Cách này giúp giảm đau rát và giải nhiệt cho bé rất hiệu quả. Lưu ý không cho bé uống lúc đói bụng.

Bên cạnh những bài thuốc dân gian, mẹ cũng có thể mua một số loại thuốc tây để bôi vào vết loét ở vùng miệng, lưỡi. Cách này giúp hạn chế lây lan vết loét, kháng viêm, giải nhiệt cho trẻ.

Dưới chỉ định của dược sĩ, các loại gel hay thuốc này đều khá an toàn cho bé cưng. Tuy nhiên, nếu bé bị dị ứng, mẹ nên trình bày với dược sĩ để kiểm tra thành phần của thuốc.

Với các thông tin hữu ích trên, cha mẹ có thể dễ dàng chữa trị trẻ bị nhiệt lưỡi an toàn ngay tại nhà. Hy vọng bé yêu nhanh chóng phục hồi và ăn uống bình thường lại nhé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Mouth ulcers
https://raisingchildren.net.au/guides/a-z-health-reference/mouth-ulcers
Ngày truy cập: 26.06.2022

2. Mouth Ulcers
https://www.stlouischildrens.org/health-resources/symptom-checker/mouth-ulcers
Ngày truy cập: 26.06.2022

3. Mouth ulcers
https://www.nhs.uk/conditions/mouth-ulcers/
Ngày truy cập: 26.06.2022

4. Oral conditions – young children
https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/conditionsandtreatments/oral-conditions-young-children
Ngày truy cập: 26.06.2022

5. When Your Child Has Mouth Sores
https://www.fairview.org/patient-education/89369
Ngày truy cập: 26.06.2022

x