của bé
Hội chứng ruột kích thích khiến trẻ thường xuyên bị đau bụng âm ỉ, đầy hơi, táo bón hoặc tiêu chảy mà không rõ nguyên nhân… gây khó chịu cả về thể chất và tâm lý cho trẻ.
Nội dung bài viết
Nguyên nhân gây ra hội chứng ruột kích thích vẫn chưa được xác định cụ thể và cũng chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu, nhưng để điều trị dứt điểm không hề dễ dàng.

Hội chứng ruột kích thích không nguy hiểm nhưng gây ảnh hưởng đến vấn đề ăn uống của trẻ
Hội chứng ruột kích thích là gì?
Ruột kích thích là một bệnh lý lành tính do những rối loạn hoạt động chức năng của ruột già. Tuy chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác dẫn đến bệnh lý này, nhưng các nhà nghiên cứu y học cho rằng, hội chứng này có thể là do các cơn co thắt cơ bất thường ở ruột già, làm xuất hiện cơn đau, cứng bụng cùng những triệu chứng rối loạn tiêu hóa khác.
Thông thường, trẻ mắc hội chứng này dễ đi kèm với các biểu hiện căng thẳng, lo âu, thậm chí là trầm cảm.
Triệu chứng ruột kích thích
Khi mắc phải chứng ruột kích thích, trẻ có thể đối diện với vấn đề rối loạn tiêu hóa với các biểu hiện như đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy, táo bón, cảm giác đi cầu không hết phân… Bên cạnh đó, trẻ có thể có thêm những dấu hiệu khác như sút ký, lười ăn, thiếu máu…
Mặc dù gây ra nhiều rắc rối cho đường tiêu hóa nhưng hội chứng này hoàn toàn không gây hại đến đường ruột của trẻ, không gây chảy máu hay bất cứ bệnh lý nào về đường ruột.
Dẫu vậy, mỗi khi những biểu hiện này ghé thăm, trẻ cũng sẽ cảm thấy khó chịu, bứt rứt. Ảnh hưởng đến sinh hoạt, thể chất và tâm lý của trẻ.
Thực tế cho thấy điều trị dứt điểm bệnh không phải là vấn đề đơn giản, chủ yếu vẫn là làm giảm triệu chứng. Đáng chú ý hơn, hiện nay, việc chẩn đoán ruột kích thích cho trẻ chủ yếu là qua những triệu chứng và lời kể của cha mẹ mà không có xét nghiệm nào để xác định chính xác bệnh.
Vì vậy, cha mẹ cần quan sát và nắm thật chính xác từng triệu chứng của con để bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh nhanh chóng nhé!
Điều trị hội chứng ruột kích thích
Lời khuyên tốt nhất dành cho cha mẹ là nên phối hợp nhiều phương pháp mới có thể đạt được hiệu quả cao nhất. Trong đó, việc thay đổi lối sống với chế độ ăn giàu chất xơ được đánh giá là cách đơn giản mà có lợi cho sức khỏe của trẻ.
Về thuốc điều trị
Trẻ sẽ phải dùng kết hợp nhiều loại thuốc, tùy thuộc vào triệu chứng mà trẻ đang gặp phải như thuốc chống co thắt, chống táo bón, chống tiêu chảy, nhuận tràng, men tiêu hóa… Đáng chú ý, hiện chưa có một phác đồ tiêu chuẩn áp dụng điều trị chung cho những trẻ mắc hội chứng ruột kích thích. Do đó, mẹ không nên tự ý cho trẻ uống thuốc mà nên đi khám và tuân theo sự chỉ định riêng của bác sĩ chuyên khoa.
Về chế độ ăn uống

Tăng cường cho trẻ ăn nhiều rau xanh, trái cây mềm để hỗ trợ làm giảm triệu chứng
Trẻ bị hội chứng kích thích ruột cần có một chế độ ăn uống khoa học. Trong đó, mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn thực phẩm chứa nhiều chất béo. Khẩu phần ăn giàu chất béo sẽ bắt đại tràng hoạt động, co thắt mạnh hơn, gây đau chuột rút và tiêu chảy.
Mẹ cũng không nên cho trẻ uống các đồ uống có ga, và các loại rau củ như cải bắp, súp lơ, bông cải xanh… vì chúng dễ tạo khí, làm trẻ bị đầy hơi, chướng bụng.
Đặc biệt, mẹ cần bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ trong bữa ăn cho trẻ như ngũ cốc, các loại đậu, trái cây tươi và rau củ quả. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chất xơ làm giảm triệu chứng của hội chứng kích thích ruột rất hiệu quả, nhất là vấn đề táo bón.
Về chế độ sinh hoạt
Mẹ hãy cho trẻ vui chơi, vận động nhiều hơn. Không để trẻ bị căng thẳng do học tập, hoặc ăn uống… bởi lẽ căng thẳng có thể khiến các triệu chứng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Khi được thư giãn, giảm áp lực, tinh thần trẻ thoải mái hơn, giúp kích thích các cơn co thắt của ruột già hoạt động bình thường trở lại.
Hội chứng ruột kích thích là tình trạng thường gặp về đường ruột ở trẻ nhỏ, sau viêm dạ dày. Do đó, mẹ hãy trang bị sẵn sàng những kiến thức cần thiết, giúp trẻ đối phó với tình trạng ruột kích thích nhẹ nhàng.
MarryBaby Pregnancy Handbook 2017 đồng hành cùng mẹ bầu hiện đại trong suốt quá trình 40 tuần thai với nhiều thông tin hữu ích được cập nhật.
Lắng nghe những chuyện kể từ "bụng bầu"
-
Rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì? Những...Rạch tầng sinh môn là một thủ thuật phổ biến được bác sĩ dùng để hỗ trợ mẹ...
-
Sau sinh bao lâu thì được đánh răng?...Sau khi sinh, cơ thể phụ nữ thường rất yếu nên việc kiêng cữ đóng vai trò...
-
Sau sinh có được dùng điện thoại không?...Sau sinh, cơ thể người mẹ thường rất yếu. Vì thế, ưu tiên hàng đầu của...
-
Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh để con...Trẻ sơ sinh trò chuyện bằng cách bập bẹ, cười hoặc làm một số động tác đơn...
-
Bộ sưu tập 100 cách đặt tên con gái họ...Vợ chồng bạn vừa “sản xuất” được một cô công chúa xinh đẹp, nhưng chưa biết...
-
Màu sắc ảnh hưởng cảm xúc của bạn như...Nếu biết màu sắc ảnh hưởng cảm xúc, bạn sẽ có thể chủ động gây ảnh hưởng đến...
-
Sinh năm 2021 mệnh gì, tuổi con gì?Bạn có kế hoạch thêm thành viên cho gia đình trong năm mới này? Hãy xem thử...
-
Tử vi năm 2021: Bật mí may mắn của 12...Vận thế 12 con giáp trong tử vi năm 2021 có gì đáng quan tâm? Hãy cùng khám...
-
Tử vi năm 2021: 12 cung hoàng đạo đọc...Tử vi năm 2021 của 12 cung hoàng đạo có gì đặc biệt? Hãy cùng đi tìm từ khóa...
-
Bé 3 tuổi bị đột quỵ não, chuyện khó...Mới đây, hàng loạt nghệ sỹ nổi tiếng như Chí Tài, Vân Quang Long… vừa mất vì...
Chủ đề này chưa có bình luận, bạn hãy là người đầu tiên đóng góp ý kiến cho chủ đề này nhé!