của bé
Bé 4 tháng tuổi bị ho và sổ mũi khiến cho các bậc phụ huynh không khỏi xót con và lo lắng. Thế nhưng, trẻ 4 tháng bị ho sổ mũi không còn quá đáng sợ khi bạn biết được nguyên nhân và cách chữa trị đúng cho trẻ.
Nội dung bài viết
- Nguyên nhân khiến bé 4 tháng tuổi bị ho và sổ mũi
- 1. Trẻ 4 tháng tuổi bị ho do tác động của môi trường
- 2. Nguyên nhân do lây bệnh từ người lớn xung quanh trẻ
- 3. Do ảnh hưởng từ các bệnh khác
- Cách điều trị bé 4 tháng tuổi bị ho và sổ mũi
- 1. Vệ sinh mũi họng sạch sẽ
- 2. Tắm nước gừng chữa ho cho trẻ
- 3. Tăng cường cho trẻ bú mẹ
- 4. Trị ho, sổ mũi cho bé bằng đường phèn
- 5. Chữa bé 4 tháng tuổi bị ho và sổ mũi bằng quả tắc (quất)
- 6. Cách trị trẻ ho có đờm sổ mũi bằng húng chanh
- Bé 4 tháng tuổi bị ho và sổ mũi mẹ cần lưu ý gì?

Bé 4 tháng tuổi bị ho và sổ mũi: Mẹ phải làm sao để khắc phục cho con?
Bé 4 tháng tuổi có hệ hô hấp và sức đề kháng còn non nớt nên rất dễ bị tác động bởi các yếu tố như thời tiết thay đổi thất thường, môi trường sống ô nhiễm, và vi khuẩn lây lan từ người lớn đang nhiễm bệnh.
Do đó, bé 4 tháng tuổi bị ho và sổ mũi là chuyện thường xuyên xảy ra. Tuy nhiên, mẹ cũng đừng quá chủ quan mà hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị cho bé dưới đây nhé.
Nguyên nhân khiến bé 4 tháng tuổi bị ho và sổ mũi
Trẻ sơ sinh bị ho, sổ mũi có thể là từ những nguyên nhân dưới đây:
1. Trẻ 4 tháng tuổi bị ho do tác động của môi trường
Môi trường ẩm thấp, không thông thoáng, thiếu ánh sáng mặt trời sẽ khiến không gian sống của bé không được đảm bảo. Các dụng cụ, đồ dùng cá nhân của trẻ không được vệ sinh đúng cách sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn và nấm mốc, bệnh tật phát triển, tấn công đến hệ hô hấp khiến trẻ 4 tháng bị ho sổ mũi.

Cách bổ sung canxi cho trẻ 4 tháng tuổi để xương bé cứng cáp Canxi là khoáng chất vô cùng cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Nếu bé hấp thụ canxi tốt thì cơ thể phát triển khỏe mạnh, cao lớn, xương chắc răng khỏe. Tuy nhiên, nếu mẹ không biết cách bổ sung canxi cho trẻ 4 tháng tuổi, bé sẽ gặp nhiều rủi ro đấy.
2. Nguyên nhân do lây bệnh từ người lớn xung quanh trẻ
Trẻ 4 tháng tuổi hệ miễn dịch còn yếu nên dễ bị lây bệnh từ những người xung quanh. Một số bệnh do lây nhiễm có thể khiến bé 4 tháng tuổi bị ho và sổ mũi gồm:
Cảm lạnh: Trẻ bị cảm lạnh sẽ dễ ho, hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, có thể bị sốt nhẹ hoặc không.
Cảm cúm: Hệ miễn dịch và các cơ quan chưa hoàn thiện khiến trẻ 4 tháng tuổi dễ bị lây cúm từ thành viên trong gia đình đã mắc bệnh. Triệu chứng cảm cúm có thể khiến trẻ bị khó thở, mệt mỏi, rét run, bỏ bú, hay quấy khóc và dễ nôn trớ khi ăn.
Ngoài ra, khói thuốc lá rất có hại đối với hệ hô hấp của trẻ. Nếu trong gia đình bạn có người lớn hút thuốc lá thì khả năng bé yêu sẽ mắc phải bệnh ho, viêm phế quản thậm chí là viêm phổi. Viêm phổi sẽ khiến trẻ ho có đờm sổ mũi.
3. Do ảnh hưởng từ các bệnh khác
Ngoài cảm lạnh và cảm cúm, một số bệnh dưới đây cũng khiến trẻ 4 tháng tuổi bị ho và sổ mũi:
Viêm mũi họng cấp: Nguyên nhân hay gặp là do phế cầu, liên cầu, virus…
Viêm tiểu phế quản, viêm phế quản phổi: Trẻ ho, sổ mũi kèm theo các biểu hiện sốt cao, thở nhanh, tím tái, rối loạn nhịp thở, li bì, bỏ bú…
Dị tật bẩm sinh: Hẹp lỗ mũi, phì đại lưỡi bẩm sinh, thiểu sản xương hàm dưới, mềm sụn thanh quản… dễ làm đường thở tăng tiết, ùn đọng nhiều dịch. Từ đó, trẻ dễ bị nghẹt mũi, sổ mũi, thậm chí suy hô hấp ngay từ thời kì sơ sinh.
Hen suyễn: Trẻ bị hen suyễn khiến dịch từ mũi chảy ngược vào cổ họng sinh ra hiện tượng ho kéo dài ở trẻ.
Cách điều trị bé 4 tháng tuổi bị ho và sổ mũi
Để điều trị cho bé 4 tháng tuổi bị ho và sổ mũi, mẹ có thể thực hiện những phương pháp dưới đây:
1. Vệ sinh mũi họng sạch sẽ
Khi trẻ bị ho, sổ mũi, mẹ hãy nhỏ mũi cho cho con thường xuyên bằng nước muối sinh lý để vừa làm loãng dịch nhầy vừa làm đường thở của trẻ được thông thoáng.
2. Tắm nước gừng chữa ho cho trẻ
Gừng có tính ấm, nên giúp giải rượu, chống say xe, làm ấm cơ thể nhanh chóng. Tuy nhiên, trẻ 4 tháng tuổi còn quá nhỏ không thể uống nước gừng.
Mẹ có thể cắt gừng thành những lát mỏng rồi cho vào nấu cùng với nước. Đợi nước sôi thì tắt bếp, để nước còn âm ấm thì tắm cho trẻ.
Mẹ nên tắm cho bé ở nơi kín gió, tránh cửa sổ, cửa ra vào. Bé tắm xong thì cần nhanh chóng lau khô và mặc quần áo để trẻ tránh bị nhiễm lạnh.
3. Tăng cường cho trẻ bú mẹ
Bé bị ho bú mẹ sẽ làm dịu họng. Vì thế, bạn nên cho trẻ bị ho bú nhiều hơn so với hàng ngày để tăng các chất lỏng cho cơ thể đẩy lùi vi khuẩn ra ngoài.
4. Trị ho, sổ mũi cho bé bằng đường phèn
Vì trẻ còn bé nên không thể uống trực tiếp đường phèn. Với những phương pháp tự nhiên này, mẹ hãy uống rồi cho con bú vì sữa mẹ sẽ tổng hợp được dưỡng chất mẹ hấp thu hàng ngày.
Các công thức chữa ho cho trẻ từ đường phèn thường được các mẹ tin dùng là đường phèn chưng bông đu đủ đực, hoa hồng trắng, quất xanh, lá hẹ, lá húng chanh…
Mẹ có thể nấu nước đường phèn kết hợp với các loại thảo mộc kể trên rồi đem uống 1 thìa nhỏ cà phê chia thành 2 lần sáng và chiều, rồi cho bé bú. Sau 2 ngày mẹ sẽ thấy sự tiến triển rõ rệt.
5. Chữa bé 4 tháng tuổi bị ho và sổ mũi bằng quả tắc (quất)
Tương tự như trên, mẹ hãy uống nước tắc hấp cách thủy rồi cho bé bú.
- Chuẩn bị 2-3 quả tắc đem rửa sạch, cắt đôi ngang quả (đừng bóp nước), để nguyên hạt.
- Bỏ vào chén trộn chung với mật ong hoặc đường phèn, đem đi hấp cách thủy khoảng 30 phút.
- Chắt lấy nước rồi uống 3-4 lần trong ngày.
- Thực hiện liên tục trong 2 ngày thì triệu chứng ho và sổ mũi của bé sẽ thuyên giảm.
Mẹ không nên dùng nhiều tắc nếu bé bú mẹ bị tiêu chảy, nôn ói bởi sẽ làm ảnh hưởng đến dạ dày của bé.
6. Cách trị trẻ ho có đờm sổ mũi bằng húng chanh
Mẹ cũng uống húng chanh rồi cho con bú chứ không để bé bú trực tiếp.
- Bạn chuẩn bị 15 lá húng chanh, đem rửa sạch rồi bỏ vào cối giã nát.
- Đem trộn với khoảng 10ml nước sôi.
- Ngâm cho đến khi nguội thì lọc lấy nước, chia làm 2 lần rồi uống hết trong ngày.
Thực hiện khoảng 2 ngày thì long đờm, hết ho cho trẻ.

Trẻ 4 tháng tuổi chảy nhiều dãi có sao không? Mẹ ơi, khắc phục cho con sớm thôi! Trẻ 4 tháng tuổi chảy nhiều dãi có sao không? Chắc hẳn mẹ sẽ tò mò về tình trạng này ở em bé 4 tháng tuổi. Hãy cùng MarryBaby khám phá nhé.
Bé 4 tháng tuổi bị ho và sổ mũi mẹ cần lưu ý gì?
- Nên vệ sinh kỹ càng cơ thể của bé để tránh tạo môi trường cho các vi khuẩn gây bệnh cho bé yêu nhưng không nên tắm quá lâu.
- Tăng cường bổ sung vitamin nhóm A, C, chất xơ để bé có sự phát triển toàn diện, tăng cường khả năng miễn dịch tốt nhất.
- Không nên lạm dụng thuốc tây cho trẻ ở thời điểm này vì sẽ dễ gây tình trạng nhờn thuốc cho trẻ sau này.
- Mẹ nên có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi cho trẻ hợp lý để con có đủ sức đề kháng chống lại bệnh tật.
- Nên chú ý quan sát các biểu hiện ở trẻ, nếu mẹ phát hiện các biểu hiện lạ của trẻ như sốt trên 39ºC, co giật,… thì nên đưa con đến cơ sở y tế gần nhất.
Bố mẹ không nên xem nhẹ hoặc quá lo lắng khi bé 4 tháng tuổi bị ho và sổ mũi. Bạn hãy bình tĩnh tìm hiểu ngay nguyên nhân và đưa ra phương pháp chữa trị an toàn cho trẻ ở bài viết trên đây nhé!
Anh Thư
Nguồn: https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/infant-and-toddler-health/in-depth/healthy-baby/art-20047793
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/common-cold-in-babies/symptoms-causes/syc-20351651
https://www.webmd.com/children/guide/identify-child-cold-symptoms#1
-
Trẻ sốt đi sốt lại nhiều lần, phải làm sao? Xem ngay để biết cách xử lý mẹ nhéTrẻ sốt đi sốt lại nhiều lần, nguyên nhân do đâu, liệu có nguy hiểm? Cách xử lý tình trạng trẻ sốt đi sốt lại nhiều lần này như thế nào?
-
Cách vỗ rung đờm cho bé sơ sinh: Chuẩn không cần chỉnhKhi trời trở lạnh, trẻ sơ sinh dễ bị viêm đường hô hấp khiến mũi, hầu, họng tiết nhiều đờm nhớt. Cách vỗ rung đờm cho bé sơ sinh có thể giúp cải thiện tình trạng này.
-
Bé đi ngoài có mùi tanh có bình thường không mẹ ơi?Bé đi ngoài có mùi tanh có phải là tình trạng khác thường, đáng lo ngại không các mẹ? Làm gì để bé không bị đi ngoài có mùi tanh nữa?
-
Bệnh hen suyễn ở trẻ em có nguy hiểm không? Xin bố mẹ đừng chủ quan!Hen suyễn là một chứng bệnh khá phổ biến hiện nay. Đặc biệt, bệnh hen suyễn ở trẻ em nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Nhằm giúp bố mẹ hiểu rõ...
-
Tất tần tật những điều cần biết về bệnh ho gà ở trẻ emBệnh ho gà ở trẻ em rất dễ lây lan và gây ra hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe và tính mạng, đặc biệt là với các bé sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 1 tuổi. Để bảo vệ con, mẹ cần hiểu các triệu chứng,...
MarryBaby Pregnancy Handbook 2017 đồng hành cùng mẹ bầu hiện đại trong suốt quá trình 40 tuần thai với nhiều thông tin hữu ích được cập nhật.
Lắng nghe những chuyện kể từ "bụng bầu"
-
Sau sinh bao lâu thì được đánh răng?...Sau khi sinh, cơ thể phụ nữ thường rất yếu nên việc kiêng cữ đóng vai trò...
-
Rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì? Những...Rạch tầng sinh môn là một thủ thuật phổ biến được bác sĩ dùng để hỗ trợ mẹ...
-
Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh để con...Trẻ sơ sinh trò chuyện bằng cách bập bẹ, cười hoặc làm một số động tác đơn...
-
Ăn gì dễ sảy thai nhất? Mẹ bầu cần biết...Chế độ ăn uống rất quan trọng với phụ nữ mang thai. Mẹ bầu cần trang bị đầy...
-
Bộ sưu tập 100 cách đặt tên con gái họ...Vợ chồng bạn vừa “sản xuất” được một cô công chúa xinh đẹp, nhưng chưa biết...
-
Màu sắc ảnh hưởng cảm xúc của bạn như...Nếu biết màu sắc ảnh hưởng cảm xúc, bạn sẽ có thể chủ động gây ảnh hưởng đến...
-
Sinh năm 2021 mệnh gì, tuổi con gì?Bạn có kế hoạch thêm thành viên cho gia đình trong năm mới này? Hãy xem thử...
-
Tử vi năm 2021: Bật mí may mắn của 12...Vận thế 12 con giáp trong tử vi năm 2021 có gì đáng quan tâm? Hãy cùng khám...
-
Tử vi năm 2021: 12 cung hoàng đạo đọc...Tử vi năm 2021 của 12 cung hoàng đạo có gì đặc biệt? Hãy cùng đi tìm từ khóa...
-
Bé 3 tuổi bị đột quỵ não, chuyện khó...Mới đây, hàng loạt nghệ sỹ nổi tiếng như Chí Tài, Vân Quang Long… vừa mất vì...
Chủ đề này chưa có bình luận, bạn hãy là người đầu tiên đóng góp ý kiến cho chủ đề này nhé!