của bé
Viêm phế quản là căn bệnh thuờng gặp ở trẻ em, chủ yếu do virut gây ra. Thông thường, bệnh sẽ tự khỏi trong khoảng một tuần và không để lại bất cứ nguy hiểm gì. Tuy nhiên, cũng có một vài trường hợp bệnh khiến bé bị khó thở, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
1/ Viêm phế quản là gì?
Viêm phế quản là một bệnh nhiễm trùng hoặc viêm đường dẫn khí lớn đến phổi. Khi con bạn bị cảm lạnh, đau họng, cảm cúm, hay nhiễm trùng xoang, loại vi rút gây ra các triệu chứng trên có thể lây lan đến phế quản. Một khi vi trùng tập trung ở đó, đường hô hấp sẽ trở nên sưng, viêm, thậm chí có chất nhầy.
Ngoài ra, viêm phế quản cũng có thể xảy ra do nhiễm khuẩn, dị ứng hoặc bị kích ứng bởi khói thuốc lá, khói và bụi.
Trẻ em thường không bị viêm phế quản nhưng lại thường bị viêm tiểu phế quản. Tình trạng này xảy ra khi đường dẫn khí nhỏ trong phổi của bé (tiểu phế quản) bị bao quanh bởi chất nhầy và sưng lên. Cũng như viêm phế quản, nguyên nhân thường là do nhiễm virus – trong trường hợp này, đa phần là do virus hợp bào hô hấp (RSV).
2/ Triệu chứng là gì?
Đầu tiên con bạn có thể có triệu chứng cảm lạnh như viêm họng, mệt mỏi, chảy nước mũi, ớn lạnh, đau nhức và sốt nhẹ (38 độ). Tiếp đến là ho, lúc đầu sẽ không có chất nhẩy nhưng dần có thể có dịch nhầy màu xanh hoặc vàng. Một vài bé có thể bịt miệng hoặc nôn mửa khi ho.
3/ Trường hợp nghiêm trọng
Ngực của bé có thể bị tổn thương hoặc cảm thấy khó thở và thở khò khè. Nếu viêm phế quản nặng, bé có thể sốt cao liên tục trong nhiều ngày và ho kéo dài trong vài tuần.
Liên tục hít phải khói thuốc trong nhà cũng khiến bé cưng bị viêm phế quản trong nhiều tháng liên tiếp. Đây gọi là viêm phế quản mãn tính (khác với viêm phế quản hay viêm phế quản cấp tính). Tốt nhất, mẹ nên đảm bảo bé không tiếp xúc nhiều với môi trường có nhiều người hút thuốc lá.

5 mẹo nhỏ giúp phòng ngừa cảm lạnh cho bé Thời tiết thay đổi thất thường, sáng nắng chiều mưa khiến cho bé dễ bị cảm lạnh. Dưới đây là 5 mẹo nhỏ giúp bạn phòng tránh cảm lạnh cho bé trong mùa mưa này.
4/ Khi nào nên gọi bác sĩ?
Hầu hết các trường hợp xảy ra đều do virut gây nên. Vì vậy, mẹ nên đưa bé đi thăm khám nếu bé dưới 3 tháng tuổi và có triệu chứng viêm phế quản hoặc bệnh khác.
Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ lắng nghe phổi của bé với một ống nghe. Họ có thể đặt một thiết bị vào cuối ngón tay của con để đo lượng oxy trong máu của bé (gọi là thiết bị đo độ bão hòa oxy trong máu) hoặc chụp X-quang để đảm bảo con bạn không bị viêm phổi.
Thông báo với bác sĩ biết nếu con bạn ho nhiều hơn sau vài ngày hoặc sốt trong nhiều ngày hoặc sốt cao đến 39-40 độ C. Nếu bé khò khè, ho hay ho ra máu, bạn cũng nên thông báo với bác sĩ. Nghiêm trọng hơn, nếu bé có hiện tượng khó thở, mẹ phải gọi cấp cứu ngay lập tức.
5/ Làm sao để chữa bệnh viêm phế quản?
Thông thường các bác sĩ sẽ kê kháng sinh cho bé. Tuy nhiên, nếu bé bị bệnh do nhiễm virut, kháng sinh sẽ không có tác dụng gì nhiều. Tình trạng sẽ tự thuyên giảm trong 7 đến 10 ngày. Một số cách dưới đây giúp mẹ giảm bớt một số triệu chứng khó chịu cho con:
– Cho bé uống nhiều nước, khoảng 8 đến 10 ly nhỏ mỗi ngày. Nó sẽ giúp giảm nghẹt mũi và ngừa tình trạng mất nước.
– Đặt máy tạo độ ẩm phun sương quanh bé suốt cả ngày, đặc biệt nếu bạn sống trong khu vực có khí hậu khô. Làm ẩm không khí có thể giúp bé dễ thở hơn. Nhớ đảm bảo làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất để giữ cho máy sạch sẽ. Khi bẩn, thiết bị có thể lây lan mầm bệnh qua không khí.
– Làm vệ sinh mũi cho bé bằng dung dịch nước muối để giảm nghẹt. Chỉ cần nhỏ 1 đến 2 giọt vào mũi bé, sau đó hút nó ra với ống bơm.
– Khuyến khích bé nghỉ ngơi nhiều.
– Thời tiết lạnh, bụi và khói có thể gây kích ứng đường hô hấp của trẻ. Do đó, mẹ nên đảm bảo căn phòng của bé sạch sẽ, ấm áp và không khói thuốc để bé nhanh hồi phục.
– Để bé dễ thở hơn, ẵm bé lên khi bé nghỉ ngơi và ngủ.
– Để hạ sốt và làm bé dễ chịu, cho bé uống acetaminophen or ibuprofen với liều lượng vừa phải. Nhớ đừng bao giờ dùng aspirin, mẹ nhé!
– Cũng đừng cho bé uống thuốc trị ho. Bạn có thể không thích nghe tiếng ho của con nhưng chất nhầy khi ho giúp con khỏe hơn. Để làm dịu cổ họng và cơn ho một chút, mẹ có thể cho bé nuốt hoặc uống một chút mật ong cùng trà ấm. Tuy nhiên, không được cho trẻ em dưới 1 tuổi dùng mật ong, vì có thể gây nguy hiểm chết người.
– Nếu con của bạn bị suyễn, bác sĩ có thể kê toa một loại thuốc giãn phế quản để mở rộng đường hô hấp hoặc một loại thuốc corticosteroid để giảm bớt tình trạng viêm.

Khéo chăm con mau khỏi cảm lạnh Trẻ sơ sinh bị cảm lạnh khiến cha mẹ lo lắng và mệt mỏi không ít, nhất là khi bé cứ vật vã trong đêm và khóc ngằn ngặt đòi dỗ dành. Sau đây là vài "chiêu" mẹ có thể áp dụng để giảm triệu chứng bệnh và giúp con nhanh hồi phục.
6/ Ngăn ngừa viêm phế quản
– Tránh tiếp xúc với người bệnh, rửa tay thường xuyên và một chế độ dinh dưỡng hợp lý là cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh.
– Một khi con được 6 tháng tuổi, một mũi chích ngừa cúm hàng năm cũng sẽ giúp phòng ngừa viêm phế quản phần nào.
– Tránh xa khói thuốc là cũng là một cách phòng ngừa bệnh hiệu quả.
>>> Những chủ đề liên quan:
MarryBaby
Hỏi đáp cùng chuyên gia, Trải nghiệm lớp tiền sản, Quà tặng thành viên mới và rất nhiều những quyền lợi đặc biệt khác khi đăng ký tại MarryBaby.


Những lợi ích không ngờ của tã giấy giúp bé ngoan phát triển tính cách Tã lót thoải mái, bé ngoan và ít quấy hơn hẳn.
-
Cách xử lý khi bé bị cảm lạnhCảm lạnh là chứng bệnh bình thường với tất cả mọi người, bao gồm trẻ em. Hầu hết mọi đứa trẻ sẽ bị cảm 8 đến 10 lần trong hai năm đầu đời. Khi bé lớn một chút, bệnh cảm có thể được xem là sự phiền...
-
Bé bị cảm lạnh và những điều mẹ cần biếtLàm thế nào để chắc chắn được con yêu chỉ đang bị cảm lạnh thông thường hay là dấu hiệu của một chứng bệnh nghiêm trọng nào đó?
-
Cẩn thận khi cho bé uống thuốcBạn có biết rõ những loại thuốc nào có thể cho con uống khi bé bị ho, sốt hay cảm lạnh không? Một số loại thuốc thậm chí sẽ gây nguy hiểm cho con nếu như bạn cho bé uống mà không có sự cho phép...
Sẽ không nhiều bà mẹ dành thời gian quan tâm sát sao việc trẻ bị bầm tím thường xuyên khi chơi đùa hay thỉnh hoảng khó thở, chán ăn... Mẹ nghĩ rằng đó chỉ là do không may, do trẻ nô đùa quá trớn hay bệnh vặt mà quên mất nguy cơ ung thư ở trẻ em đang \"rình rập\".
7 dấu hiệu nghiêm trọng cảnh báo nguy cơ ung thư ở trẻ em
-
lina
-
cắt tóc máu cho thỏ
-
Anh Anh Trương
-
Bé đi dạo buổi sáng
-
Cuối tuần của 2 anh em
-
Minh Thư 18 tháng tuổi
-
3 mẹ con tự sướng
-
cô bé màu hồng
-
Mùa xuân của mẹ
-
Được mẹ mua quà
-
Pony bé nhỏ ❤️❤️❤️
-
Bé Du Xuân Mậu Tuất
-
Ngắm cảnh
-
Xuân An Nhiên
-
Cô Ba vui tết
Được quan tâm nhất
-
Cách rặn đẻ: Đẻ thường khác đẻ không đauKhi nghĩ về chuyện sinh đẻ, hầu hết các mẹ bầu đều lo lắng về cảm giác đau...
-
Những điều cần tránh khi mang thai các...Chỉ một chút sơ sảy, lơ là, sự an toàn của bà bầu và thai nhi sẽ bị đe dọa,...
-
Đau đầu khi mang thai: Không chữa không...Đau đầu khi mang thai nếu không cải thiện, về lâu về dài có thể gây ra những...
-
Cách cho con bú: Là bản năng đó nhưng...Cách cho con bú không hẳn là một việc khó, nhưng với người lần đầu làm mẹ,...
-
Bệnh mùa hè: Cẩn thận với thủy đậuNguy cơ mắc bệnh thủy đậu ở trẻ sơ sinh tuy hiếm, nhưng mẹ cũng nên cẩn...
Thành viên nổi bật trong tuần
-
Em bé sơ sinh nặng nhất thế giới bao...Với cân nặng 18 kg, một em bé sơ sinh người Ấn Độ đã lật đổ kỷ lục thế giới...
-
Sau bao ngày ngóng trông, "hoàng tử bé"...Hành trình làm mẹ lần thứ ba của công nương Kate không hề dễ dàng. Nhưng sau...
-
Sự thật của hạnh phúc gia đình chỉ giản...Dù bạn là ai khi xem những bức tranh mô tả về cuộc sống gia đình của nghệ sĩ...
-
Ca sĩ Thủy Tiên: Không dám khoe con vì...Kể từ khi chào đời đến nay, Bánh Gạo luôn được Công Vinh và Thủy Tiên giấu...
-
Mang thai mùa hè, nóng thì nóng đó...Có nhiều mẹ than rằng: “Mùa hè đã nóng nực mà còn vác thêm cái bụng bầu chán...
Mùa đông đến dùng, có khi mình phải dùng máy tạo độ ẩm cho con thôi. đọc bài viết xong thấy lo lắng quá.
Thời tiết nóng, nằm điều hòa thường xuyên cũng dễ bị viêm phế quản.
ĐÚng rồi mẹ ơi. Nằm điuề hòa dễ bị lắm ấy.
Tốt nhất là nên tiêm phòng cúm cho con, điều này cũng giúp hạn chế trẻ bị bệnh hơn.
Tiêm phòng cúm cho con được hả mẹ. Mỗi năm tiêm một mũi hả mẹ ơi.
Đây là bệnh rất thường gặp nhưng nhiều mẹ chủ quan không chữa dứt điểm cho con để cho bệnh tái đi tái lại rất vất vả.
Mỗi lần con bệnh khó thở nhìn con mà thương lắm ạ.
thậm chí có bé còn phải đi tiêm để cho khỏi. Vì bệnh này nếu để lâu thành phù nề phế quản, hen suyễn sẽ rất nguy hiểm tới tính mạng của bé. nên các mẹ lưu ý nhé.
Tiên là kháng sinh nặng rồi mẹ ơi.