Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Mận
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 16/03/2020

[Cảnh báo] Phân biệt ngay cảm cúm và cảm lạnh, tránh trẻ phải nhập viện

[Cảnh báo] Phân biệt ngay cảm cúm và cảm lạnh, tránh trẻ phải nhập viện
Thông báo từ Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết rất nhiều trẻ đang nhập viện ồ ạt vì cúm mùa. Nguyên nhân do bố mẹ đã trị cảm cúm cho trẻ sai cách, nhầm lẫn tai hại giữa cảm cúm và cảm lạnh dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Chỉ trong 2 tuần gần đây, Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận hơn 300 bệnh nhi nhập viện vì mắc bệnh cúm. 100 trẻ phải nhập viện để điều trị. Nguyên nhân chủ yếu do bố mẹ trị cảm cúm cho trẻ sai cách vì nhầm lẫn cảm cúm với cảm lạnh thông thường.

Thời tiết thất thường, nóng lạnh đột ngột cộng thêm sức đề kháng cơ thể của trẻ sơ sinh kém, không kịp thích nghi với môi trường cũng là lý do quan trọng. Các triệu chứng của cảm cúm và cảm lạnh khá giống nhau và đều do virus gây ra nên không có thuốc điều trị cảm đặc hiệu mà chỉ điều trị theo triệu chứng.

trị cảm cúm cho trẻ 1 1
Cảm cúm và cảm lạnh như anh em song sinh, rất khó để phân biệt

Cảm cúm và cảm lạnh đều là những bệnh truyền nhiễm lây từ người này sang người khác thông qua đường hô hấp trực tiếp như ho, hắt hơi, đụng chạm. Con đang lớn, mải chơi nên chỉ cần khi bàn tay dính chất tiết có virus của người bệnh sau đó trẻ đưa lên miệng, mũi, mắt càng dễ lây nhiễm.

Phân biệt cảm cúm và cảm lạnh

Nguyên nhân Dấu hiệu nhận biết Biến chứng Phòng bệnh
Cảm cúm Cúm (tên tiếng anh là Influenza hay Flu) lây truyền qua đường hô hấp, gây ra bởi virus cúm. Thường do hai chủng virus cúm A, B gây ra.

Sốt: Thường sốt cao đột ngột, có thể trên 38,5-39 độ C

Hội chứng đau: Đây là dấu hiệu phân biệt rõ ràng giữa cúm và cảm lạnh. Trẻ bị cúm thường bị đau đầu, đau cơ bắp, đau nhức khắp người.

Sổ mũi: Thỉnh thoảng

Ho và đau ngực: Phổ biến và có thể trở nặng

Viêm hệ thần kinh trung ương, viêm cơ, viêm cơ tim…

Vệ sinh tay thường xuyên, tránh tiếp xúc trực tiếp với người bệnh.

Chích ngừa cúm định kỳ hằng năm

Cảm lạnh Cảm lạnh là một nhóm các triệu chứng gây ra bởi nhiều loại virus khác nhau, trong đó Rhinovirus chiếm phần lớn. Một số loại virus có thể kể đến là: Enterovirus, Coronavirus…

Sốt: Cảm lạnh thông thường thì sốt nhẹ hơn, tuy nhiên cũng có trẻ sốt cao hoặc là không sốt.

Hội chứng đau: Thỉnh thoảng

Sổ mũi: Dịch xuất tiết lúc đầu trong, loãng nhưng nếu không được vệ sinh sạch sẽ để ứ đọng nhiều hoặc bị bội nhiễm vi khuẩn thì dịch có thể trở nên đục, xanh hoặc vàng.

Ho và đau ngực: Nhẹ đến trung bình

Viêm tai giữa cấp, viêm xoang cấp, viêm tiểu phế quản cấp… Rửa tay thường xuyên, tránh tiếp xúc với người đang bị cảm lạnh

Công thức chung điều trị cảm lạnh và cảm cúm

Cảm cúm và cảm lạnh là virus gây ra nên không có thuốc điều trị đặc hiệu, chỉ điều trị theo triệu chứng và sức đề kháng, chờ bệnh tự khỏi nhưng cần điều trị biến chứng nếu không may có biến chứng xảy ra.

trị cảm cúm cho trẻ
Bất kỳ loại thuốc nào khi cho trẻ uống đều phải có ý kiến của bác sĩ

Với những trường hợp nhẹ, mẹ có thể điều trị tại nhà theo hướng dẫn sau:

  • Uống nước đầy đủ: Cung cấp nước cho trẻ thông qua nước uống trực tiếp, sữa, đồ ăn lỏng như cháo, súp.
  • Vệ sinh mũi: Rửa mũi bằng dung dịch nước muối sinh lý (0.9 %), hoặc xịt vệ sinh mũi bằng nước muối biển sâu.
  • Giảm ho: Có thể dùng siro ho thảo dược hoặc một số bài thuốc dân gian như tắc chưng đường phèn, mật ong, chanh đào ngâm mật ong…
  • Trường hợp nặng có thể phải dùng thuốc nhưng cần phải được bác sĩ cho phép, không được dùng aspirin để hạ sốt cho trẻ.

Tiêm ngừa vắc-xin cúm mùa:

  • Trẻ từ 6 tháng – 9 tuổi: Tiêm hai liều cách nhau tối thiểu bốn tuần
  • Trẻ từ chín tuổi trở lên: Chỉ tiêm một liều
  • Tiêm nhắc lại mỗi năm, vì virus cúm thay đổi kháng khuyên hàng năm. Nên tiêm đón đầu trước mùa bệnh 1-2 tháng.

Khi nào thì bạn nên đến gặp bác sĩ?

Nếu điều trị tại nhà 2-3 ngày mà trẻ không bớt bệnh cộng thêm có các biểu hiện dưới đây mẹ cần đưa trẻ tới bệnh viện:

  • Sốt cao liên tục
  • Đau khi nuốt
  • Ho liên tục: Khi cơn ho không thuyên giảm sau 2 hoặc 3 tuần có thể trẻ bị viêm tiểu phế quản
  • Đau đầu và tắc mũi không khỏ và tiếp tục chảy nước mũi sau một tuần thì có thể bị biến chứng viêm xoang

Không ai muốn trị cảm cúm cho trẻ sai cách để bé phải nhập viện và “tống kháng sinh” vào để điều trị. Cách tốt nhất là phòng bệnh càng sớm càng tốt thôi mẹ ạ!

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x