Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thế Hòa
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 19/11/2020

Phát triển nhận thức trẻ em từ 6 - 11 tuổi: Học tập quyết định

Phát triển nhận thức trẻ em từ 6 - 11 tuổi: Học tập quyết định
Vài năm đầu trong thời thơ ấu, con người phát triển nhanh nhất: từ một em bé trở thành trẻ em năng động ham khám phá, rồi đến trẻ vị thành niên có ý thức và trở thành thanh niên độc lập. Tác động sớm ở giai đoạn đầu phát triển nhận thức trẻ em sẽ giúp hình thành tư duy, ý thức tốt hơn

Sự phát triển của trẻ là tiến trình tăng trưởng thể chất, tư duy và cảm xúc từ lúc mới sinh đến 18 tuổi. Do đó, quá trình đầu của sự phát triển này – giai đoạn trẻ tiểu học từ 6- 11 tuổi, rất quan trọng trong việc phát triển nhận thức trẻ em.

Đặc điểm phát triển tư duy trẻ em tiểu học

Những cấu tạo nhận thức mới chủ yếu do hoạt động học tập mang lại. Đồng thời, các yếu tố tri giác, sự tập trung, phát triển trí nhớ… quay trở lại phục vụ cho học tập. Và được hình thành dần dần với chính quá trình hình thành của quá trình hoạt động học tập.

a) Sự phát triển của tri giác

  • Đầu lớp 1, trẻ 6 tuổi chưa biết phân tích có hệ thống những thuộc tính và phẩm chất của các đối tượng tri giác.
  • Trình độ tri giác phát triển nhờ vào những hành động học tập có mục đích, có kế hoạch.
  • Ở trẻ lớp 4, lớp 5 tính tổng thể của tri giác dần dần nhường chỗ cho tri thức.

b) Sự phát triển của sự tập trung

  • Trẻ lớp 2, lớp 3 biết chú ý vào tài liệu học tập cũng như vào việc hoàn thành các nhiệm vụ học tập.
  • Đến lớp 4. lớp 5 trẻ còn biết phân phối chú ý với những dạng hoạt động khác nhau.
  • Tính chủ định của chú ý, tri giác là những nét nhận thức trẻ em ở lứa tuổi này.
Phát triển nhận thức trẻ em từ 6 - 11 tuổi
Hoạt động học tập dần dần hình thành sự phát triển tư duy, nhận thức của trẻ

c) Sự phát triển của trí nhớ

  • Ghi nhớ có chủ định được hình thành và phát triển dần trong quá trình học tập và được hình thành rõ nét ở trẻ lớp 3.
  • Hai hình thức ghi nhớ chủ định và ghi nhớ không chủ định tồn tại song song, chuyển hóa, bổ sung cho nhau.
  • Ở những năm cuối của giai đoạn này, trí nhớ có sự tham gia tích cực của ngôn ngữ.

d) Sự phát triển của tưởng tượng

Chủ yếu là phát triển tưởng tượng tái tạo cụ thể như sau:

  • Lớp 1 – 2, tưởng tượng còn nghèo nàn có khi chưa phù hợp với đối tượng.
  • Lớp 3, trẻ bắt đầu hình dung được một cách trọn vẹn, đầy đủ hơn.
  • Đến cuối cấp, tưởng tượng của trẻ phát triển theo xu hướng rút gọn và khái quát hơn. Đặc điểm này được phát triển song song với ghi nhớ có ý nghĩa.

e) Sự phát triển của tư duy

Giai đoạn 1 (6 – 7 tuổi): Tư duy trực quan hành động chiếm ưu thế.

  • Trẻ học chủ yếu bằng phương pháp phân tích, so sánh, đối chiếu dựa trên các đối tượng hoặc những hình ảnh trực quan.
  • Những khái quát của trẻ về sự vật hiện tượng ở giai đoạn này chủ yếu dựa vào những dấu hiệu cụ thể nằm trên bề mặt của đối tượng hoặc những dấu hiệu thuộc công dụng và chức năng.
  • Tư duy còn chịu ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố tổng thể.
  • Tư duy phân tích bằng đầu hình thành nhưng còn non yếu.

Giai đoạn 2 ( 8 – 12 tuổi ): Tư duy trực quan hình tượng

  • Trẻ nắm được các mối quan hệ của khái niệm.
  • Những thao tác về tư duy như phân loại, phân hạng tính toán, không gian, thời gian,.. được hình thành và phát triển mạnh.

Đến cuối giai đoạn 2, tư duy ngôn ngữ bắt đầu hình thành.

Phát triển nhận thức trẻ em từ 6 - 11 tuổi
Năng lực tư duy của trẻ còn bị hạn chế vì trẻ chủ yếu tư duy dựa trên quan sát thực tế. Trẻ tiểu học gặp khó khăn trong tư duy trừu tượng.

2. Sự phát triển nhân cách của trẻ

a) Ảnh hưởng từ hoạt động học tâp: Là môi trường chủ yếu phát triển nhân cách trẻ

  • Trẻ tự điều khiển mình tuân theo những điều “cần phải làm” chứ không phải theo ý muốn chủ quan. Nhờ có tính chủ định đối với mọi hành vi, trẻ dần dần nắm được những chuẩn mực đạo đức, những qui tắc hành vi.
  • Cuối tuổi cấp tiểu học, hành vi, lời đánh giá của bạn bè có ý nghĩa rất lớn trong việc nhìn nhận và đánh giá bản thân của trẻ làm cơ sở cho tính tự đáng giá ở trẻ.
  • Hình ảnh của người lớn đặc biệt là của giáo viên có ý nghĩa rất to lớn trong việc giáo dục cho trẻ.

b) Ảnh hưởng của hoạt động lao động

Những công việc tự phục vụ bản thân và giúp đỡ gia đình đã làm hình thành những kỹ năng lao động, kỹ năng vạch kế hoạch, mục tiêu cho hành động và tạo điều kiện cho những rung cảm, tình cảm tốt đẹp đối với lao động.

Sự phát triển nhân cách - tâm lý trẻ em
Sự phát triển nhân cách của trẻ độ tuổi này chịu nhiều ảnh hưởng của bạn bè, tập thể

c) Ảnh hưởng của hoạt động đội nhóm:

Dưới ảnh hưởng của tiêu chuẩn, nội qui, quyền lợi chung của tập thể trẻ phát triển được:

  • Tính tự lập.
  • Tình cảm trách nhiệm.
  • Mối quan tâm, đồng cảm với người khác.
  • Rèn luyện kĩ năng giao tiếp.

Phát huy tính tích cực xã hội, điều kiện hình thành nhân cách mang đậm nét xã hội nơi trẻ tiểu học. Nhận thức trẻ em tiểu học phát triển qua quá trình dài sự tích tụ kiến thức, hình thành các công cụ tư duy. Hy vọng bài viết giúp bạn hiểu phần nào quá trình này và có tác động tích cực đến sự phát triển nhận thức của con.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x