của bé
Sau khi đã có đầy đủ những thông tin nhận biết liệu con bạn có mắc hội chứng rối loạn tăng động giảm chú ý hay không, việc tiếp theo là bạn cần đưa trẻ đi chẩn đoán và đánh giá từ các chuyên gia. Nhưng không chỉ có vậy, bạn còn phải tham gia vào các buổi chẩn đoán và điều trị cho trẻ một cách sát sao.
Các hướng điều trị
Các hướng chữa trị thường bao gồm không chỉ là dùng thuốc. Đây là một thực tế rất thường bị bỏ qua khi ADD được tranh luận phổ biến trên báo chí. Môi trường giáo dục thuận lợi cho việc học cũng quan trọng như điều trị y tế. Điều này thường có liên quan nhiều đến cấu trúc và chương trình giáo dục đặc biệt một cách thường xuyên và một lớp học nhỏ hơn. Phụ huynh phải được đưa vào chương trình điều trị bằng cách cơ cấu cuộc sống ở nhà một cách khác biệt và giáo dục bản thân họ và gia đình về ADD. Đôi khi hình thức lấy ý kiến cũng có lợi. Đối với nhiều trẻ, chỉ cần can thiệp cơ cấu và thái độ hành vi là đủ, không cần điều trị bằng thuốc. Cũng không được điều trị cho trẻ chỉ bằng thuốc mà không có những can thiệp khác.
Kê thuốc
Khi có dấu hiệu cần điều trị bằng thuốc, methylphenidate, hoặc “Ritalin®” thường được thử đầu tiên. Mặc dù có tác dụng như chất kích thích với hầu hết chúng ta, Ritalin® lại có tác dụng ngược lại đối với những trẻ bị ADD, làm dịu tinh thần và giúp trẻ tập trung tốt hơn đối với phần lớn trẻ. Thống kê cho thấy 80% trẻ bị ADD được điều trị bằng Ritalin®, và 85% số trẻ này đều có tác dụng tích cực ngắn hạn. Một nghiên cứu gần đây cho thấy ước tính khoảng 3 triệu trẻ em bị chứng thiếu tập trung (ADD) đều được kê toa Ritalin®, gấp đôi con số năm 1990. Một liều thông dụng của Ritalin® là từ 5 đến 40 miligram mỗi ngày, chia làm 2 hoặc 3 cữ. Ritalin® có tác dụng nhanh, nhưng chỉ duy trì hiệu quả trong khoảng 4 tiếng, vì thế nên nhiều trẻ uống một liều vào buổi ăn sáng cho hiệu quả tốt lúc 10g sáng, nhưng cần thêm một liều thứ hai vào buổi trưa. Tác dụng phụ lớn nhất của Ritalin® là ức chế sự thèm ăn, do vậy cần phải giám sát chặt chẽ sự phát triển của trẻ khi cho dùng thuốc.
Cuối cùng…
Thống kê cho thấy con số chẩn đoán ADD đã tăng lên. Số lượng được kê toa methylphenidate, một loại thuốc điều trị từ năm 1937, đã tăng gấp ba trong vòng bảy năm qua. Tuy vậy điều này vẫn chưa rõ là do có sự gia tăng bệnh nhân ADD thật sự hay nhận thức đã cao hơn khiến dẫn tới việc chẩn đoán cũng tăng theo. Những gì mà bậc cha mẹ có thể làm để bảo vệ trẻ khỏi việc bị chẩn đoán quá đà là bảo đảm các chỉ dẫn chính xác phải được thực thi. Việc chẩn đoán chỉ nên được thực hiện khi thỏa điều kiện như mô tả trong DSM 3 (diagnostic and statistical manual of mental disorders – sách chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần). Phụ huynh cũng cần thận trọng hơn khi trẻ dưới 5 tuổi được chẩn đoán là bị ADD. Ngộ độc chì và các rối loạn ngôn ngữ nên luôn luôn được xem xét trước và nhất thiết phải có đánh giá sự phát triển toàn diện. Trị liệu bằng thuốc với nhóm tuổi này thường không có tác dụng lâu và dễ bị nhiều tác dụng phụ.
Về ngắn hạn, ngoài việc quản lý thái độ hành vị và giáo dục, việc sử dụng thuốc phù hợp còn có thể cải thiện hành vi cho khoảng 90% trẻ. Trải nghiệm nhà trường tốt hơn và sự thành công trong việc học mang lại sự tự tin và lòng tự trọng cao hơn. Khi xét khía cạnh này, tình trạng này được cho là “có thể chữa trị được”. Tuy vậy y học chưa chứng minh được hiệu quả mang tính lâu dài của thuốc. ADD là tình trạng lặp đi lặp lại, làm thay đổi tình cảnh và sự phát triển của trẻ, thế nên việc điều trị cần phải được đánh giá lại. Chính vì vậy mà việc định kỳ ngừng thuốc khi điều trị đối với hầu hết trẻ để đánh giá những nhu cầu thay đổi của trẻ là điều cần thiết.
Chúng ta có đang làm hại con mình không?
Đây không phải là câu hỏi dễ trả lời. Việc chẩn đoán và điệu trị trẻ một cách chính xác có thể giúp ích rất nhiều. Nhưng chẩn đoán nhầm có thể dẫn đến rủi ro khiến trẻ nhận phải sự điều trị không phù hợp và gây sai sót trong phân loại nhóm bệnh. Bậc cha mẹ, với vai trò là người bảo hộ cho trẻ, nên bảo đảm quá trình chẩn đoán tuân thủ các tiêu chuẩn đã được chấp nhận. Phụ huynh cũng nên tham gia tích cực trong các nỗ lực quản lý thái độ hành vi và giáo dục, yêu cầu định kỳ đánh giá lại phương pháp điều trị và đừng bao giờ e ngại đặt câu hỏi và đưa ra ý kiến của mình. Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) và Viện Hàn lâm tân thần học trẻ em và trẻ vị thành niên Hoa Kỳ (AACAP) không đưa ra hướng dẫn nào trong việc chẩn đoán trẻ dưới 6 tuổi. Dù vậy, tạp chí của hiệp hội y học Hoa Kỳ (JAMA) đã có báo cáo vào tháng 2/2000, cho thấy lượng thuốc gây tác động đến tâm thần đã được kê toa cho trẻ từ 2 đến 4 tuổi tăng gấp 3 lần tính từ năm 1991 đến 1995. Bậc phụ huynh phải không đồng ý cho bác sĩ chẩn đoán ADHD hoặc ADD và kê toa các loại thuốc điều chỉnh tâm thần cho trẻ chập chững đi. Trên hết, mặc dù các bác sĩ có thể là những chuyên gia về ADD, nhưng không ai rành rẽ một đứa trẻ hơn cha mẹ bé.
Linh Lan
Hỏi đáp cùng chuyên gia, Trải nghiệm lớp tiền sản, Quà tặng thành viên mới và rất nhiều những quyền lợi đặc biệt khác khi đăng ký tại MarryBaby.


Quay số may mắn – Rinh quà bếp xinh tháng 4 Quay số may mắn – Rinh quà bếp xinh tháng 4 mang đến cho bạn cơ hội nhận được rất nhiều sản phẩm thiết thực.
-
Hội chứng thiếu tập trung ở trẻ. Bài 1: Nhận biếtRối loạn tăng động giảm chú ý là một trong những rối loạn phát triển thường gặp ở trẻ nhưng rất dễ bị bỏ qua do sự chủ quan từ gia đình. Căn bệnh không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng...
-
8 thói quen xấu khiến bé dễ mang bệnh (P.1)Trẻ sẽ rất dễ rước bệnh vào thân do những thói quen tưởng chừng như bình thường này.
-
8 thói quen xấu khiến bé dễ mang bệnh (P.2)Trẻ sẽ rất dễ rước bệnh vào thân do những thói quen tưởng chừng như bình thường này.
-
Kiến thức căn bản về bệnh tay chân miệng cha mẹ cần biếtTrẻ bị bệnh tay chân miệng thường rất biếng ăn, thậm chí có thể bỏ ăn do các vết loét trong niêm mạc miệng gây đau. Ngoài ra, bệnh tay chân miệng dễ bị nhầm lẫn với các bệnh thông thường khác như...
-
Giúp mẹ phòng ngừa bệnh đau mắt đỏ cho béNgười bị đau mắt đỏ có thể lây bệnh cho người khác ngay cả khi đang trong thời kỳ ủ bệnh, chưa có dấu hiệu nhiễm bệnh rõ ràng. Dù bệnh nhân đã khỏi nhưng vẫn có thể lây cho người khác trong vòng...
Rôm sảy thường xuất hiện vào những ngày oi bức làm cho làn da bé yêu trở nên sần sùi. Bị rôm sảy, con cũng vô cùng khó chịu vì cảm giác ngứa ngáy. \"Bỏ túi\" ngay những cách trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh dưới đây để làn da con luôn mát mẻ, khỏe mạnh, mẹ nhé!
Loạt mẹo dân gian trị rôm sảy hiệu quả
-
lina
-
cắt tóc máu cho thỏ
-
Anh Anh Trương
-
Cuối tuần của 2 anh em
-
Minh Thư 18 tháng tuổi
-
Cục vàng !!!
-
cô bé màu hồng
-
Ớt ăn khoai lang
-
Mùa xuân của mẹ
-
Buổi dã ngoại lý thú
-
Pony bé nhỏ ❤️❤️❤️
-
Bé Du Xuân Mậu Tuất
-
Ngắm cảnh
-
Xuân An Nhiên
-
Cô Ba vui tết
Được quan tâm nhất
-
Cách rặn đẻ: Đẻ thường khác đẻ không đauKhi nghĩ về chuyện sinh đẻ, hầu hết các mẹ bầu đều lo lắng về cảm giác đau...
-
Đau đầu khi mang thai: Không chữa không...Đau đầu khi mang thai nếu không cải thiện, về lâu về dài có thể gây ra những...
-
Cách cho con bú: Là bản năng đó nhưng...Cách cho con bú không hẳn là một việc khó, nhưng với người lần đầu làm mẹ,...
-
Bệnh mùa hè: Cẩn thận với thủy đậuNguy cơ mắc bệnh thủy đậu ở trẻ sơ sinh tuy hiếm, nhưng mẹ cũng nên cẩn...
-
Đặt tên con gái năm 2018 mang lại đại...Tử vi xem rằng nếu đặt tên con gái sinh năm 2018 hợp phong thủy tức là bố mẹ...
Thành viên nổi bật trong tuần
-
Ca sĩ Thủy Tiên: Không dám khoe con vì...Kể từ khi chào đời đến nay, Bánh Gạo luôn được Công Vinh và Thủy Tiên giấu...
-
Mang thai mùa hè, nóng thì nóng đó...Có nhiều mẹ than rằng: “Mùa hè đã nóng nực mà còn vác thêm cái bụng bầu chán...
-
Cứ bình tĩnh mà chăm con... bình tĩnh...Làm mẹ bỉm sữa thời đại mà, chăm con cứ phải bình tĩnh, sốt xình xịch là...
-
Bi Rain chi mạnh để Kim Tae Hee được...Ngay sau khi sinh con gái đầu lòng, hai mẹ con Kim Tae Hee đã được ông xã Bi...
-
Chăm con hoàn hảo: Kế hoạch... rất khả thiCuộc sống càng bận rộn, mẹ càng ít có thời gian chăm sóc con cái hơn. Làm...
Khi đã nghi ngờ con bị bệnh này,cha mẹ hãy nên phối hợp với bác sĩ để chữa trị cho con tốt hơn