Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Bích Trâm
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 11/09/2020

Bệnh hen suyễn ở trẻ em có nguy hiểm không? Xin bố mẹ đừng chủ quan!

Bệnh hen suyễn ở trẻ em có nguy hiểm không? Xin bố mẹ đừng chủ quan!
Hen suyễn là một chứng bệnh khá phổ biến hiện nay. Đặc biệt, bệnh hen suyễn ở trẻ em nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Nhằm giúp bố mẹ hiểu rõ hơn, MarryBaby xin được chia sẻ sâu hơn trong bài viết này.

Bệnh hen suyễn là gì?

Một vài dấu hiệu và triệu chứng của bệnh hen suyễn có thể khiến trẻ khó chịu, ảnh hưởng đến các hoạt động vui chơi cũng như giấc ngủ, việc học tập của trẻ. Dưới đây là một số dấu hiệu bệnh hen suyễn cụ thể:

  • Biểu hiện đầu tiên dễ nhận thấy là trẻ thường xuyên bị ho, cơn ho tái phát nhiều lần, đặc biệt ho nhiều về đêm
  • Thở khò khè
  • Tức ngực
  • Hụt hơi, khó thở. Hoặc có lúc thở nhanh và thở gấp khi chạy bộ, leo cầu thang…

Hầu như những triệu chứng này bố mẹ thường chủ quan, vì nghĩ rằng cơn ho xuất hiện là do thời tiết thay đổi hay trẻ bị cảm lạnh. Tuy nhiên, mẹ phải đặc biệt chú ý, nếu kéo dài mãi không hết, cần đưa trẻ đến bệnh viện để được kiểm tra kịp thời. Việc điều trị sớm sẽ giúp kiểm soát các biến chứng nguy hiểm cũng như ngăn ngừa được những tổn thương đến phổi của bé.

Bệnh hen suyễn kiêng ăn gì?

1. Thực phẩm chứa sulfite

Nếu không muốn tình trạng hen suyễn của con trở nên tồi tệ hơn, mẹ nên “vạch” ra danh sách những thực phẩm cần tránh. Trong đó phải kể đến những loại thực phẩm có chứa sulfite. Sulfite được xem là chất phụ gia giúp bảo quản và duy trì màu sắc của thực phẩm.

Không ít người thắc mắc và lo lắng liệu bệnh hen suyễn có lây nhiễm? Thực tế, hen suyễn không phải do virus hay vi khuẩn gây ra, nên những ai tiếp xúc với bệnh nhân hen suyễn sẽ không có nguy cơ mắc bệnh này.

Bệnh hen suyễn có di truyền không?

Mặc dù hen suyễn không phải là bệnh truyền nhiễm nhưng nó có tính di truyền trong trường hợp cả bố và mẹ đều có tiền sử mắc bệnh hen. Cụ thể, những trẻ có bố mẹ từng bị hen suyễn, tỷ lệ mắc bệnh cao hơn 30% so với những đứa trẻ của các cặp vợ chồng bình thường.

Bệnh hen suyễn có nguy hiểm không?

Bệnh hen suyễn ở trẻ em
Bệnh hen suyễn có nguy hiểm không?

Câu trả lời là “có”, nếu bố mẹ không kịp thời phát hiện và vô hình chung để bệnh của con diễn tiến trở nặng hơn:

  • Ho nhiều về đêm khiến con mất ngủ, cơ thể khi nào cũng cảm thấy mệt mỏi.
  • Ảnh hưởng từ bệnh hen suyễn, chức năng phổi của trẻ có thể bị suy giảm.

Cách chăm sóc trẻ bị hen suyễn

trẻ bị bệnh hen suyễn

Bên cạnh chú ý đến chế độ ăn uống của trẻ, bố mẹ cần lưu ý một vài điều sau đây để đảm bảo sức khỏe của con:

  • Hạn chế tối đa để trẻ tiếp xúc với tác nhân từ môi trường như khói bụi, khói thuốc lá…
  • Khuyến khích con tập thể dục mỗi ngày để nâng cao thể chất và tăng cường sức đề kháng.
  • Không nuôi thú cưng có lông trong nhà.
  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa sạch sẽ.
  • Khi thời tiết thay đổi, giữ ấm cơ thể cho trẻ.
  • Hạn chế tiếp xúc với máy lạnh.
  • Để giảm các cơn hen, mẹ có thể thử sử dụng máy phun sương trong phòng ngủ của bé, kê đầu và cổ của bé khoảng 30 độ hoặc hơn khi bé ngủ để giúp bé dễ thở hơn.

Thúy Tâm

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x