của bé
Bệnh nhiễm trùng máu có thể tấn công bất cứ ai. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ lại là nhóm đối tượng có nguy cơ cao hơn cả do hệ miễn dịch còn quá non yếu.
Nội dung bài viết
Tuy có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu phát hiện kịp thời nhưng các triệu chứng của bệnh nhiễm trùng máu dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh lý khác nên trẻ thường không được chẩn đoán sớm.
Nguyên nhân gây nhiễm trùng máu ở trẻ
Nhiễm trùng máu là tỉnh trạng xâm nhập vào máu của các vi sinh vật nguy hiểm như vi khuẩn, ký sinh trùng… Bệnh nhiễm trùng máu thường bắt đầu từ một tình trạng nhiễm trùng ban đầu, chẳng hạn như viêm phổi, viêm da, viêm đường tiết niệu hay thậm chí là một vết thương hở trên cơ thể, vết trầy da hay vết rôm sẩy, mụn nhọt.
Bệnh có thể tấn công bất cứ ai, nhưng đặc biệt dễ gặp ở những trường hợp có hệ miễn dịch còn non yếu như trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Ở trẻ sơ sinh, bệnh nhiễm trùng máu liên quan nhiều đến quá trình thai kỳ, những can thiệp trong lúc sinh đẻ và môi trường chăm sóc trẻ sau khi sinh.
Lúc vừa chào đời, trẻ được cảnh báo nguy cơ nhiễm trùng máu rất cao vì các loại vi sinh vật dễ dàng xâm nhập qua da, dây rốn để vào máu, di chuyển khắp cơ thể, bao gồm cả não bộ.
Dấu hiệu trẻ bị bệnh nhiễm trùng máu
Bệnh nhiễm trùng máu có thể khiến trẻ gặp phải một lúc rất nhiều biểu hiện khác nhau, bao gồm:
- Sốt cao
- Hạ thân nhiệt
- Ớn lạnh từng cơn
- Rét run
- Đau bụng
- Tiêu chảy
- Đau chân
- Nhịp tim nhanh
- Khó thở, mệt mỏi, lừ đừ
Đặc biệt, khi tình trạng nhiễm khuẩn chuyển sang giai đoạn nặng, trẻ sẽ bị hạ huyết áp, suy tạng, rối loạn hô hấp, rồi loạn tuần hoàn và giảm ý thức nghiêm trọng, khiến việc điều trị vô cùng khó khăn.
Ở trẻ mới sinh, triệu chứng của bệnh nhiễm trùng máu có chút khác biệt là trẻ ngủ li bì, sốt cao trên 38 độ C hoặc hạ thân nhiệt xuống dưới 35 độ C, da tím tái, nhợt nhạt.
Thậm chí xuất hiện những đốm màu lạ, nhịp thở nhanh hoặc chậm bất thường, có dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, nôn ói, trướng bụng, tiểu ít…
Nên cảnh giác ngay cả những vết thương nhỏ
PGS Nguyễn Tiến Dũng, Nguyên Trưởng khoa Nhi BV Bạch Mai cho biết, mùa Hè các bệnh ngoài da trong đó nhiễm khuẩn ngoài da hay gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh nhiễm khuẩn này cha mẹ thường lơ là bỏ qua nhưng thực chất nó vô cùng nguy hiểm.
“Mùa hè hay gặp các bệnh về da ở trẻ em, nguyên nhân là vì mùa hè nóng trẻ hay ra mồ hôi ngứa ngáy, khó chịu nên các cháu gãi nhiều hoặc các cháu chơi đùa có thể bị xây xước.
Những xây xước nhỏ đôi khi mắt thường không nhìn thấy, trẻ cũng không đau nhưng vì da trẻ mỏng, dễ tổn thương, dễ nhiễm trùng nên vẫn tạo điều kiện cho vi khuẩn trên da xâm nhập vào.
Các vi trùng trên da lúc nào cũng có, nếu không bị tổn thương thì tụ cầu sống chung không gây bệnh nhưng khi da bị chấn thương nó có thể xâm nhập vào bên trong và gây bệnh cho người” – bác sĩ Dũng nhấn mạnh.
Khi gặp vết thương hở nhỏ, qua lỗ chân lông ăn vào, tụ cầu vàng trên da sẽ gây nhiễm trùng sâu, ăn sâu tạo thành các mụn giống như mụn đầu đinh. Nhiều người thường nghĩ nó là mụn do nóng nắng nhưng thực chất đó là mụn do loài vi khuẩn kháng thuốc gây ra.
Vi khuẩn tụ vàng đang kháng kháng sinh nên nguy hiểm. Nó có thể gây ra nhiễm trùng máu toàn thân, sốc nhiễm trùng và suy đa phủ tạng ở trẻ. Nếu không điều trị kịp thời thì nguy cơ tử vong cho trẻ rất cao, có thể lên đến 90%.
Đặc biệt tụ cầu trên khu vực đầu càng nguy hiểm vì nó đi vào máu dễ hơn. Trên da mặt có nhiều mạch máu, các mạch máu này đi vào xoang não nên nếu tụ cầu vào xoang não thì bệnh tiến triển rất nặng.
Chính vì thế, mùa hè khi trẻ xuất hiện mụn nhọt cần cho trẻ đi bác sĩ kiểm tra. Để xác định tụ cầu vàng chỉ cần cấy máu là có thể phát hiện ra bệnh. Bằng kinh nghiệm các bác sĩ sẽ chỉ định đúng bệnh để có hướng điều trị.
Về quan niệm của các gia đình mùa hè nóng gây mụn, PGS Dũng cho biết không có nóng nào gây mụn.
Trong thực tế, ông đã gặp nhiều bệnh nhân bị mụn nên tắm nước lá không khỏi, ngược lại còn bị nhiễm trùng máu. Có cháu bé và người lớn không chữa trị sớm tụ cầu vào máu khi đưa đến bệnh viện đã tử vong do nhiễm trùng huyết.
Cách điều trị nhiễm trùng máu cho trẻ
Quá trình điều trị bệnh nhiễm trùng máu ở trẻ bắt đầu từ việc chẩn đoán bệnh sớm, loại bỏ nguồn gốc gây nhiễm trùng, hỗ trợ tuần hoàn, tim mạch và hô hấp, điều chỉnh thăng bằng kiềm toan, chống rối loạn đông máu và chỉ định dùng thuốc kháng sinh.
Ngoài ra, trẻ cũng cần được điều trị tích cực, cải thiện các triệu chứng đi kèm như tiêu chảy, mất nước, co giật, nôn ói…
Trước khi có chỉ định sử dụng kháng sinh, trẻ cần phải được làm kháng sinh đồ chọn ra kiểu phù hợp với loại vi khuẩn gây bệnh để việc điều trị đạt kết quả cao nhất.
Tuy nhiên, không nhất thiết phải chờ kết quả của kháng sinh đồ mới bắt đầu điều trị. Trẻ vẫn có thể dùng kháng sinh phổ rộng ngay sau khi phát hiện bệnh. Tùy loại vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh nhiễm trùng máu mà mỗi trẻ sẽ có tiên lượng bệnh và thời gian dùng kháng sinh đặc trị khác nhau.
Đặc biệt, y học hiện đại đã cho ra đời nhiều loại kháng sinh mới có tác dụng hữu hiệu, giúp việc chữa trị bệnh nhiễm trùng máu ở trẻ có kết quả khả quan, giảm được tỷ lệ tử vong đáng kể.
Trẻ bị bệnh nhiễm trùng máu nên ăn gì?
Một chế độ dinh dưỡng hợp lý cùng quá trình điều trị đúng đắn sẽ giúp trẻ nhanh chóng phục hồi, giảm thời gian nằm viện, hạn chế gặp phải các biến chứng do bệnh nhiễm trùng máu gây ra.
Vì vậy, chế độ dinh dưỡng ở những trẻ mắc bệnh nhiễm trùng máu cần được đặc biệt quan tâm. Theo đó, trẻ cần được:
- Tăng lượng protein (chú ý nhóm thực phẩm bổ sung protein) và giảm calo trong khẩu phần ăn hàng ngày, nhằm hỗ trợ quá trình chuyển hóa trong cơ thể.
- Tăng cường bổ sung các loại axit amin như Arginin (ở dạng L-arginin), dầu cá, kẽm, probiotic, chất chống gốc tự do… có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện chức năng lưu thông máu của hệ tuần hoàn, hỗ trợ sức khỏe đường ruột…
Bệnh nhiễm trùng máu ở trẻ nhỏ có thể tiến triển nặng mà không có khả năng tự hồi phục nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Điều đáng nói là triệu chứng bệnh khá đa dạng, tùy thuộc vào vi khuẩn gây bệnh và khả năng đáp ứng của cơ thể của mỗi trẻ lại khác nhau.
Vì vậy, ngay khi trẻ có nhiều dấu hiệu bất thường cùng một lúc, mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được khám và chẩn đoán càng sớm càng tốt.
MarryBaby Pregnancy Handbook 2017 đồng hành cùng mẹ bầu hiện đại trong suốt quá trình 40 tuần thai với nhiều thông tin hữu ích được cập nhật.
Lắng nghe những chuyện kể từ "bụng bầu"
-
Rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì? Những...Rạch tầng sinh môn là một thủ thuật phổ biến được bác sĩ dùng để hỗ trợ mẹ...
-
Sau sinh bao lâu thì được đánh răng?...Sau khi sinh, cơ thể phụ nữ thường rất yếu nên việc kiêng cữ đóng vai trò...
-
Sau sinh có được dùng điện thoại không?...Sau sinh, cơ thể người mẹ thường rất yếu. Vì thế, ưu tiên hàng đầu của...
-
Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh để con...Trẻ sơ sinh trò chuyện bằng cách bập bẹ, cười hoặc làm một số động tác đơn...
-
Bộ sưu tập 100 cách đặt tên con gái họ...Vợ chồng bạn vừa “sản xuất” được một cô công chúa xinh đẹp, nhưng chưa biết...
-
Màu sắc ảnh hưởng cảm xúc của bạn như...Nếu biết màu sắc ảnh hưởng cảm xúc, bạn sẽ có thể chủ động gây ảnh hưởng đến...
-
Sinh năm 2021 mệnh gì, tuổi con gì?Bạn có kế hoạch thêm thành viên cho gia đình trong năm mới này? Hãy xem thử...
-
Tử vi năm 2021: Bật mí may mắn của 12...Vận thế 12 con giáp trong tử vi năm 2021 có gì đáng quan tâm? Hãy cùng khám...
-
Tử vi năm 2021: 12 cung hoàng đạo đọc...Tử vi năm 2021 của 12 cung hoàng đạo có gì đặc biệt? Hãy cùng đi tìm từ khóa...
-
Bé 3 tuổi bị đột quỵ não, chuyện khó...Mới đây, hàng loạt nghệ sỹ nổi tiếng như Chí Tài, Vân Quang Long… vừa mất vì...
Chủ đề này chưa có bình luận, bạn hãy là người đầu tiên đóng góp ý kiến cho chủ đề này nhé!