của bé
Tiêu chảy cấp có thể "ghé nhà chơi" cùng bé bất cứ khi nào nhưng thời điểm mùa Hè là lúc bệnh dễ bùng phát thành dịch và tấn công mạnh mẽ nhất. Đây cũng là lúc cha mẹ dễ lơ là vì bé đang được nghỉ học mà!
Nội dung bài viết
Mùa Hè chính là thời điểm bệnh tiêu chảy cấp “viếng thăm” trẻ em dưới 5 tuổi nhiều nhất do hệ miễn dịch kém và dễ bị nhiễm khuẩn. Theo ghi nhận của UNICEF trên toàn thế giới, ước tính có khoảng 2.000 trẻ em dưới 5 tuổi tử vong mỗi ngày vì bệnh tiêu chảy. Ở Việt Nam, mỗi năm có khoảng 1.100 trẻ em dưới 5 tuổi tử vong do tiêu chảy.
Nguyên nhân tiêu chảy cấp
Trẻ bị tiêu chảy cấp khi đi tiêu phân lỏng trên 3 lần/ ngày và kéo dài không quá 14 ngày. Nếu trẻ bị tiêu chảy trên 14 ngày gọi là tiêu chảy kéo dài. Những trường hợp tiêu chảy xảy ra sớm ngay sau khi sinh và kéo dài thường được chuẩn đoán là tiêu chảy mãn tính.
Theo nghiên cứu 80% nguyên nhân gây bệnh là do vi-rút Rota gây ra. Còn lại là những trẻ bị tiêu chảy cấp do nhiễm trùng khuẩn như: E.Coli, tụ cầu tả, thương hàn.

Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách bệnh tiêu chảy cấp có thể gây nguy hiểm tính mạng
Tiêu chảy cấp được các cơ quan y tế xếp hạng là căn bệnh nguy hiểm đặc biệt với trẻ em. Nếu không được điều trị và chăm sóc kịp thời có thể dẫn tới tình trạnh suy dinh dưỡng, nặng hơn sẽ bị mất nước, gây tử vong.
Dấu hiệu nhận biết:
- Sốt cao đột ngột từ 39-40 độ C gây co giật
- Đi ngoài 10-15 lần/ ngày
- Phân lỏng, nhiều nước có mùi chua nhiều khi có nhầy máu
- Bé bị nôn trớ liên tục hoặc vài lần trong ngày
- Biếng ăn hơn hoặc bỏ ăn, uống nhiều nước, tiểu ít
- Có thể có các biểu hiện về viêm đường hô hấp như ho, chảy mũi, khám thấy viêm họng cấp, phát ban
Nhiễm trùng đường tiêu hóa kéo dài
Cũng nguy hiểm tương tự như tiểu chảy cấp, trẻ bị nhiễm trùng đường tiêu hóa kéo dài rất cần được thăm khám sớm. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do thành ruột của trẻ còn non yếu, mỏng, dễ bị vi rút tấn công cũng như gây tổn thương và nhiễm khuẩn cho đường ruột.
Trẻ sơ sinh và trẻ tuổi tập đi luôn hiếu động nên thường tiếp xúc với nhiều vật dụng chứa vi khuẩn rồi đưa vào miệng và dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Tình trạng nặng hơn là nhiễm khuẩn đường ruột.
Đôi khi nguyên nhân mắc bệnh có thể do trẻ thường xuyên tiếp xúc với các loại vật nuôi hay gia cầm… Bởi lẽ, vật nuôi và gia cầm thường mang nhiều ổ vi khuẩn trực tiếp gây bệnh liên quan đến đường tiêu hóa cho trẻ.
Tiêu chảy cấp cho bé ăn gì?
Đối với trẻ bị tiêu chảy hay tiêu chảy cấp việc đầu tiên là nhanh chóng bù nước và điện giải cho trẻ bị tiêu chảy bằng cách uống oresol với liều lượng như sau:
- Trẻ dưới 2 tuổi uống 50-100ml
- Trẻ từ 2 đến 10 tuổi uống 100-200ml
- Trẻ trên 10 tuổi uống theo nhu cầu
Lưu ý, số lượng dung dịch cần uống (ml) = cân nặng (kg) của trẻ x 75.
Với trẻ đang bú sữa mẹ thì tiếp tục cho trẻ bú và tăng số lần bú. Trẻ trên 6 tháng tuổi ngoài sữa mẹ và sữa thay thế cần cho trẻ ăn thêm nhiều lần và từng ít một các thức ăn giàu dinh dưỡng, ăn thêm 1 ít dầu mỡ để tăng thêm năng lượng cho khẩu phần ăn.
Thức ăn cần được nấu kĩ, mềm, nấu loãng hơn bình thường và cho ăn ngay sau khi nấu để đảm bảo vệ sinh giảm nguy cơ bội nhiễm. Cho trẻ ăn quả chín như chuối, cam, xoài, đu đủ, hồng xiêm…
Men tiêu hóa có chữa được táo bón, tiêu chảy?
Nhiều cha mẹ có thói quen cứ thấy con bị rối loạn tiêu hóa là dùng men tiêu hóa mà không hề biết rằng đây loại men này chỉ dùng khi trẻ kém hấp thu, biếng ăn và phải theo chỉ định của bác sĩ.
Khi trẻ bị phân sống hoặc tiêu chảy có đau bụng kèm theo, các trường hợp đại tiện phân có máu hoặc nôn ra máu tuyệt đối không cho bé uống men tiêu hóa.
Men vi sinh mới có công dụng làm giảm tỷ lệ mắc và giảm thời gian tiêu chảy ở trẻ em lẫn người lớn trong mọi trường hợp, giảm thiểu tác hại của tiêu chảy khi điều trị kháng sinh dài ngày, loại trừ và kìm hãm sự phát triển của những vi khuẩn có hại, tăng cường khả năng hấp thu của hệ tiêu hóa…
Có nên áp dụng các bài thuốc dân gian trị tiêu chảy cho trẻ?
Nếu trẻ mới chớm tiêu chảy mẹ có thể sử dụng gừng tươi nướng hoặc hồng xiêm xanh theo các bài thuốc dân gian để điều trị tại nhà cho bé nhưng khi đã bị tiêu chảy cấp kéo dài cần đưa tới các trung tâm y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị.
Để biết thêm nhiều thông tin thú vị mẹ có thể đón xem Livestream mỗi thứ 6 hàng tuần trên fanpage MarryBaby vào lúc 11h00. Buổi Livestream thứ 2 sẽ diễn ra vào ngày 29-6-2018 với chủ đề “Chào hè, chào “anh” tiêu chảy cấp”, Giao lưu cùng Bác Sĩ Trần Thị Tú Hằng.
MINI GAME – QUÀ TẶNG HẤP DẪN DO PHÒNG KHÁM CAREPLUS TÀI TRỢ
Câu hỏi hay và may mắn nhất sẽ được bác sĩ chọn để tặng quà gồm:
|
-
Vì sao cần cung cấp đủ kali cho trẻ?Kali là dưỡng chất quan trọng để duy trì sự cân bằng dịch của cơ thể cũng như duy trì mức huyết áp tối ưu và giúp cho cơ bắp co bóp.Tuy nhiên, theo thống kê, hiện nay trẻ chỉ nhận thấp hơn 60%...
-
"Bắt bệnh" thông qua tình trạng táo bón ở trẻ emThông thường, táo bón ở trẻ em là cách cơ thể bé phản ứng với chế độ ăn uống không phù hợp. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, bé bị táo bón lại là "báo hiệu" của một bệnh lý nào đó. Mẹ nên lưu...
-
"Bắt mạch" 6 bệnh thường gặp ở trẻ emKhông một bà mẹ nào muốn con mình bị bệnh cả. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp bất khả kháng. Trong suốt một năm đầu tiên, một số bệnh xuất hiện quá thường xuyên đến nỗi gần như trở thành một phần tất...
MarryBaby Pregnancy Handbook 2017 đồng hành cùng mẹ bầu hiện đại trong suốt quá trình 40 tuần thai với nhiều thông tin hữu ích được cập nhật.
Lắng nghe những chuyện kể từ "bụng bầu"
-
Rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì? Những...Rạch tầng sinh môn là một thủ thuật phổ biến được bác sĩ dùng để hỗ trợ mẹ...
-
Sau sinh bao lâu thì được đánh răng?...Sau khi sinh, cơ thể phụ nữ thường rất yếu nên việc kiêng cữ đóng vai trò...
-
Sau sinh có được dùng điện thoại không?...Sau sinh, cơ thể người mẹ thường rất yếu. Vì thế, ưu tiên hàng đầu của...
-
Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh để con...Trẻ sơ sinh trò chuyện bằng cách bập bẹ, cười hoặc làm một số động tác đơn...
-
Bộ sưu tập 100 cách đặt tên con gái họ...Vợ chồng bạn vừa “sản xuất” được một cô công chúa xinh đẹp, nhưng chưa biết...
-
Màu sắc ảnh hưởng cảm xúc của bạn như...Nếu biết màu sắc ảnh hưởng cảm xúc, bạn sẽ có thể chủ động gây ảnh hưởng đến...
-
Sinh năm 2021 mệnh gì, tuổi con gì?Bạn có kế hoạch thêm thành viên cho gia đình trong năm mới này? Hãy xem thử...
-
Tử vi năm 2021: Bật mí may mắn của 12...Vận thế 12 con giáp trong tử vi năm 2021 có gì đáng quan tâm? Hãy cùng khám...
-
Tử vi năm 2021: 12 cung hoàng đạo đọc...Tử vi năm 2021 của 12 cung hoàng đạo có gì đặc biệt? Hãy cùng đi tìm từ khóa...
-
Bé 3 tuổi bị đột quỵ não, chuyện khó...Mới đây, hàng loạt nghệ sỹ nổi tiếng như Chí Tài, Vân Quang Long… vừa mất vì...
Hoai Nguyen
Chia sẻ rất hữu ích, cám ơn.
Nắng Mùa Thu
Tiêu chảy cấp là bệnh khá thường gặp ở trẻ trong mùa hè, các mẹ nhớ theo dõi buổi giao lưu để biết cách phòng chống bệnh nha