Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thế Hòa
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 09/10/2020

8 dấu hiệu cho thấy trẻ đang bị nhiễm giun sán

8 dấu hiệu cho thấy trẻ đang bị nhiễm giun sán
Trẻ em chưa có ý thức bảo vệ sức khoẻ chính mình. Trẻ nhỏ hiếu kỳ, dễ tiếp xúc với các món ăn nhiễm giun sán, hoặc chơi tại những nơi có dễ nhiễm giun sán. Cha mẹ đừng bỏ qua các dấu hiệu con có khả năng nhiễm các loại ký sinh này.

Bất kỳ ai cũng có thể là nạn nhân của ký sinh trùng, trẻ em lại càng dễ trở thành đối tượng nhiễm phải. Trứng các loại giun sán, ký sinh nhiễm trong thức ăn vô tình được ăn vào cơ thể, sau đó sinh sôi và phát triển, gây hại cho cơ thể.

Làm sao để biết bé nhà bạn có bị nhiễm giun sán đáng sợ hay không? Chú ý ngay các dấu hiệu này và xử lý khẩn cấp để tránh sức khoẻ con bị ảnh hưởng lâu dài nhé!

Trẻ vấn đề tiêu hóa

Ký sinh trùng, giun sán xâm nhập bên trong đường ruột, nó sẽ phá hủy niêm mạc đường ruột, dẫn đến rối loạn tiêu hóa, hoặc có trường hợp tiêu chảy mãn tính.

Các ký sinh trùng có thể sinh ra độc tố, làm trẻ đầy bụng, buồn nôn, táo bón và nhiều vấn đề khác. Nếu gia đình bạn kỹ lưỡng trong ăn uống, cho trẻ dùng thực phẩm sạch sẽ hàng ngày, thực phẩm giàu chất xơ nhưng vẫn bị tiêu chảy hoặc các vấn đề tiêu hóa khác xảy, hãy cẩn thận kiểm tra ngay xem đã nhiễm giun sán hay không.

Đau bụng

Giun sán thường sống trong ruột non, một số trên cả ruột non và ruột già. Chúng kích thích viêm đường ruột, tạo ra cảm giác đau và kèm theo các rối loạn tiêu hóa.

Ký sinh trùng ngăn chặn sự bài tiết của phân hoặc rối loạn đi phân, gây đau bụng. Thông thường đau bụng kiểu này liên quan đến chứng nhiễm giun tròn hoặc một số loại sán.

Ngứa hậu môn

Trẻ bị nhiễm giun sán, nhiễm ký sinh trùng thường hay khó chịu khi bị ngứa hậu môn, nhất là khi bệnh nhân nhiễm giun kim. Con thường đưa tay ra sao gãi, bạn đừng bỏ qua biểu hiện này.

Hiện tượng này xuất hiện là do vào buổi tối, giun kim sẽ đi xung quanh hậu môn để đẻ trứng, gây kích thích vùng hậu môn. Nếu con khó chịu và gãi, đôi khi giun và vi khuẩn sẽ cùng bội nhiễm, dẫn đến nhiễm trùng tiêu hóa nặng hơn.

Nếu thấy con có triệu chứng ngứa hậu môn vào ban đêm mà không xuất hiện phát ban, trong vòng hai tuần sau đó, bạn nên đưa trẻ đi khám bác sĩ.

Mệt mỏi

Khi nhiễm giun sán, vật ký sinh bám vào đường ruột, chúng sẽ ăn chất dinh dưỡng quan trọng. Trẻ ăn gì vào cơ thể, giun sán ký sinh sẽ hút lấy chất dinh dưỡng từ thức ăn đó và khiến cho trẻ bị thiếu dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự hấp thu chất nuôi cơ thể.

Khi cơ thể “nuôi” giun sán, trẻ sẽ rơi vào trạng thái mệt mỏi, buồn ngủ, xanh xao. Khi mệt mỏi không rõ lý do như vậy, bạn cần đưa con đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Các vấn đề về da

Nhiễm giun sán có thể gây ra các vấn đề về da như viêm da, phát ban, nổi mề đay, chàm và các loại dị ứng bất thường, xảy ra thường xuyên, dai dẳng không rõ lý do. Điều này là do ký sinh trùng tạo ra các độc tố và chất thải, làm tăng nồng độ các bạch cầu ái toan trong máu dẫn đến loét, chấn thương, sưng và nổi mẩn bất thường.

Ăn nhiều hơn

Con của bạn đột nhiên có cảm giác thèm ăn nhiều hơn trước, nhưng trọng lượng không tăng, đó là tín hiệu cho biết giun sán đang hiện diện trong cơ thể. Chất dinh dưỡng bị hút hết, con ăn nhiều nhưng chẳng hấp thu được bao nhiêu làm cho trẻ luôn có cảm giác đói hơn.

Nghiến răng

Trước đây không có hiện tượng này, nhưng thời gian gần đây, con nghiến răng khi ngủ. Bạn hãy đặt nghi vấn rằng cơ thể đang nhiễm ký sinh. Khi ký sinh trùng di chuyển hoặc thải độc tố, chúng sẽ tác động lên thần kinh, gây ra hiện tượng nghiến răng.

Đau cơ và khớp

Một số ký sinh trùng xâm nhập vào các cơ bắp, các khớp xương và mô mềm. Chính vì vậy, cơ thể trẻ có triệu chứng đau cơ bắp và mô mềm.

Thông thường có rất nhiều người nhầm tưởng rằng đây là bệnh viêm khớp. Nếu nghi ngờ, bố mẹ đừng chần chờ hãy khẩn trương đưa con đi khám để nhanh chóng phát hiện nguyên nhân, có hướng điều trị hiệu quả.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x