Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thế Hòa
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 23/11/2020

Bệnh viêm tuyến nước bọt ở trẻ: Triệu chứng dễ nhầm bệnh quai bị

Bệnh viêm tuyến nước bọt ở trẻ: Triệu chứng dễ nhầm bệnh quai bị
Bệnh viêm tuyến nước bọt gây ra phì đại tuyến nước bọt. Đây là khối u lành tính, nhưng một khi biến chứng sẽ rất nguy hiểm cho trẻ.

Viêm tuyến nước bọt mang tai gây ra do khối u lành tính có thể gây phì đại tuyến nước bọt. Khối u có thể sẽ phát triển rất nhanh và gây ra mất cử động ở vùng mặt bị tổn thương. Nếu chậm điều trị, bệnh có thể gây biến dạng gương mặt.

bệnh viêm tuyến nước bọt

Bệnh viêm tuyến nước bọt là gì?

Bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai đơn thuần do các loại vi khuẩn Staphylococcus aureus, do virut Iryfluenza, Parainfluenza, Coxsackie… hoặc do sỏi làm tắc ống dẫn tuyến nước bọt cũng gây viêm.

Bệnh thường xuất hiện cùng với các bệnh viêm nhiễm amiđan, viêm lợi, giảm hay mất bài tiết nước bọt, rối loạn chức năng đề kháng với enzym nước bọt do viêm tụy hoại tử.

Khác với bệnh quai bị, bệnh này lành tính, có thể tự khỏi. Có trường hợp bệnh chuyển sang viêm mạn tính phì đại tuyến.

Biểu hiện bệnh:

  • Miệng có vị bất thường hoặc có mùi hôi
  • Vùng tuyến nước bọt mang tai sưng to, lan rộng ra xung quanh
  • Vùng da sưng tấy, gây đau khi nói và nuốt. Có hạch viêm gây mủ
  • Đỏ và sưng hàm ở phía trước tai, dưới hàm hoặc trên cùng của miệng người bệnh
  • Các dấu hiệu nhiễm trùng khác như sốt hoặc ớn lạnh
  • Sốt 38-39oC
  • Tăng tiết nước bọt trong miệng
Bệnh viêm tuyến nước bọt
Bệnh viêm tuyến nước bọt mãn tính có thể gây biến dạng gương mặt

Nguyên nhân gây bệnh viêm tuyến nước bọt ở trẻ nhỏ

Nước bọt có vai trò hỗ trợ quá trình tiêu hóa, giữ khoang miệng ẩm và sạch sẽ. Nước bọt cũng giúp rửa sạch vi khuẩn và thức ăn thừa, kiểm soát vi khuẩn tốt và xấu.

Tuyến nước bọt không hoạt động tốt, lượng vi khuẩn và thức ăn thừa được rửa trôi sẽ ít hơn và dẫn đến tình trạng viêm. Con người có 3 đôi tuyến nước bọt chính, nằm ở hai bên mặt.

  • Tuyến mang tai là tuyến lớn nhất, nằm ở hai bên má, phía trên hàm và phía trước của tai. Khi một trong hai tuyến này bị viêm thì được goi là viêm tuyến nước bọt mang tai.
  • Tuyến dưới hàm nằm ở hai bên hàm, phía xướng xương hàm.
  • Tuyến dưới lưỡi nằm ở phía dưới của miệng, dưới lưỡi.
  • Ngoài ra, còn có hàng trăm tuyến nước bọt nhỏ có tác dụng làm lắng nước bọt từ các ống nước bọt xung quanh miệng của bạn.

bệnh viêm tuyến nước bọt

Viêm tuyến nước bọt và quai bị có triệu chứng giống nhau nên dễ nhầm lẫn. Triệu chứng giống nhau là đều sưng đau ở tuyến nước bọt. Tuy nhiên, bệnh quai bị gây vô sinh. Viêm tuyến nước bọt đơn thuần có thể gây biến dạng khuôn mặt của con trẻ.

Điều trị bệnh viêm tuyến nước bọt

Khi xuất hiện các triệu chứng bệnh viêm tuyến nước bọt, bạn nên đưa bé đến bác sĩ chuyên khoa thăm khám. Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tuyến nước bọt bằng cách chụp CT, chụp MRI hoặc siêu âm. Bác sĩ cũng có thể tìm sỏi ở tuyến nước bọt.

Cách điều trị

Thuốc kháng sinh: Trong trường hợp có mủ, gây sốt hoặc bệnh do vi khuẩn gây ra. Ngoài kháng sinh, bác sĩ có thể cho dùng thuốc chống viêm, giảm phù nề, giảm đau, bổ sung bằng các loại kháng enzyme.

Điều trị muộn, bệnh giảm các triệu chứng sau 7 – 10 ngày và chuyển sang viêm mạn tính tái phát. Bệnh nhân viêm tuyến tái phát nhiều lần làm vùng tuyến mang tai 2 bên phì đại (to hơn bình thường) không nhỏ lại được. Tuy không nguy hại đến sức khỏe của con trẻ, khuôn mặt bệnh nhân vì thế sẽ biến dạng.

Cách phòng bệnh viêm tuyến nước bọt

Bạn hoàn toàn có thể giúp con ngừa bệnh viêm tuyến nước bọt tại nhà bằng các biện pháp sau:

  • Đánh răng, dùng chỉ nha khoa thường xuyên (ít nhất 2 lần/ngày), giữ gìn sạch sẽ răng miệng.
  • Súc miệng bằng nước muối ấm
  • Uống nhiều nước, uống chanh không đường giúp tăng lưu lượng nước bọt, giảm sưng
  • Massage tuyến nước bọt bị viêm
  • Chườm gạc ấm lên vùng da bị viêm để giảm đau
  • Đeo khẩu trang tránh bụi bẩn và tác nhân gây bệnh

Bệnh viêm tuyến nước bọt tuy không nguy hiểm như quai bị, nhưng sẽ ảnh hưởng lớn đến gương mặt trẻ. Bạn nên lưu ý các biểu hiện của bệnh này và cho con đến bệnh viện thăm khám kỹ lưỡng, điều trị tận gốc bệnh viêm này.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x