của bé
Các bác sĩ luôn nhắc nhở, ngay khi trẻ bị ngộ độc, cần ngừng việc cho ăn thực phẩm đó và thực hiện các biện pháp sơ cứu kịp thời. Nếu không xử trí thích hợp ngộ độc thức ăn có thể làm cho trẻ bị, hạ đường huyết, sốt cao, co giật...
Nội dung bài viết
Sau khi ăn thức ăn bị nhiễm độc khoảng 1 giờ, trẻ có các triệu chứng nôn liên tục hoặc đau bụng dữ dội, sau đó là tiêu chảy. Tùy theo tác nhân gây ngộ độc thực phẩm mà triệu chứng nôn mửa nổi bật hay tiêu chảy nhiều hơn.
Các dạng ngộ độc thực phẩm
Ngộ độc hay còn có cách gọi khác là trúng thực thường có hai dạng phổ biến ở trẻ em và ngay cả người lớn:
- Ngộ độc cấp tính: Đây là dạng phổ biến. Ngay sau khi ăn thực phẩm bẩn trẻ sẽ có biểu hiện mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, đau bụng…Nếu được cấp cứu kịp thời trường hợp này không quá nguy hiểm.

Ngộ độc thường khiến trẻ đau bụng và đi vệ sinh nhiều
- Ngộ độc mãn tính: Dạng ngộ độc này rất nguy hiểm vì không có dấu hiệu rõ ràng và không phát tác ngay sau khi ăn. Chất độc sẽ tích tụ ở các bộ phận trong cơ thể, gây ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, về lâu dài sẽ dẫn đến ung thư và các bệnh tật nguy hiểm khác.
Cách xử lý nhanh
Biểu hiện đầu tiên của trẻ bị trúng thực chính là chóng mặt và buồn nôn. Dấu hiệu nặng hơn có thể là nôn nhiều, không thể uống nước, chất nôn có máu hoặc ngả màu xanh, sốt cao, phân có máu, bụng trướng… Bạn cần theo dõi thường xuyên nhiệt độ, số lần và chất dịch nôn của trẻ sau đó đưa ngay đến cơ sở y tế.
Lời khuyên của các bác sĩ là ngay khi phát hiện trẻ bị ngộ độc thực phẩm, cần phải bổ sung nước, chất điện giải bị mất bằng cách pha Oresol cho trẻ uống cùng chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp trẻ nhanh phục hồi. Việc pha oresol cần theo đúng hướng dẫn, cho trẻ uống từ từ, ít một, không uống quá nhiều cùng một lúc.
Có nhiều trường hợp trẻ bị nôn ngay sau khi uống, bạn đừng quá lo lắng, chỉ cần cho trẻ tạm ngưng uống trong vòng 5-10 phút. Trường hợp trẻ vẫn bị nôn, đi ngoài quá nhiều thì nhanh chóng đưa trẻ tới viện để được bù nước, điện giải bằng truyền dịch.
Tuyệt đối không cho trẻ uống thuốc cầm tiêu chảy vì thuốc này khiến vi khuẩn gây trúng thực càng lưu lại trong hệ tiêu hóa lâu hơn, gây đầy hơi, chướng bụng cho trẻ. Chỉ khi bác sĩ chỉ định mới cho trẻ uống.
Cho trẻ ăn gì khi bị ngộ độc?
Thức ăn mềm, dễ tiêu là ưu tiên hàng đầu. Tiếp tục cho trẻ ăn cháo, cơm, súp nghiền giúp hệ men tiêu hóa sớm hoạt động lại bình thường. Thông thường trẻ có thể ăn uống bình thường trở lại sau 24 giờ.
Khoai tây, cà rốt, bí đỏ, chuối xanh là những loại rau củ giúp trẻ đi ngoài đặc hơn, giữ nước trong cơ thể. Nếu trẻ quá mệt, không muốn ăn thì bạn cũng không cần quá lo lắng. Thậm chí cả ngày không ăn nhưng được bù đủ điện giải, uống nhiều nước, trẻ cũng không quá mệt.
Phòng ngừa trúng thực
Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm do đồ ăn không hộ vệ sinh nên cách tốt nhất là bảo đảm thức ăn an toàn và hợp vệ sinh. Bạn nên:
- Chọn thức ăn chế biến an toàn, tránh những thức ăn ô nhiễm.
- Nấu chín thức ăn. Bảo quản thức ăn đã nấu cẩn thận, không nên để quá 2 giờ. Hâm nóng kỹ lại thức ăn trước khi ăn để tiêu diệt các vi khuẩn mới nhiễm.

Rửa tay sạch trước và sau khi ăn giúp hạn chế ngộ độc thực phẩm
- Rửa tay cho trẻ trước khi ăn.
- Ăn thức ăn thịt cá tươi sống, rau quả tươi, trứng còn nguyên vẹn không nứt vỏ, trứng cũ.
- Không ăn bơ, sữa hay các sản phẩm từ bơ sữa để quá lâu.
- Thịt cá tươi cần bỏ vào bao sạch để vào ngăn đá của tủ lạnh. Nếu lấy ra nấu thì cần ăn hết, không nên lấy ra rã đông rồi cất lại để dành.
- Thức ăn để tủ lạnh chỉ được 1-2 ngày. Thức ăn có mùi lạ phải bỏ đi.

Giải pháp cho mẹ bầu khi chẳng may mắc Viêm lộ tuyến cổ tử cung Nếu không được điều trị sớm và đúng cách, viêm lộ tuyến cổ tử cung có thể gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng như: khiến thai nhi phát triển không bình thường, sảy thai trong 3 tháng đầu, sinh non hoặc gây khó khăn khi chuyển dạ.
Chỉ khi bé con ra đời, anh xã nhà bạn mới chính thức cảm nhận mình đã lên chức. Còn không, suốt 9 tháng thai kỳ của vợ, anh ấy vẫn chỉ đủng đỉnh với “danh phận” chồng trong gia đình mà thôi. Mẹ không nên “du di” dễ dãi như vậy nhỉ? Bắt anh xã lên chức sớm nào!
Điểm mặt những anh chồng trong mơ của Vbiz
-
Bé sơ sinh cần được bổ sung canxi đúng cáchCanxi đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ sơ sinh. Thiếu...
-
Miền Bắc rét đậm đến Tết Nguyên đán,...Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia thông tin, từ nay đến Tết...
-
"Cứu nguy" cho mẹ bị bệnh trĩ khi mang thaiThông thường, khi mang thai thường có tình trạng bà bầu bị trĩ, đặc biệt...
-
Thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu3 tháng đầu thai kỳ là thời gian dễ xảy ra các tai biến nhất, do đó, mẹ bầu...
-
Sinh mổ lần 2 có nên chờ chuyển dạ?Không ít mẹ thắc mắc sinh mổ lần 2 có nên chờ chuyển dạ, hay cứ chọn ngày mổ...
-
Lạ: Mổ bắt thai nhi ở tháng thứ 7, phẫu...Một bà mẹ người Anh mang thai tháng thứ 7 được các bác sĩ phẫu thuật lấy...
-
Jessica Simpson và những sự cố dở khóc...Jessica Simpson mang thai lần 3 ở tuổi 38 và đối diện với nguy cơ tăng cân...
-
Đạo diễn Đức Thịnh đón vợ con xuất viện...Trong khi những lùm xùm xung quanh bộ phim "Trạng Quỳnh" chưa hạ nhiệt, hôm...
-
Nam diễn viên Pretty Woman có con ở...Hôm 11-2 vừa qua, Tờ Hello đưa tin, tài tử Richard Gere và Alejandra Silva...
-
Ca sĩ Hải Băng mang bầu lần 3, đối diện...Vào tháng 7-2018, một thông tin bất ngờ đến với mọi người: Nữ ca sĩ Hải Băng...
Chủ đề này chưa có bình luận, bạn hãy là người đầu tiên đóng góp ý kiến cho chủ đề này nhé!