của bé
Trẻ bị ngạt mũi về đêm rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy không quá nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị sẽ dẫn đến bị thiếu ôxy, ảnh hưởng đến sức khỏe và vận động của trẻ.
Nội dung bài viết
Đặc biệt khi ngạt mũi vào ban đêm, trẻ có thể gặp những cơn ác mộng và khóc thét. Bệnh trẻ nhỏ này còn làm các bé tuổi tiểu học hay bị nhức đầu và không tập trung khi học tập. Bố mẹ cần nhận biết và xử trí khi trẻ bị ngạt tắc mũi.
Ngạt mũi về đêm là gì?
Nghẹt mũi là tình trạng khoang mũi bị tắc nghẽn do dịch nhầy ngăn bít, làm hẹp đường di chuyển của không khí khiến việc hít thở trở nên khó khăn.
Tình trạng này đặc biệt về đêm thường khiến trẻ cảm thấy khó chịu vì thở khó khăn và phải thở bằng miệng. Nghẹt mũi không làm bé bị chảy nước mũi nhưng trẻ gặp rắc rối khi ngủ và ăn uống.
Nguyên nhân trẻ bị ngạt mũi về đêm
Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, bệnh viện Nhi Đồng I (TP.HCM) cho biết, có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng nghẹt mũi về đêm ở trẻ nhỏ.
Đặc biệt là các lý do liên quan đến bệnh đường hô hấp. Bởi vậy, mẹ cần đặc biệt chú ý khi bé có các triệu chứng ngạt mũi. Trong đó việc ban ngày trẻ bị dị ứng với khói, bụi, lông thú vật cũng gây ra tình trạng nghẹt mũi ở trẻ nhỏ khi về đêm.

Trẻ bị ngạt mũi về đêm do nhiều nguyên nhân khác nhau
Cảm lạnh cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến bé bị nghẹt mũi. Trong trường hợp này bé sẽ thở khò khè đi kèm với đau họng, hắt hơi hoặc sốt nhẹ.
Bên cạnh đó, lớp niêm mạc ở mũi có tác dụng lọc sạch, làm ẩm không khí nếu không khí quá khô cũng sẽ khiến con yêu của bạn bị nghẹt mũi.
Cộng với điều kiện không khí khô, lạnh, mũi của con sẽ tiết chất nhầy nhiều hơn để làm ẩm không khí hít vào. Nếu bé bị nghẹt mũi do nhiễm khuẩn hay dị ứng thường bệnh chỉ kéo dài 2 – 3 ngày là khỏi.
Nhưng nếu bé bị nghẹt mũi do gặp các vấn đề liên quan đến hô hấp hay nhiễm khuẩn thứ cấp khiến dịch mũi đổi màu thì bệnh có thể kéo dài đến 2 tuần.

Vệ sinh hô hấp: Tuyệt chiêu phòng bệnh vặt cho bé Dạy con vệ sinh hô hấp chính là cách đơn giản nhưng hiệu quả nhất để hạn chế nguy cơ lây rất nhiều bệnh. Để con khỏe mạnh, phòng tránh các bệnh vặt thì bố mẹ nên dạy bé những nguyên tắc cơ bản nhất về vệ sinh hô hấp ngay từ khi còn nhỏ.
Trẻ bị ngạt mũi về đêm mẹ phải làm sao?
Để giúp bé thoát khỏi tình trạng trên, mẹ cần lưu ý những vấn đề sau:
Hút dịch và nhỏ mũi
Trước khi cho bé ngủ, mẹ cần hút sạch dịch mũi cho bé, để tránh bé khò khè lúc ngủ, ngủ không ngon giấc.
Theo bác sĩ Khanh, mẹ có thể sử dụng nước muối sinh lý Natri Clorid 0,9% để làm loãng dịch mũi kết hợp massage nhẹ nhàng hai bên mũi cho trẻ.
Sau đó đợi khoảng từ 30 giây đến 1 phút khi nước muối sinh lý đã thấm vào làm loãng dịch trong hốc mũi, dùng bóng hút, hút đờm nhớt và dịch mũi ra.
Xông hơi
Cha mẹ có thể xông hơi cho trẻ trước khi ngủ để bé cảm thấy thoải mái và ngủ ngon hơn. Cách làm đơn giản nhất là mẹ có thể sử dụng một chậu nước nóng, pha thêm 2 – 3 giọt tinh dầu để xông hơi cho trẻ.

HÚt mũi và xông hơi có thể giúp bé dễ chịu hơn
Những dịch đờm trong mũi họng của trẻ sẽ dễ dàng thoát ra nhờ được hít thở hơi nước nóng, giúp ngăn ngừa tình trạng nghẹt mũi về đêm cho trẻ. Lưu ý, không nên dung nước quá nóng, cho trẻ hít quá gần, quá lâu khiến trẻ bị ngộp.
Cho bé uống nước
Nếu bị nghẹt mũi khi ngủ, bé sẽ phải thở bằng miệng và điều này sẽ trẻ dễ bị mất nước. Do vậy, trước khi ngủ, cha mẹ nên chú ý bổ sung thêm nước lọc, nước ép trái cây… cho trẻ để hạn chế tình trạng trên.
Tuy nhiên, không nên cho bé uống quá nhiều nước, vì sẽ khiến bé hay đi tiểu vào ban đêm và làm ảnh hưởng đến giấc ngủ. Mẹ chỉ nên cho bé uống 1 cốc nước và nên uống trước khi ngủ khoảng 1 giờ nhé.
Cho trẻ uống nước sẽ giúp làm loãng đờm, tránh mất nước và giúp bé thấy dễ chịu hơn.

Nhận diện viêm đường hô hấp trên ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ Viêm đường hô hấp trên rất dễ xảy ra với trẻ nhỏ. Trung bình, mỗi bé có thể gặp tình trạng này từ 5 đến 8 lần trong 1 năm và dễ mắc bệnh trong mùa lạnh hoặc khi thời tiết chuyển mùa
Kê cao gối và day cánh mũi cho trẻ khi ngủ
Mỗi khi trẻ bị ngạt mũi về đêm, mẹ hãy kê cao gối của bé hơn thường ngày để bé dễ thở. Cùng với đó, mẹ nên dùng 2 mu bàn tay day day cánh mũi cho bé, bảo đảm bé sẽ dễ chịu hơn rất nhiều và từ đó sẽ ngủ ngon hơn.
Giữ môi trường phòng ngủ của trẻ sạch sẽ, thoáng mát
Không khí phòng ở ảnh hưởng đến rất nhiều đến sức khỏe của trẻ. Mẹ cần cố gắng giữ cho không khí trong phòng sạch thoáng, vệ sinh các chỗ khuất trong nhà thường xuyên để diệt nấm mốc.
Nếu sử dụng điều hòa thì mẹ không nên để quá lạnh, nếu sử dụng quạt thì không nên để quạt đứng yên một chỗ và quay trực tiếp vào mặt bé.

Mẹ cần giữ không khí trong sạch để hạn chế bệnh hô hấp cho trẻ
Mặc quần áo thoải mái cho trẻ khi ngủ
Khi đi ngủ, mẹ cho con mặc trang phục rộng, thoáng bằng vải cotton. Tuyệt đối không để con mặc áo ướt đi ngủ. Khi các bé ngủ hay có tật xấu là đạp chăn.
Vì thế, mẹ có thể khắc phục bằng cách cho con bằng cách dùng túi ngủ, cho bé mặc đồ ngủ liền quần hoặc đeo thêm 1 tấm yếm vào cổ con để giữ ấm.
Khi nào sử dụng kháng sinh cho trẻ?
Như trên đã nói, ngạt tắc mũi nói riêng và viêm mũi nói chung do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân do virut.
Do vậy, để tránh tình trạng kháng thuốc cũng như nâng cao khả năng miễn dịch cho trẻ, tránh cho trẻ như những tổn thương gan thận có thể xảy ra khi dùng kháng sinh thì các bậc cha mẹ nên cho trẻ đi khám để được kê đơn dùng thuốc đúng.
Trẻ bị ngạt mũi về đêm kéo dài sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của bé. Vì vậy mẹ nên đưa bé đi khám ngay nếu tình trạng ngạt mũi kéo dài 2 tuần không hết.
-
"Bắt bệnh" thông qua tình trạng táo bón ở trẻ emThông thường, táo bón ở trẻ em là cách cơ thể bé phản ứng với chế độ ăn uống không phù hợp. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, bé bị táo bón lại là "báo hiệu" của một bệnh lý nào đó. Mẹ nên lưu...
-
"Bắt mạch" 6 bệnh thường gặp ở trẻ emKhông một bà mẹ nào muốn con mình bị bệnh cả. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp bất khả kháng. Trong suốt một năm đầu tiên, một số bệnh xuất hiện quá thường xuyên đến nỗi gần như trở thành một phần tất...
-
"Giải cứu" mẹ khỏi 5 bệnh thường gặp khi mang thai, cập nhật ngay cẩm nang bà bầu cần biếtKhông chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ, sự phát triển của thai nhi cũng ít nhiều bị tác động nếu mẹ bầu lỡ mắc phải 5 loại bệnh thường gặp trong thai kỳ sau đây. Không cần hoang mang quá mức,...
MarryBaby Pregnancy Handbook 2017 đồng hành cùng mẹ bầu hiện đại trong suốt quá trình 40 tuần thai với nhiều thông tin hữu ích được cập nhật.
Lắng nghe những chuyện kể từ "bụng bầu"
-
Rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì? Những...Rạch tầng sinh môn là một thủ thuật phổ biến được bác sĩ dùng để hỗ trợ mẹ...
-
Sau sinh bao lâu thì được đánh răng?...Sau khi sinh, cơ thể phụ nữ thường rất yếu nên việc kiêng cữ đóng vai trò...
-
Sau sinh có được dùng điện thoại không?...Sau sinh, cơ thể người mẹ thường rất yếu. Vì thế, ưu tiên hàng đầu của...
-
Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh để con...Trẻ sơ sinh trò chuyện bằng cách bập bẹ, cười hoặc làm một số động tác đơn...
-
Bộ sưu tập 100 cách đặt tên con gái họ...Vợ chồng bạn vừa “sản xuất” được một cô công chúa xinh đẹp, nhưng chưa biết...
-
Màu sắc ảnh hưởng cảm xúc của bạn như...Nếu biết màu sắc ảnh hưởng cảm xúc, bạn sẽ có thể chủ động gây ảnh hưởng đến...
-
Sinh năm 2021 mệnh gì, tuổi con gì?Bạn có kế hoạch thêm thành viên cho gia đình trong năm mới này? Hãy xem thử...
-
Tử vi năm 2021: Bật mí may mắn của 12...Vận thế 12 con giáp trong tử vi năm 2021 có gì đáng quan tâm? Hãy cùng khám...
-
Tử vi năm 2021: 12 cung hoàng đạo đọc...Tử vi năm 2021 của 12 cung hoàng đạo có gì đặc biệt? Hãy cùng đi tìm từ khóa...
-
Bé 3 tuổi bị đột quỵ não, chuyện khó...Mới đây, hàng loạt nghệ sỹ nổi tiếng như Chí Tài, Vân Quang Long… vừa mất vì...
Chủ đề này chưa có bình luận, bạn hãy là người đầu tiên đóng góp ý kiến cho chủ đề này nhé!