của bé
Nếu con thường xuyên than phiền về cơn đau ở háng hoặc đi tập tễnh kéo dài, bạn hãy thận trọng vì đây có thể là những dấu hiệu viêm khớp háng ở trẻ em.
Nội dung bài viết
Viêm khớp háng ở trẻ em có nguy hiểm không? Nhiều người lầm tưởng bệnh xương khớp mà cụ thể là viêm, đau khớp háng chỉ là vấn đề của người già nhưng thực tế, bất cứ ai trong chúng ta cũng có nguy cơ mắc phải, kể cả trẻ em. Bệnh tuy không nguy hại đến tính mạng nhưng nếu viêm khớp háng ở trẻ em không sớm phát hiện và xử lý kịp thời sẽ để lại nhiều di chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của các con về sau.
Việc hiểu biết về bệnh bao gồm nguyên nhân, triệu chứng sẽ hỗ trợ các bậc phụ huynh trong vấn đề phòng ngừa và điều trị viêm khớp cho trẻ hiệu quả.
Viêm khớp háng ở trẻ em là gì, có nguy hiểm hay không?
Trước khi đi vào tìm hiểu viêm khớp háng ở trẻ em là gì, bạn cần biết khớp háng là khớp sâu duy nhất trong cơ thể có sự cử động được cấu thành từ chỏm xương đùi hình cầu và ổ chảo của xương chậu. Đây cũng là khớp phải chịu áp lực rất lớn khi di chuyển, vì thế nên rất dễ bị tổn thương, điển hình là viêm khớp háng.
Tình trạng này là hệ quả của việc khớp háng bị thoái hóa làm cho các xương dưới sụn cọ xát vào nhau gây sưng, đau khiến người bệnh vô cùng khó chịu. Bệnh viêm khớp háng ở trẻ em thường gặp ở lứa 4 – 10 tuổi, trong đó 85% số ca lâm sàng là các bé trai. Bệnh này khởi phát khá muộn (thường từ giai đoạn 7 – 14 tuổi) hoặc thậm chí có trẻ đến 20 tuổi mới thấy rõ di chứng.
Đa phần trẻ mắc bệnh này thường bị chẩn đoán nhầm thành lao khớp háng. Cũng vì điều này mà nhiều trường hợp phát hiện bệnh thường quá muộn, trẻ đã gặp di chứng ở chỏm xương đùi. Nếu không sớm phát hiện và điều trị, trẻ sẽ có nguy cơ bị thoái hóa khớp, giảm khả năng vận động, ảnh hưởng đến sinh hoạt trong tương lai.
Viêm khớp háng ở trẻ em do đâu mà ra?
Hiện giới chuyên gia vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân cốt lõi gây ra bệnh là gì. Nhưng nhiều bằng chứng cho thấy một vài yếu tố góp phần làm phát sinh bệnh, chẳng hạn như:
- Di truyền, tiền sử gia đình có người mắc bệnh cơ, xương khớp.
- Trẻ em vốn dĩ rất hiếu động nên các bé dễ bị té ngã, chấn thương khớp háng khi vui chơi.
- Ở trẻ nhỏ, hệ miễn dịch vẫn còn non nớt. Điều này tạo cơ hội cho vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể, gây nên hàng loạt các phản ứng viêm.
- Trẻ sinh ra đã có khiếm khuyết về phần sụn khớp hoặc gặp phải một số bệnh lý như là viêm màng hoạt dịch (thường gặp ở trẻ dưới 12 tuổi), viêm khớp tự phát vị thành niên (bệnh xảy ra do hệ miễn dịch tấn công mô sụn khỏe), loạn sản xương hông, hoại tử chỏm xương đùi (do máu không lưu thông được đến xương chậu)…
- Tình trạng thừa cân, béo phì làm tăng áp lực lên khớp háng khiến bệnh viêm khớp háng ở trẻ em thêm trầm trọng hơn.
Những dấu hiệu cho thấy trẻ đang bị viêm khớp háng
Trẻ em là đối tượng rất dễ gặp phải bệnh lý cơ, xương, khớp này. Vì thế việc sớm phát hiện các triệu chứng của bệnh là điều hết sức quan trọng. Một khi bị viêm khớp háng, trẻ thường có những biểu hiện dưới đây:
- Viêm khớp sẽ gây ra hàng loạt triệu chứng trên toàn cơ thể như sốt, chán ăn, mệt mỏi liên tục
- Đau, nhức âm ỉ ở khu vực khớp háng. Nhiều trẻ đau đến mức phải đi khập khiễng, không thể ngồi xổm, khó cử động khớp háng. Cơn đau còn phụ thuộc nhiều vào thể bệnh mà trẻ đang gặp phải là gì
- Đau có khi lan sang vùng mông, mặt ngoài đùi rồi đến đầu gối. Cơn đau nặng vào buổi sáng sớm khi vừa thức dậy nhưng sẽ giảm bớt nếu nghỉ ngơi, ngồi yên tại chỗ một lúc
- Cơn đau sẽ bộc phát dữ dội hơn nếu trẻ vận động mạnh
- Bệnh viêm khớp háng ở trẻ em khi thực hiện các xét nghiệm hình ảnh như X – quang, cộng hưởng từ MRI sẽ thấy có hiện tượng tràn dịch và giãn các khe khớp.
Chẩn đoán như thế nào để phát hiện bệnh?
Những triệu chứng vừa trình bày thực chất rất giống với các bệnh lý cơ, xương, khớp khác. Chính vì vậy để không nhầm lẫn, khi thăm khám, bác sĩ trước hết sẽ hỏi gia đình một số câu liên quan đến tiền sử bệnh và các biểu hiện của trẻ hiện tại, sau đó mới tiến hành các bước bao gồm:
- Kiểm tra sức khỏe: nhằm đánh giá phạm vi chuyển động của khớp háng, xem xét dáng đi, mức độ đau khi di chuyển của người bệnh.
- Chụp X – quang: sẽ cho biết có hiện tượng bào mòn xương hay tràn dịch ổ khớp đang diễn ra hay không. Nếu có thì quan sát thấy phần đầu xương sẽ có các điểm lốm đốm không đều, đôi khi có các khuyết nhỏ ở viền sụn.
- Xét nghiệm máu: nhằm củng cố nguyên nhân gây bệnh. Thường áp dụng khi nghi ngờ viêm khớp xảy ra là do bệnh tự miễn (hệ miễn dịch nhận lầm và tấn công chính cơ thể).
Hướng điều trị viêm khớp háng ở trẻ em hiện nay
Hiện vẫn chưa có cách điều trị triệt để bệnh lý này, nhưng vẫn có một số phương án điều trị nhằm ngăn chặn sự phá hủy khớp như:
1. Điều trị nội khoa
Kế hoạch là sẽ cho trẻ mắc bệnh sử dụng thuốc nhằm kiểm soát các triệu chứng đau nhức và sưng viêm. Một số loại thuốc thường được dùng nhiều nhất hiện nay như: thuốc giảm đau, kháng viêm không steroid (NSAIDs) dưới dạng kê toa hoặc không kê toa; thuốc corticoid có tác dụng chống viêm mạnh dùng đường uống, tiêm hoặc bôi ngoài da (khi dùng phải có sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ); thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm DMARDs (tác động lên hệ miễn dịch nhằm ngăn bệnh tiến triển).
Bên cạnh quá trình sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, bệnh viêm khớp háng ở trẻ em cũng cần có sự can thiệp của vật lý trị liệu nhằm tăng cường các nhóm cơ hỗ trợ khớp hoặc sử dụng thêm một số thiết bị như khung tập đi, nạng để trẻ dễ sinh hoạt hơn.
2. Điều trị phẫu thuật
Phương pháp này áp dụng trong trường hợp bệnh quá nặng và bệnh nhi không đáp ứng được các phương pháp điều trị nội khoa. Lúc này, bác sĩ sẽ chỉ định thay khớp háng nhân tạo. Nhưng việc này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi tác, sức khỏe của trẻ.
Vừa rồi là những chia sẻ xoay quanh vấn đề viêm khớp háng ở trẻ em. Bạn có thể từng bước giúp con phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh xương khớp bằng cách xây dựng cho trẻ chế độ ăn uống khoa học, rèn luyện thói quen tập thể dục để tăng cường sức đề kháng và độ dẻo dai cho xương khớp.
M.P
Nguồn: https://orthoinfo.aaos.org/en/diseases–conditions/inflammatory-arthritis-of-the-hip
https://www.webmd.com/rheumatoid-arthritis/understanding-juvenile-rheumatoid-arthritis-basics
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/juvenile-idiopathic-arthritis/symptoms-causes/syc-20374082
https://www.cdc.gov/arthritis/basics/childhood.htm
https://kidshealth.org/en/kids/juv-rheum-arthritis.html
-
Trẻ bị đau khớp gối, những thông tin hữu ích mẹ cần biếtNhiều bậc cha mẹ khi trẻ than phiền bị đau khớp gối lại cho rằng do con chạy nhảy, nô đùa bị ngã mà không quan tâm, chăm sóc kỹ càng. Tuy nhiên, tình trạng này có thể bắt nguồn từ nhiều lý do mà...
-
Viêm khớp cùng chậu ở bà bầu: Đừng để mất bò mới lo làm chuồngNhững triệu chứng như đau thắt lưng, đi lại khó khăn, đau buốt về đêm đều có thể đang báo hiệu mẹ gặp vấn đề về khớp cùng chậu. Viêm khớp cùng chậu, nghe tên bệnh thì có vẻ lạ nhưng không hề xa...
-
Lơ là viêm bao hoạt dịch, ngỡ ngàng biến chứng nguy hiểmViêm bao hoạt dịch là bệnh xương khớp thường gặp ở những mẹ phải cử động thường xuyên. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm bệnh có thể ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động.
-
Cách chữa bệnh tê chân cho bà bầu đơn giản tại nhàCách chữa bệnh tê chân cho bà bầu đơn giản tại nhà như thế nào? Bạn tham khảo ngay các chia sẻ của MarryBaby để thoát khỏi tình trạng khó chịu trong thai kỳ này nhé.
Việc quấn khăn, tã cho bé sẽ mang đến cảm giác an toàn, ấm áp như ở trong bụng mẹ. Tuy nhiên cách quấn khăn cho trẻ sơ sinh như thế nào mới đúng, hợp lý thì không phải mẹ nào cũng biết.
Cách quấn khăn giúp bé ngủ ngon
-
Cách bôi rượu gừng nghệ sau sinh để mẹ...Nhiều mẹ thường truyền tai nhau thực hiện cách bôi rượu gừng nghệ sau sinh...
-
Sóng điện thoại ảnh hưởng đến trẻ sơ...Nghiên cứu cho thấy sóng điện thoại ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh ở nhiều phương...
-
Hơn 17.400 ca mắc bệnh tay chân miệng...So với cùng kỳ năm 2020, số ca mắc bệnh tay chân miệng đã tăng gấp 4 lần ở...
-
Làm sáng tỏ độ tin cậy việc xem rốn...Xem rốn đoán sinh con trai hay gái có chính xác không? Mời bạn cùng tìm hiểu...
-
Cách tính sinh con trai hay gái theo...Tính sinh con trai hay gái theo lịch vạn niên là một nhu cầu của nhiều bố mẹ...
-
Màu sắc ảnh hưởng cảm xúc của bạn như...Nếu biết màu sắc ảnh hưởng cảm xúc, bạn sẽ có thể chủ động gây ảnh hưởng đến...
-
Sinh năm 2021 mệnh gì, tuổi con gì?Bạn có kế hoạch thêm thành viên cho gia đình trong năm mới này? Hãy xem thử...
-
Tử vi năm 2021: Bật mí may mắn của 12...Vận thế 12 con giáp trong tử vi năm 2021 có gì đáng quan tâm? Hãy cùng khám...
-
Tử vi năm 2021: 12 cung hoàng đạo đọc...Tử vi năm 2021 của 12 cung hoàng đạo có gì đặc biệt? Hãy cùng đi tìm từ khóa...
-
Bé 3 tuổi bị đột quỵ não, chuyện khó...Mới đây, hàng loạt nghệ sỹ nổi tiếng như Chí Tài, Vân Quang Long… vừa mất vì...
mật ong
cha mẹ nên chú ý cho con vận động đúng cách