của bé
Nếu vô tình nhìn thấy một bé với vành tai nhỏ hoặc tai hơi bất thuờng, bạn cũng đừng quá ngạc nhiên nhé! Đó có thể là do hội chứng biến dạng tai ở trẻ em. Bệnh này rất hiếm gặp. Trong khoảng 6.000-12.000 bé sinh ra chỉ có 1 trường hợp bị mắc hội chứng này. Đặc biệt, nguy cơ mắc bệnh của các bé trai thường cao hơn nhiều so với các bé gái
Mẹ Nguyễn Thanh Tâm (28 tuổi, TP.HCM) chia sẻ: “Con gái mình sinh ra với bên tai trái bị biến dạng và mình chưa bao giờ biết chính xác tên gọi của căn bệnh này là gì. Nhiều người nói là do bé nhà mình nằm nghiêng về phía bên trái trong suốt thời gian nằm trong bụng mẹ nên tai bên trái của con phát triển không được bình thuờng.”
Với một căn bệnh hiếm như vậy, việc không đủ kiến thức về nó cũng không có gì đáng ngạc nhiên. Tuy nhiên, MarryBaby nghĩ, các mẹ vẫn nên trang bị cho mình một vài thông tin về hội chứng này. Biết nhiều cũng không có gì không tốt đúng không nào?

Có nhiều mức độ biến dạng khác nhau
1/ Hội chứng biến dạng tai là gì?
Biếng dạng tai là một dị tật bẩm sinh, ảnh hưởng đến vành tai ngoài, nơi không phát triển đầy đủ trong 3 tháng đầu thai kỳ. Hội chứng biến dạng tai xuất hiện với nhiều mức độ khác nhau. Trong khi một vài bé có tai nhỏ hơn bình thường một chút nhưng vẫn giữ nguyên chức năng bình thường, một vài bé khác mất hẳn một nửa tai cùng với một nửa chức năng nghe bình thường. Thậm chí, có bé mất tai hoàn toàn và mất luôn khả năng nghe.
2/ Nguyên nhân
Nguyên nhân có thể là do lượng máu cung cấp cho cơ thể giảm đột ngột, làm cho tai bé không được cung cấp đủ máu và không phát triển toàn diện. Một nghiên cứu khác đưa ra giả thiết về ảnh hưởng của thuốc trong quá trình mang thai của mẹ. Cũng có người đưa ra mối liên quan giữa biến dạng tai và một số dị tật bẩm sinh khác như sứt môi, hở hàm ếch. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác.
3/ Cách điều trị
Phẫu thuật thẩm mỹ chỉnh hình có thể giúp bé có một đôi tai bình thuờng. Bác sĩ sẽ sử dụng sụn từ xương sườn để chỉnh hình chạm khắc, uốn nắn cho giống hình dạng tai và cuối cùng cấy ghép vào đúng vị trí tai của bé. Tuy nhiên, phương pháp này đang đòi hỏi nhiều lần phẫu thuật liên tiếp, cũng như nó để lại sẹo vĩnh viễn trên ngực và mô sụn trong xương sườn không có khả năng hồi phục lại.

Uống thuốc khi mang thai có an toàn? Các loại thuốc thang thường được xếp vào “sổ đen” của các mẹ bầu để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho thai nhi. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, mẹ vẫn có thể sử dụng một số dược phẩm mà không làm hại đến sự phát triển của bé.
Một phương pháp khác chỉnh hình khác dựa trên việc điều trị bằng chính các tế bào gốc lấy từ chất béo của bệnh nhân đang được nghiên cứu và kiểm nghiệm. Nếu thành công, đây có thể được coi là một kĩ thuật thay thế khả thi. Tuy nhiên, các cuộc phẫu thuật tái tạo tai chỉ mang lại tính thẩm mỹ chứ không cải thiện được thính lực của bệnh nhân. Dù vậy, nó cũng góp phần rất lớn mang lại lợi ích tâm lý lớn, giúp các bé tự tin hơn.
Nếu không may bé cưng của bạn là một trong những trường hợp trên, bạn nên đưa con đến bác sĩ để có cách điều trị phù hợp nhất cho bé.
>>> Xem thêm các chủ đề có nội dung tương tự:
MarryBaby

Giải pháp cho mẹ bầu khi chẳng may mắc Viêm lộ tuyến cổ tử cung Nếu không được điều trị sớm và đúng cách, viêm lộ tuyến cổ tử cung có thể gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng như: khiến thai nhi phát triển không bình thường, sảy thai trong 3 tháng đầu, sinh non hoặc gây khó khăn khi chuyển dạ.
-
Con mắc dị tật bẩm sinh do cha lớn tuổiNam giới đừng trì hoãn quá lâu mới có con, bởi theo tuổi tác, tế bào tinh trùng có những biến đổi về gen dẫn đến các bệnh lý di truyền nguy hại khôn lường.
-
Xét nghiệm mới giúp phát hiện dị tật thai nhiMột phương pháp xét nghiệm máu giúp phát hiện sớm hội chứng Down đã được đưa vào áp dụng lần đầu tiên ở xứ Wales, vương quốc Anh. Điều đặc biệt là xét nghiệm này không mang tính xâm lấn như chọc...
-
Cấy ghép thành công cho trẻ dị tật âm đạo bẩm sinhThành công lần này của việc cấy ghép âm đạo từ chính tế bào cơ và biểu mô của người bệnh mang lại rất nhiều hy vọng cải thiện chất lượng cuộc sống cho trẻ gái vị thành niên.
Chỉ khi bé con ra đời, anh xã nhà bạn mới chính thức cảm nhận mình đã lên chức. Còn không, suốt 9 tháng thai kỳ của vợ, anh ấy vẫn chỉ đủng đỉnh với “danh phận” chồng trong gia đình mà thôi. Mẹ không nên “du di” dễ dãi như vậy nhỉ? Bắt anh xã lên chức sớm nào!
Điểm mặt những anh chồng trong mơ của Vbiz
-
Bé sơ sinh cần được bổ sung canxi đúng cáchCanxi đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ sơ sinh. Thiếu...
-
Miền Bắc rét đậm đến Tết Nguyên đán,...Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia thông tin, từ nay đến Tết...
-
"Cứu nguy" cho mẹ bị bệnh trĩ khi mang thaiThông thường, khi mang thai thường có tình trạng bà bầu bị trĩ, đặc biệt...
-
Thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu3 tháng đầu thai kỳ là thời gian dễ xảy ra các tai biến nhất, do đó, mẹ bầu...
-
Sinh mổ lần 2 có nên chờ chuyển dạ?Không ít mẹ thắc mắc sinh mổ lần 2 có nên chờ chuyển dạ, hay cứ chọn ngày mổ...
-
Lạ: Mổ bắt thai nhi ở tháng thứ 7, phẫu...Một bà mẹ người Anh mang thai tháng thứ 7 được các bác sĩ phẫu thuật lấy...
-
Jessica Simpson và những sự cố dở khóc...Jessica Simpson mang thai lần 3 ở tuổi 38 và đối diện với nguy cơ tăng cân...
-
Đạo diễn Đức Thịnh đón vợ con xuất viện...Trong khi những lùm xùm xung quanh bộ phim "Trạng Quỳnh" chưa hạ nhiệt, hôm...
-
Nam diễn viên Pretty Woman có con ở...Hôm 11-2 vừa qua, Tờ Hello đưa tin, tài tử Richard Gere và Alejandra Silva...
-
Ca sĩ Hải Băng mang bầu lần 3, đối diện...Vào tháng 7-2018, một thông tin bất ngờ đến với mọi người: Nữ ca sĩ Hải Băng...
Thục Quyên
Huhu, sao mà nhiều bệnh quá vậy nè.
Ngọc Huyền
sợ quá, mẹ có lo thì có làm được gì khi hình hài con như vậy