của bé
Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo, nếu không được điều trị kịp thời, mỗi cá thể mắc bệnh lao phổi có thể lây nhiễm bình quân 10-15 người mỗi năm. Trong đó, đối tượng dễ lây nhiễm nhất chính là trẻ dưới 5 tuổi.
Nội dung bài viết
Bệnh lao phổi là bệnh truyền nhiễm, rất dễ lây lan qua không khí. Đối với trẻ nhỏ, cách phòng bệnh hiệu quả nhất vẫn là tiêm vắc xin ngay từ sớm.
Bệnh lao phổi là gì?
Lao phổi là căn bệnh nhiễm trùng mạn tính do vi khuẩn Mycobacterium Tuberculosis gây ra. Bệnh lây truyền qua không khí. Vi khuẩn gây bệnh có thể tồn tại lâu trong không khí khi người bệnh ho, khạc, hắt hơi… bắn ra nước bọt có mang theo vi khuẩn lao phổi vào không khí và lưu chuyển đi khắp mọi nơi. Nghiên cứu cho thấy, vi khuẩn lao có thể văng xa đến 1 mét khi người bệnh ho.

Tiêm phòng là cách phòng bệnh hiệu quả nhất
Khi tiếp xúc với vi khuẩn lao từ trong không khí, những trẻ có sức đề kháng tốt thì cơ thể sẽ khống chế các vi khuẩn lao và khiến chúng không phát triển được để có thể gây bệnh.
Còn với những trẻ có sức đề kháng yếu, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi hoặc sức đề kháng đang bị suy giảm do suy dinh dưỡng, bệnh thực thể…, vi khuẩn lao rất dễ thâm nhập, phát triển và gây bệnh cho trẻ.
Triệu chứng bệnh lao phổi
Theo các chuyên gia y tế, trẻ mắc bệnh lao phổi thường có những triệu chứng chung là mệt mỏi, lười ăn, chậm tăng cân, thậm chí sụt cân, sốt nhẹ về chiều, ra mồ hôi trộm.
Bên cạnh đó, trẻ có thể ho khan, khạc đàm, khó thở, đau tức ngực… Ngoài ra, trẻ sẽ có thêm những triệu chứng khác, phụ thuộc vào loại bệnh lao phổi mà trẻ mắc phải.
Bệnh lao phổi được phân loại như sau:
Lao sơ nhiễm
Đây là loại bệnh lao phổi thường gặp nhiều nhất ở trẻ dưới 5 tuổi mà không được chủng ngừa BCG. Khi mắc lao sơ nhiễm lao, trẻ ít có triệu chứng, hoặc chỉ có triệu chứng như cảm cúm thoáng qua, nóng sốt mệt mỏi… Thông thường, bệnh diễn tiến nhẹ và có thể tự khỏi nếu trẻ có sức đề kháng tốt và được chăm sóc kỹ càng.
Lao màng não
Đây là biến chứng nặng của lao sơ nhiễm, xảy ra sau khi trẻ mắc lao sơ nhiễm khoảng 2-12 tháng, với triệu chứng sốt nhẹ, rồi sốt cao trên 38 độ C, đau đầu, nôn ói, sờ thấy cứng cổ.
Một vài trường hợp còn có dấu hiệu tổn thương thần kinh, co giật, động kinh, hôn mê, lé mắt, sụp mí mắt… Nếu chẩn đoán chậm trễ, trẻ phải đối mặt với nhiều di chứng nặng lên tâm thần như thiểu năng trí tuệ, động kinh; yếu liệt nửa người, co rút tay chân, mù, điếc…
Lao kê cấp tính
Đây cũng là một biến chứng nặng khác của lao sơ nhiễm. Trẻ thường phát bệnh sau khi mắc lao sơ nhiễm một vài tuần, với triệu chứng sốt cao, mạch nhanh, nôn ói, đau bụng, tiêu chảy, khó thở, tím tái… Lao kê rất dễ diễn tiến sang lao màng não và dẫn đến tử vong nếu không được chẩn đoán, chữa trị kịp thời.
Lao đường hô hấp
Bao gồm lao màng phổi và phổi. Loại bệnh lao phổi này thường gặp ở trẻ lớn, chuẩn bị bước vào giai đoạn tuổi dậy thì với các triệu chứng ho lâu ngày, sốt nhẹ, ăn uống kém, phát triển chậm…
Lao ngoài phổi
Dạng bệnh lao phổi này khá đa dạng, như lao cột sống khiến trẻ đau vùng cột sống, và dần dần bị gù lưng; lao xương khớp làm xương khớp của trẻ bị sưng đau, thậm chí chảy mủ; lao hệ niệu xuất hiện với triệu chứng đi tiểu ra máu, sưng tinh hoàn ở bé trai; lao hạch có biểu hiện là từng chùm hạch gây rò mủ làm trẻ đau nhức; lao ruột dẫn đến tiêu chảy, đi ngoài ra máu…
Chẩn đoán, điều trị lao phổi ở trẻ nhỏ
Để điều trị triệt để bệnh lao phổi, việc quan trọng nhất là chẩn đoán lao, tìm ra loại bệnh mà trẻ đang mắc phải, để từ đó có phác đồ điều trị phù hợp nhất. Tuy nhiên, điều này lại khá khó khăn ở trẻ nhỏ do trẻ chưa biết khạc đàm để có thể tiến hành xét nghiệm đàm tìm vi trùng lao và thử phản ứng lao tố.

Triệu chứng bệnh rất dễ nhầm lẫn với bệnh về hô hấp
Ngoài ra, khi bắt đầu bị lao sơ nhiễm, những triệu chứng mà trẻ gặp phải dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh lý hô hấp, gây khó khăn cho quá trình chẩn đoán và điều trị.
Do đó, để chẩn đoán bệnh lao phổi, trẻ thường sẽ được chỉ định chụp X – quang phổi, thử phản ứng lao tố, xét nghiệm bạch cầu trong máu, thử BK trong nước bao tử…
Còn phương pháp điều trị bệnh lao phổi ở trẻ em, trẻ cần phải tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của chuyên gia y tế, sử dụng đúng và đủ liều lượng thuốc, đúng phác đồ trong suốt thời gian điều trị, khoảng 6 đến 9 tháng để bệnh tình ổn định lâu dài.
Cách phòng ngừa bệnh lao phổi cho trẻ
Các chuyên gia y tế khuyến cáo, cách phòng ngừa bệnh lao phổi tốt nhất cho trẻ hiện nay vẫn là tiêm vắc xin lao BCG. Ngoài ra, tránh để trẻ tiếp xúc với nguồn lây lao từ những người khác. Đồng thời, chăm sóc sức khỏe trẻ thật tốt với chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất, chống suy dinh dưỡng và giữ gìn nhà cửa thoáng mát, sạch sẽ…
Đặc biệt, nếu nghi ngờ trẻ bị bệnh lao phổi với các triệu chứng kể trên, hãy đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời để kiểm soát bệnh.
Bệnh lao phổi được xem là một trong những căn bệnh nguy hiểm, đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ và cả cộng đồng. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị triệt để, trẻ có nguy cơ đối mặt với nhiều biến chứng, thậm chí tử vong. Do đó, các chuyên gia y tế khuyến cáo, trẻ cần được chủng ngừa lao theo đúng chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia để đảm bảo sức khỏe tốt nhất.
MarryBaby Pregnancy Handbook 2017 đồng hành cùng mẹ bầu hiện đại trong suốt quá trình 40 tuần thai với nhiều thông tin hữu ích được cập nhật.
Lắng nghe những chuyện kể từ "bụng bầu"
-
Rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì? Những...Rạch tầng sinh môn là một thủ thuật phổ biến được bác sĩ dùng để hỗ trợ mẹ...
-
Sau sinh bao lâu thì được đánh răng?...Sau khi sinh, cơ thể phụ nữ thường rất yếu nên việc kiêng cữ đóng vai trò...
-
Sau sinh có được dùng điện thoại không?...Sau sinh, cơ thể người mẹ thường rất yếu. Vì thế, ưu tiên hàng đầu của...
-
Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh để con...Trẻ sơ sinh trò chuyện bằng cách bập bẹ, cười hoặc làm một số động tác đơn...
-
Bộ sưu tập 100 cách đặt tên con gái họ...Vợ chồng bạn vừa “sản xuất” được một cô công chúa xinh đẹp, nhưng chưa biết...
-
Màu sắc ảnh hưởng cảm xúc của bạn như...Nếu biết màu sắc ảnh hưởng cảm xúc, bạn sẽ có thể chủ động gây ảnh hưởng đến...
-
Sinh năm 2021 mệnh gì, tuổi con gì?Bạn có kế hoạch thêm thành viên cho gia đình trong năm mới này? Hãy xem thử...
-
Tử vi năm 2021: Bật mí may mắn của 12...Vận thế 12 con giáp trong tử vi năm 2021 có gì đáng quan tâm? Hãy cùng khám...
-
Tử vi năm 2021: 12 cung hoàng đạo đọc...Tử vi năm 2021 của 12 cung hoàng đạo có gì đặc biệt? Hãy cùng đi tìm từ khóa...
-
Bé 3 tuổi bị đột quỵ não, chuyện khó...Mới đây, hàng loạt nghệ sỹ nổi tiếng như Chí Tài, Vân Quang Long… vừa mất vì...
Chủ đề này chưa có bình luận, bạn hãy là người đầu tiên đóng góp ý kiến cho chủ đề này nhé!