của bé
Say nắng là phản ứng của cơ thể trẻ khi bị ánh nắng tác động trực tiếp lên đầu khi học tập, luyện tập thể lực liên tục trong môi trường nóng bức, nhiệt độ cao dẫn đến tình trạng cơ thể mệt mỏi, uể oải kèm theo một loạt các triệu chứng khác như buồn nôn, mờ mắt, mặt mũi đỏ gay, hơi thở gấp gáp...
Nội dung bài viết
Thời tiết mùa hè đôi khi nhiệt độ ngoài trời có thể lên tới 40 – 42 độ C. Ánh nắng gay gắt cùng sự oi bức đi kèm là nguyên nhân chính khiến cho trẻ dễ mắc bệnh say nắng. Căn bệnh này cũng tiềm tàng nguy cơ đe dọa sức khỏe, thậm chí là ảnh hưởng tới tính mạng trẻ.
Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết
Trẻ em là đối tượng hiếu động vì vậy các hoạt động ngoài trời mùa hè thường thu hút trẻ. Theo các bác sĩ chuyên khoa nhi, nguyên nhân dẫn tới hiện tượng say nắng, say nóng là do khi hoạt động liên tục dưới tiết trời nắng nóng, tia nắng chiếu thẳng vào vùng cổ gáy của trẻ dẫn đến trung tâm điều hòa thân nhiệt cơ thể bị chấn động làm rối loạn điều hòa thân nhiệt.

Những hoạt động ngoài trời mùa hè thường có sức hấp dẫn với trẻ
Với những người trưởng thành, cơ thể có khả năng điều hòa thân nhiệt và sức chịu đựng tốt nhưng với trẻ em thì khả năng đề kháng kém hơn nhiều nên dễ bị nguy hiểm hơn. Đồng thời, do hệ thống miễn dịch yếu, ở trẻ một số bộ phận chức năng của chưa phát triển hoàn chỉnh nên khi tiếp xúc với nhiệt độ cao ngoài trời, cơ thể trẻ không thể điều hòa thân nhiệt kịp thời.
Một số dấu hiện nhận biết trẻ bị cảm nắng: Da ứng đỏ, không đổ mồ hôi, sốt cao trên 40 độ C. Không sơ cứu kịp thời sẽ dẫn tới co giật, động kinh, cuối cùng là ngất, hôn mê, tử vong.
Sơ cứu nhanh
Ngay khi phát hiện ra trẻ có dấu biệt bị say nắng, cần xử trí nhanh như sau:
- Sử dụng nhiệt kế để do nhiệt độ cơ thể của trẻ, tìm cách hạ nhiệt độ xuống còn khoảng 38,5 độ C.
- Giảm thân nhiệt cho trẻ: Chuyển trẻ vào chỗ mát, thoáng gió, cởi bỏ bớt quần áo sau đó dùng khăn ướt lau mát cho bé. Pha nhanh một ly nước lạnh có chút muối, cứ 15 phút giúp trẻ uống một lần. Sau đó sử dụng nước đá chườm lạnh ở các vị trí như nách, bẹn và cổ.
- Không cho trẻ uống thuốc hạ sốt như Ibuprofen hoặc acetaminophen vì các loại thuốc này không có tác dụng với trẻ bị say nắng.
- Nếu trẻ bị hôn mê không uống được nước, sốt cao liên tục, có thể nhúng ngay trẻ vào nươc lạnh để cứu sống bé. Tiếp đến, nhanh chóng chuyển đến cơ sở y tế gần nhất. Lưu ý trong quá trình vận chuyển thường xuyên chườm mát.
- Trường hợp trẻ bị co giật phải dùng các thuốc chống co giật.
Phòng tránh say nắng
Khi nhiệt độ ngoài trời quá cao, tốt nhất hãy cho trẻ ở trong nhà hoặc mội trường mát mẻ. Nếu bắt buộc phải đi ra ngoài, cần dự phòng cảm nắng cho trẻ theo một vài gợi ý sau:
- Mặc quần áo rộng, nhẹ, thoáng mát, tránh màu đen, đội mũ rộng vành kết hợp sử dụng kem chống nắng dành cho trẻ em.
- Cho trẻ uống nhiều nước để tránh mất nước. Nên chuẩn bị bình nước mang theo cho trẻ khi ra ngoài và nhắc trẻ nên uống nước thường xuyên. Nếu trẻ tham gia các hoạt động thể thao có thể bổ sung đồ uống thể thao giàu chất điện giải trong các đợt nóng.

Khi quyết định cho trẻ tham gia các trò chơi, bạn nên theo dõi tình hình thời tiết sớm
- Theo dõi dự báo thời tiết, nếu nhiệt độ ngoài trời quá cao, và cùng với đó là lịch hoạt động của trẻ tần suất quá 60 phút có thể hủy bỏ chương trình và cho trẻ tham gia lại vào dịp khác.
- Nếu nhà không có điều hòa hoặc sống ở khu nhà quá nóng bức, khoảng thời gian từ 10h -15h hàng ngày hãy đưa trẻ tới nơi công cộng có điều hoa không khí hoặc công viên râm mát.
>> Các mẹ đừng quên cho trẻ ăn cả các loại trái cây giải nhiệt ngày nóng
Ngoài ra, với các trẻ thường bị say nắng nhưng có tiền sử bệnh gan, tim hoặc động kinh – những bệnh hạn chế uống nước – nên khi tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tăng lượng nước hàng ngày của trẻ.

Vùng kín có mùi hôi khi mang thai: Dấu hiệu bệnh mẹ chớ bỏ qua! Vùng kín có mùi hôi khi mang thai thường khiến mẹ bầu lo lắng, mất tự tin vì cảm giác khó chịu cùng những nguy cơ đối với thai nhi. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này và cách khắc phục thế nào?
Đối với bé, đồ chơi là một phần không thể thiếu trong hành trình khám phá thế giới. Khi bé đã biết kiểm soát sự chuyển động của tay và chân, khả năng lắng nghe và quan sát, mẹ nên hỗ trợ bé phát triển bằng cách đầu tư vào những món đồ chơi cho trẻ sơ sinh thích hợp.
Đồ chơi phát triển trí tuệ cho bé 1 tuổi
-
Bé sơ sinh cần được bổ sung canxi đúng cáchCanxi đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ sơ sinh. Thiếu...
-
Miền Bắc rét đậm đến Tết Nguyên đán,...Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia thông tin, từ nay đến Tết...
-
"Cứu nguy" cho mẹ bị bệnh trĩ khi mang thaiThông thường, khi mang thai thường có tình trạng bà bầu bị trĩ, đặc biệt...
-
Thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu3 tháng đầu thai kỳ là thời gian dễ xảy ra các tai biến nhất, do đó, mẹ bầu...
-
Sinh mổ lần 2 có nên chờ chuyển dạ?Không ít mẹ thắc mắc sinh mổ lần 2 có nên chờ chuyển dạ, hay cứ chọn ngày mổ...
-
Trịnh Gia Dĩnh và vợ hoa hậu vừa đón...Trang On đưa tin vào ngày 15-2 vừa qua, diễn viên Trịnh Gia Dĩnh có con trai...
-
Phát hiện một ca sinh 7 hiếm gặp ở IraqTheo Healthmedicinet, đây là trường hợp sinh 7 đầu tiên của Iraq, vừa xảy ra...
-
Lạ: Mổ bắt thai nhi ở tháng thứ 7, phẫu...Một bà mẹ người Anh mang thai tháng thứ 7 được các bác sĩ phẫu thuật lấy...
-
Jessica Simpson và những sự cố dở khóc...Jessica Simpson mang thai lần 3 ở tuổi 38 và đối diện với nguy cơ tăng cân...
-
Đạo diễn Đức Thịnh đón vợ con xuất viện...Trong khi những lùm xùm xung quanh bộ phim "Trạng Quỳnh" chưa hạ nhiệt, hôm...
Chủ đề này chưa có bình luận, bạn hãy là người đầu tiên đóng góp ý kiến cho chủ đề này nhé!