của bé
Tưa lưỡi là một hiện tượng thường gặp ở trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh. Tuy nhiên nếu mẹ dùng phương pháp điều trị chưa được kiểm chứng, trẻ bị tưa lưỡi chẳng những không khỏi mà còn bị nặng thêm.
Bệnh tưa lưỡi tên khoa học là Kahcs, còn gọi là nấm lưỡi trẻ em. Nó thường xảy ra ở trẻ sơ sinh bú mẹ hoặc trẻ bắt đầu ăn dặm giai đoạn đầu.
Nội dung bài viết
Để hiểu rõ nguyên nhân, cách chữa trị an toàn, hiệu quả khi trẻ bị tưa lưỡi, các chị em hãy tìm hiểu kỹ căn bệnh trẻ em này cũng như những lưu ý cần biết khi điều trị cho bé.
Nguyên nhân và triệu chứng khi trẻ bị tưa lưỡi
“Tưa lưỡi” là một từ rất quen thuộc với hội các bà mẹ bỉm sữa. Nhưng thực tế thì không nhiều mẹ hiểu rõ nguyên nhân gây ra tình trạng này là do đâu.
Theo các bác sĩ nhi khoa thì nguyên nhân chính khiến trẻ bị tưa lưỡi là vì bị nhiễm nấm Candida Albica. Đay là một loại nấm vô hại sống ở đường ruột.
Khi bố mẹ cho trẻ uống thuốc kháng sinh, hoặc kháng sinh truyền từ sữa mẹ qua bé sẽ gây mất cân bằng vi khuẩn đường ruột. Tạo điều kiện cho nấm Candida Albica sinh sôi rất nhiều làm bé bị tưa lưỡi.

Tưa lưỡi là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh
Đối với trường hợp tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh thì nguyên nhân có thể do bé bị nhiễm loại nấm trên từ mẹ trong quá trình sinh con.
Mẹ sinh thường mà âm hộ nhiễm nấm Candida Albica thì bé cũng dễ bị nhiễm. Còn nếu sinh mổ mà mẹ có dùng kháng sinh phòng ngừa liên cầu khuẩn B thì cũng có thể lây truyền nấm cho con.
Nguyên nhân thứ 3 cũng rất thường gặp đó là do bố mẹ không vệ sinh miệng kỹ cho bé sau khi bú hoặc ăn. Môi trường ấm, ẩm, có đường trong miệng chính là điều kiện lý tưởng cho nấm Candida Albica phát triển.
Ở thời gian đầu triệu chứng trẻ bị tưa lưỡi thường không rõ ràng. Chỉ đến khi miệng bé xuất hiện các mảng trắng như cặn sữa, rất khó làm sạch. Có ở cả vòm miệng, má trong, lưỡi thì bố mẹ mới biết.

Trẻ bị tưa lưỡi sẽ cảm thấy khó chịu nên biếng ăn, hay quấy khóc
Điều mà nhiều bà mẹ băn khoăn là trẻ bị tưa lưỡi có nguy hiểm không. Theo các chuyên gia thì tưa lưỡi không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng sẽ khiến bé đau nhức, khó chịu, quấy khóc lười bú, lười ăn.
Vậy nên, các mẹ hãy theo dõi và điều trị kịp thời để đảm bảo bé được ăn ngon ngủ tốt.
Trị tưa lưỡi dứt điểm theo cách của chuyên gia
Có rất nhiều bà mẹ khi con bị tưa lưỡi thường sử dụng biện pháp dân gian để chữa trị. Ví dụ như dùng mật ong, rau ngót, nước trà đặc… Nhưng do thực hiện không đúng cách, cọ miết quá mạnh làm bật hết màng trắng, gây đau đớn.
Thậm chí có người không biết còn dùng thuốc cam bị nhiễm chì nặng để đánh tưa lưỡi cho trẻ sơ sinh. Nó khiến bé bị ảnh hưởng sức khỏe lâu dài.
Theo BS.Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, BV Nhi Đồng 1 thì nếu lưỡi bé có đốm trắng mẹ cần xác định bé bị đóng váng sữa, hay nấm miệng. Nếu lưỡi chỉ có vài nốt trắng như đầu kim thì chúng sẽ tự bong tróc dần.

Trẻ bị nhiệt miệng: Xử nhanh kẻo hại! Chắc hẳn mẹ đã không ít lần bị chứng nhiệt miệng khó chịu hành hạ. Đối với trẻ bị nhiệt miệng, sự khó chịu còn gấp nhiều lần so với người lớn.
“Còn khi trẻ bị tưa lưỡi trắng, mẹ nên rơ lưỡi cho trẻ bằng nước muối sinh lý hay dung dịch Borate/ Denicol, không cần rơ thuốc kháng nấm nếu không cần thiết. Trẻ dưới 1 tuổi tuyệt đối không được tưa lưỡi bằng mật ong” – BS Khanh cho biết.
Cách đánh tưa lưỡi cho trẻ sơ sinh cũng như các bé khác như sau:
- Bước 1: Cho bé uống 1 – 2 muỗng nhỏ nước đun sôi để nguội.
- Bước 2: Bố mẹ vệ sinh tay thật sạch, bế trẻ lên.
- Bước 3: Dùng khăn sữa mềm hoặc miếng rơ lưỡi thấm nước sạch hoặc dung dịch NaCl 0,9% và lau nhẹ lên lưỡi, nướu, vòm miệng, nhất là những vùng có nang sữa. Không lâu quá sâu vào đáy lưỡi khiến bé bị nôn trớ.
- Bước 4: Đặt ngón tay vào gốc lưỡi của bé rồi kéo ra ngoài giúp loại bỏ cặn sữa.
Lưu ý:
- Nên thực hiện việc đánh tưa lưỡi khi bé đói bụng.
- Không nên để bé nằm ngửa, bế bé sao cho đầu thấp để chất bẩn không chảy ngược vào khí quản gây nguy hiểm.
Nếu bé sơ sinh thường quấy khóc khi bú; trẻ lớn hơn khi ăn bị đau, biếng ăn thì có thể đã bị nhiễm nấm quá nặng. Bố mẹ cần đưa trẻ đến phòng khám, bệnh viện để được thăm khám kỹ càng.

Vệ sinh tay kỹ càng trước khi đánh tưa lưỡi cho bé
Các biện phòng ngừa trẻ bị tưa lưỡi
Để bé không gặp phải tình trạng tưa lưỡi thì bố mẹ phải vệ sinh miệng cho bé cẩn thận, sạch sẽ.
- Với trẻ sơ sinh thì mẹ hãy dùng băng gạc tiệt trùng và nước muối sinh lý rơ lưỡi cho bé 2 lần/ ngày.
- Trẻ lớn hơn thì phải đánh răng 2 lần/ ngày, súc miệng bằng nước muối.
- Vệ sinh, tiệt trùng bình sữa, núm ti sạch sẽ. Nếu bé bú mẹ thì phải vệ sinh bầu vú, đầu ti kỹ càng để tránh nhiễm nấm.
- Không nên cho bé ăn đồ ngọt, kẹo bánh trước khi đi ngủ.
Việc trẻ bị tưa lưỡi có thể được phòng tránh và chữa trị dứt điểm sớm. Điều quan trọng là ba mẹ phải thường xuyên theo dõi, vệ sinh miệng sạch sẽ cho bé khi còn nhỏ và cả lúc lớn hơn.
-
Cách rơ lưỡi bằng lá hẹ cho bé dễ như trở bàn tayTưa lưỡi và sốt mọc răng là nỗi băn khoăn của nhiều mẹ khi chăm sóc bé. Hãy cùng tìm hiểu cách rơ lưỡi bằng lá hẹ theo phương pháp dân gian giúp thiên thần nhỏ tránh gặp những triệu chứng này nhé!
-
Bệnh tưa lưỡiNếu bạn cho bé bị tưa lưỡi bú, đầu vú sẽ bị viêm nhiễm nấm, khiến đầu vú bị khô, rát và đau khi bé bú. Nấm còn có thể theo đường tiêu hóa của bé thải ra, gây hăm tã hoặc nhiễm nấm âm đạo.
-
[Infographic] Phòng ngừa các bệnh răng miệng ở trẻMẹ đã biết đâu là những vấn đề răng miệng phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ? Mẹ có tự tin rằng mình biết cách chăm sóc răng miệng cho bé trong những năm đầu đời? Tất cả những thông tin cần...
MarryBaby Pregnancy Handbook 2017 đồng hành cùng mẹ bầu hiện đại trong suốt quá trình 40 tuần thai với nhiều thông tin hữu ích được cập nhật.
Lắng nghe những chuyện kể từ "bụng bầu"
-
Rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì? Những...Rạch tầng sinh môn là một thủ thuật phổ biến được bác sĩ dùng để hỗ trợ mẹ...
-
Sau sinh bao lâu thì được đánh răng?...Sau khi sinh, cơ thể phụ nữ thường rất yếu nên việc kiêng cữ đóng vai trò...
-
Sau sinh có được dùng điện thoại không?...Sau sinh, cơ thể người mẹ thường rất yếu. Vì thế, ưu tiên hàng đầu của...
-
Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh để con...Trẻ sơ sinh trò chuyện bằng cách bập bẹ, cười hoặc làm một số động tác đơn...
-
Bộ sưu tập 100 cách đặt tên con gái họ...Vợ chồng bạn vừa “sản xuất” được một cô công chúa xinh đẹp, nhưng chưa biết...
-
Màu sắc ảnh hưởng cảm xúc của bạn như...Nếu biết màu sắc ảnh hưởng cảm xúc, bạn sẽ có thể chủ động gây ảnh hưởng đến...
-
Sinh năm 2021 mệnh gì, tuổi con gì?Bạn có kế hoạch thêm thành viên cho gia đình trong năm mới này? Hãy xem thử...
-
Tử vi năm 2021: Bật mí may mắn của 12...Vận thế 12 con giáp trong tử vi năm 2021 có gì đáng quan tâm? Hãy cùng khám...
-
Tử vi năm 2021: 12 cung hoàng đạo đọc...Tử vi năm 2021 của 12 cung hoàng đạo có gì đặc biệt? Hãy cùng đi tìm từ khóa...
-
Bé 3 tuổi bị đột quỵ não, chuyện khó...Mới đây, hàng loạt nghệ sỹ nổi tiếng như Chí Tài, Vân Quang Long… vừa mất vì...
Chủ đề này chưa có bình luận, bạn hãy là người đầu tiên đóng góp ý kiến cho chủ đề này nhé!