Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Trung Hiếu
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật Tuần trước

10 cách bắt giun kim ở hậu môn cho trẻ tại nhà và cách phòng tránh

10 cách bắt giun kim ở hậu môn cho trẻ tại nhà và cách phòng tránh
Trẻ em dưới 12 tháng tuổi thường có tỷ lệ mắc giun kim cao hơn người lớn. Nếu ái ngại việc dùng thuốc tẩy giun cho con, mẹ có thể tham khảo những cách bắt giun kim cho trẻ em theo phương pháp dân gian nhưng cực kỳ hữu hiệu.

Biết cách bắt giun kim cho trẻ rất cần thiết. Vì giun kim thường tụ tập ở hậu môn của trẻ, gây ngứa ngáy khó chịu. Đặc biệt vào ban đêm, trẻ ngủ không ngon giấc cũng chỉ vì giun quấy phá. Tưởng là chuyện thường nhưng trẻ bị giun kim lâu ngày sẽ chịu ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nếu không được chữa trị dứt điểm.

Trong bài viết, mẹ sẽ hiểu tác hại của giun kim với trẻ em; biết cách bắt giun kim cho trẻ với các bài thuốc dân gian hiệu quả nhất.

Tìm hiểu chung về bệnh giun kim

Mẹ sẽ hiểu tầm quan trọng của cách bắt giun kim cho trẻ khi biết tác hại của giun kim với con cưng.

Giun kim là loại giun nhỏ như cái kim, kích thước bé khoảng 1mm. Bệnh giun kim ít gặp ở người lớn, thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 12 tuổi. Không những vậy, trẻ bị mắc giun kim ở độ tuổi từ 1 – 2 tuổi cũng rất nhiều. Khi bị giun kim; trẻ thường ngứa ngáy ở vùng hậu môn và bộ phận sinh dục, nhất là về ban đêm.

Mẹ cần biết cách bắt giun kim ở hậu môn cho bé vì trẻ bị giun kim thường có biểu hiện bứt rứt, khó chịu, mất ngủ, kém ăn,… Nếu bị nhiễm giun nặng trẻ thường lợm giọng, buồn nôn, đau bụng, trẻ bị suy dinh dưỡng, xanh xao. Để lâu dễ bị “lòi dom” (sa trực tràng); hoặc ở bé gái dễ bị viêm âm đạo.

Bệnh giun kim ở trẻ em lây qua đường nào?

  • Đường ăn uống: Khi trẻ dùng tay gãi hậu môn sẽ khiến trứng giun kim dính vào tay. Nếu trẻ bị bệnh không rửa tay sạch sẽ lây bệnh cho những trẻ khác khi dùng chung đồ vật, ăn uống, tiếp xúc và sinh hoạt chung.

  • Lây truyền qua đường khác hiếm gặp hơn: sau khi nở ra tại hậu môn, ấu trùng giun kim tiếp tục di chuyển lên manh tràng và phát triển thành giun trưởng thành.

10 cách bắt giun kim ở hậu môn cho bé tại nhà

1. Cách bắt giun kim bằng nước ấm

Cách bắt giun kim bằng nước ấm cho bé:

  • Bước 1: Cha mẹ hãy cho trẻ ngâm hậu môn vào nước muối ấm vào buổi tối, khi trẻ có dấu hiệu ngứa hậu môn do giun kim gây ra.
  • Bước 2: Cho trẻ nằm sấp và nâng mông lên.
  • Bước 3: Vạch hậu môn bé ra và dùng đèn pin soi đợi giun kim chui ra.
  • Bước 4: Dùng bông ngoáy tay để lấy giun kim trong hậu môn bé ra.

Cần lưu ý là trước khi thực hiện cần vệ sinh tay sạch sẽ và thao tác nhẹ nhàng; dùng nước muối ấm có thể gây phỏng da nếu pha quá nóng. Cách bắt giun kim cho trẻ bằng nước ấm này chỉ mang tính hỗ trợ nhất thời, không phải là cách trị giun kim cho trẻ tận gốc.

Trẻ bị nhiễm giun kim sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe; bên cạnh tìm cách bắt giun kim bằng nước ấm cho trẻ em, cha mẹ nên phòng ngừa cho trẻ bằng cách dạy bé rửa tay thường xuyên, cắt móng tay, ăn thức ăn nấu chín. Bên cạnh đó, việc tẩy giun định kỳ cho trẻ là điều cần thiết để trẻ có thể hấp thu chất dinh dưỡng vào cơ thể phát triển khỏe mạnh.

cách bắt giun kim cho trẻ
Áp dụng ngay cách bắt giun kim bằng nước ấm cho bé

2. Cách bắt giun kim cho trẻ em bằng Đông y

Ngoài cách bắt giun kim bằng nước ấm, mẹ cũng có thể sử dụng phương pháp Đông y để trị giun kim ở trẻ em. Một số bài thuốc Đông y điều trị giun nhanh, an toàn, và được đánh giá cao mẹ có thể áp dụng như một cách bắt giun kim cho trẻ tại nhà là:

Cách trị giun kim cho trẻ bằng bài thuốc Đông y:

  • Chuẩn bị: Tân lang (hạt cau già), nam qua tử (hạt bí ngô), lượng bằng nhau
  • Thực hiện: tán thành bột trộn đều (trẻ dưới 6 tuổi uống khoảng 3-6g, trẻ từ 7-12 tuổi uống 8-12g) hòa với nước sôi thêm chút đường hoặc mật ong cho dễ uống. Uống vào buổi sáng lúc đói liên tục 2-3 ngày.
  • Cần kết hợp dùng: bách bộ 15 g, khổ sâm 15g, xà sàng tử 15g đem sắc lấy nước để rửa vùng hậu môn, âm đạo trước khi ngủ, liên tục trong 3 ngày.

>> Mẹ xem thêm: Cách trị đẹn cho trẻ sơ sinh hiệu quả cho bé ngủ ngon bú khỏe

cách bắt giun kim ở trẻ em
Cách bắt giun kim ở hậu môn cho trẻ em bằng thuốc đông y mang lại hiệu quả cao

3. Cách bắt giun kim cho trẻ nhỏ hiệu quả bằng củ tỏi

Mẹ đã bao giờ nghe qua cách bắt giun kim ở trẻ em bằng củ tỏi chưa?

Chuẩn bị: 2 – 3 củ tỏi loại vừa, 1 quả trứng gà, nước sôi (lượng vừa đủ dùng) và vải lọc nước.

Thực hiện:

  • Bước 1: Tỏi bóc vỏ, giã nát để riêng, nước đun sôi bắc xuống để khoảng 5 phút cho nước nguội bớt, sau cho tỏi vào ngâm từ 1 đến 2 giờ đồng hồ.
  • Bước 2: Dùng vải sạch, lọc nước cốt tỏi đã ngâm, sau đó trộn chung với lòng đỏ trứng gà.
  • Bước 3: Mẹ dùng hỗn hợp này thụt rửa hậu môn cho bé, mẹ kiên trì làm như vậy trong vòng 3 -5 ngày sẽ cho hiệu quả.

Ngoài ra, mẹ có thể dùng nước cốt tỏi trộn với dầu vừng bôi trực tiếp vào hậu môn cho bé cũng có tác dụng tẩy giun kim rất tốt.

>> Mẹ xem thêm: Có nên tẩy giun cho trẻ dưới 2 tuổi? Giun sán nguy hại như thế nào?

4. Cách bắt giun kim cho trẻ em bằng hạt trâm bầu

Với cách bắt giun kim cho trẻ này, mẹ thực hiện các bước sau:

Chuẩn bị: Lấy từ 5 -10 hạt trâm bầu (khoảng 7-14g)

Thực hiện:

  • Bước 1: Mẹ hãy đem nướng hoặc sấy khô hạt cho chín, dậy mùi thơm ăm kèm với chuối chín.
  • Bước 2: Ăn liên tục trong 3 ngày sẽ hết giun kim.

Đây là cách chữa giun kim ở trẻ em cực hay mà các mẹ nên áp dụng cho bé yêu nhà mình.

5. Cách bắt giun kim bằng mật ong

Cách bắt giun kim ở hậu môn cho bé này rất đơn giản:

  • Bước 1: Mẹ cần lấy tăm bông tẩm một chút mật ong rồi đặt vào trong hậu môn của trẻ.
  • Bước 2: Chờ một phút rồi nhắc tăm bông ra, miết nhẹ phần vành hậu môn của bé.
  • Bước 3: Và chờ đợi thì sẽ bắt được giun kim tự chui ra ngoài.
  • Bước 4: Với cách lấy đồ ngọt để bắt giun kim này, nhiều mẹ chia sẻ đã bắt được tới 5 – 6 con giun trong một tối.
  • Bước 5: Sau khi bắt giun kim xong, mẹ chỉ cần chùi sạch hậu môn cho con bằng nước muối ấm là xong.

Tuy nhiên trên thực tế, cách bắt giun kim này chỉ có thể giúp mẹ kiểm chứng là có giun trong người bé hay không để áp dụng các phương pháp trị giun khác. Bởi cách thoa mật ong lên hậu môn bé chỉ giúp bắt được một vài con giun chứ không phải toàn bộ.

>> Xem thêm: Mẹ đang cho con bú có tẩy giun được không?

Dùng mật ong để giúp con chữa giun kim
Cách bắt giun kim ở hậu môn cho bé trẻ em bằng mật ong

6. Cách bắt giun kim cho trẻ em bằng cà rốt

Cà rốt không chỉ là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng mà trong củ cà rốt còn có nhiều lưu huỳnh nên có tác dụng trị giun kim vô cùng hiệu quả.

Mẹ nên thường xuyên cho trẻ uống nước ép cà rốt để tránh nguy cơ mắc giun sán; hay thường xuyên ăn cà rốt sống cũng sẽ giúp đường ruột của con sạch hơn.

>> Mẹ có thể xem thêm: Những cách trị đẹn hiệu quả thần kỳ cho bé ngủ ngon bú khỏe

7. Dùng lá mơ lông trị giun kim

Cách bắt giun kim cho trẻ em này khá đơn giản. Mẹ làm như sau:

  • Bước 1: Lấy 30 – 50 lá mơ tươi rửa sạch và ngâm nước muối khoảng 15 phút.
  • Bước 2: Sau đó mẹ đem xay nhuyễn hoặc giã nát vắt lấy nước cốt, cho thêm ít muối vào để uống.

Nếu thắc mắc uống thuốc tẩy giun khi nào thì mẹ nên cho bé uống vào buổi sáng hoặc lúc đói là tốt nhất, sau từ 2 -3 ngày giun kim sẽ bị tống sạch ra ngoài.

>> Mẹ có thể xem thêm: Bé bị nóng lòng bàn tay và lòng bàn chân cảnh báo bệnh gì?

8. Cách bắt giun kim cho trẻ bằng rau sam

Rau sam không có nhiều ở thành phố mà chủ yếu mọc ở các vùng nông thôn. Do đó, đây là cách bắt giun kim này ở trẻ ít được áp dụng nhưng hiệu quả rất tốt.

  • Bước 1: Mẹ chỉ cần rửa sạch rau sam, ngâm nước muối kỹ vì rau sam thường mọc ven đường, có nhiều bụi bẩn, đất cát.
  • Bước 2: Sau đó, đem ép lấy nước rau sam tươi và cho thêm ít muối. Mẹ cho bé đang bị giun kim uống từ 3 – 5 ngày sẽ có kết quả tốt.

9. Trị giun kim hiệu quả bằng đu đủ

cách bắt giun kim bằng đu đủ
Cách bắt giun kim ở hậu môn cho bé bằng đu đủ hiệu quả cao lại rất an toàn cho trẻ em

Có thể mẹ chưa biết rằng đu đủ cũng là một cách bắt giun kim cho trẻ em rất hiệu quả. Để trị giun kim mẹ có thể cho bé ăn đu đủ chín vào buổi sáng lúc đói, ăn liên tục 3 – 5 ngày.

Nhựa cây đu đủ mới có tác dụng mạnh đối với sán. Trong đó có nhiều thành phần, trong đó có men papain, được điều chế làm thuốc trị giun. Chúng có tác dụng với giun đũa, giun kim, sán lợn nhưng không tác dụng với giun móc.

10. Cách trị giun kim bằng lá trầu không

Lá trầu không có thể gây kích ứng da nhạy cảm của bé. Vì vậy, mẹ nên cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện cách trị giun kim bằng lá trầu không. Ngoài ra, hãy thử phản ứng trên da của bé khi sử dụng lá trầu không. Nếu bé bị dị ứng thì không nên tiếp tục sử dụng.

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • 3 lá trầu không (nên chọn lá bánh tẻ hoặc lá già vì chứa nhiều tinh dầu hơn)
  • Một ít phèn chua

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá trầu không, vò nát rồi cho vào nồi cùng 1 cốc nước.
  • Đun sôi nước lá, sau đó cho thêm phèn chua vào và tiếp tục đun thêm 5 phút.
  • Tắt bếp và để nước nguội bớt.
  • Trong lúc chờ nước nguội, rửa hậu môn của bé bằng nước sạch
  • Dùng nước lá trầu không phèn chua đã nguội để rửa hậu môn.

Có nên sử dụng thuốc tẩy giun kim cho bé?

Theo các chuyên gia, mẹ chỉ nên sử dụng thuốc tẩy giun kim cho bé trên 2 tuổi, định kỳ 6 tháng/1 lần. Với trẻ dưới 2 tuổi, mẹ chỉ nên tẩy giun khi có chỉ định của bác sĩ, ví dụ như trẻ có biểu hiện nghi ngờ nhiễm giun kim hoặc sống trong môi trường có nguy cơ cao bị nhiễm giun kim.

Trước khi cho trẻ uống thuốc tẩy giun kim, cha mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn về loại thuốc phù hợp với độ tuổi và tình trạng sức khỏe của trẻ, đồng thời cần tuân thủ đúng liều lượng và hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất. Sau khi cho trẻ uống thuốc tẩy giun kim, cha mẹ cũng cần theo dõi sức khỏe của trẻ và đến gặp bác sĩ nếu trẻ có bất kỳ tác dụng phụ nào.

Bé bị giun kim phải làm sao? Mẹ có thể tham khảo một số thuốc tẩy giun kim cho trẻ em phổ biến dưới đây:

  • Mebendazol: Dùng 1 liều duy nhất 100mg cho trẻ từ 2 tuổi trở lên. Mebendazol có hiệu quả cao trong điều trị giun kim, giun móc, giun đũa, sán dây. Thuốc được bào chế dạng viên nén và có vị ngọt nên trẻ dễ uống.

  • Albendazol: Dùng 1 liều duy nhất 400mg cho trẻ từ 2 tuổi trở lên. Albendazol cũng có hiệu quả cao trong điều trị giun kim, giun móc, giun đũa, sán dây. Thuốc được bào chế dạng viên nhai nên trẻ dễ sử dụng.

  • Pyrantel pamoate: Dùng liều 10mg/kg cân nặng, tối đa 1g, nhắc lại liều trên sau 2 tuần. Pyrantel pamoate có hiệu quả cao trong điều trị giun kim, giun móc. Thuốc được bào chế dạng viên nén và có vị cam nên trẻ dễ uống.

Lưu ý khi sử dụng thuốc tẩy giun kim cho trẻ em:

  • Nên cho trẻ uống thuốc vào buổi sáng, trước khi ăn.
  • Nếu trẻ bị tiêu chảy, nên cho trẻ uống thuốc sau khi ăn.
  • Nên cho trẻ uống thuốc theo đúng liều lượng và hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.
  • Không nên cho trẻ uống thuốc quá liều hoặc quá thường xuyên.
  • Sau khi uống thuốc, cần theo dõi sức khỏe của trẻ và đến gặp bác sĩ nếu trẻ có bất kỳ tác dụng phụ nào.

Cách phòng ngừa nhiễm giun kim ở trẻ em

  • Tẩy giun định kỳ cho cả gia đình.
  • Cắt tỉa gọn gàng móng tay, móng chân cho trẻ.
  • Dạy trẻ thói quen không được đại tiểu tiện, phóng uế bừa bãi.
  • Rác thải cần được xử lý sạch sẽ, vệ sinh nhà cửa thường xuyên.
  • Tắm rửa hàng ngày cho trẻ, vệ sinh đúng cách vùng hậu môn và vùng kín.
  • Tạo dựng thói quen rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Ăn chín uống sôi, trước khi chế biến cần làm sạch thực phẩm kỹ lưỡng, không ăn đồ tái hoặc đồ sống.
  • Khi đi ra ngoài phải đảm bảo trẻ luôn mang giày dép và không chơi đùa, ngồi trên nền đất hoặc ở khu vực bụi bẩn.

Với những cách bắt giun kim ở hậu môn cho bé nêu trên, hy vọng mẹ đã có thể giúp bé thoát khỏi sự ngứa ngáy và khó chịu do giun kim làm phiền.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Pinworm infection
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/pinworm/symptoms-causes/syc-20376382
Ngày truy cập: 15/03/2023

2. Pinworm Infections
https://kidshealth.org/en/parents/pinworm.html
Ngày truy cập: 15/03/2023

3. Pinworm Infection FAQs
https://www.cdc.gov/parasites/pinworm/gen_info/faqs.html
Ngày truy cập: 15/03/2023

4. The Diagnosis and Treatment of Pinworm Infection
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6522669/
Ngày truy cập: 15/03/2023

5. Pinworm Infection
https://familydoctor.org/condition/pinworm-infection/
Ngày truy cập: 15/03/2023

x