của bé
Bổ sung sắt cho trẻ, đặc biệt là trẻ trong giai đoạn dậy thì là điều cần được các bậc phụ huynh quan tâm đúng mức để giúp trẻ giảm thiểu nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt, nguyên nhân gây ảnh hưởng tiêu cực đến việc phát triển cả thể chất lẫn tinh thần của trẻ.
Nội dung bài viết
Sắt là một khoáng chất hỗ trợ cho sức khỏe tổng thể và sự phát triển của trẻ. Đây là khoáng chất có mặt trong các loại thực phẩm nhất định dưới dạng tự nhiên lẫn các chế phẩm nhân tạo. Sắt giúp các tế bào máu đỏ mang ô-xy đến các bộ phận khác nhau của cơ thể. Nó cũng rất quan trọng để “giữ” cho cơ bắp và não của trẻ hoạt động đúng đắn, đặc biệt là trong những năm tháng trẻ bước vào giai đoạn dậy thì.
Cơ thể sẽ phản ứng như thế nào khi “kho” lưu trữ sắt bị hao hụt?
Trong thời niên thiếu, cơ thể của trẻ có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng, kéo theo đó là việc tăng nhu cầu về chất sắt và các chất dinh dưỡng khác. Trong giai đoạn này, nếu những nhu cầu về các chất cần thiết cho sự phát triển không được đáp ứng đầy đủ, sẽ dẫn đến hiện tượng thiếu vitamin hoặc khoáng chất, đặc biệt là chất sắt.

Sắt là “người bạn” đồng hành quan trọng của trẻ trong thời kỳ phát triển cũng như khi bước vào giai đoạn dậy thì
Hemoglobin có trách nhiệm mang ô-xy đến các mô và cơ thể cần chất sắt để tạo nên nó. Thiếu máu xảy ra khi mức hemoglobin giảm trong các tế bào hồng cầu do không có đủ chất sắt trong máu. Đây gọi là tình trạng thiếu máu do thiếu sắt, và hệ lụy của nó là các cơ quan trong cơ thể sẽ không thể nhận được lượng ô-xy cần thiết.
Các biểu hiện bên ngoài như da nhợt nhạt, lưỡi sưng, tay chân lạnh, móng tay dễ gãy,… cho đến các biểu hiện về thể chất như mất ngủ, mệt mỏi, kém tập trung, suy nghĩ sương mù, dễ bị kích thích,… hay gặp ở những trẻ bị thiếu máu.
Kết quả học tập của trẻ bị thiếu máu cũng thấp hơn hẳn so với trẻ bình thường. Hiện tượng thiếu ô-xy trong máu về lâu dài có thể làm tổn thương tim, não và các cơ quan khác của cơ thể. Vấn đề này có thể khắc phục được sau khi cải thiện chế độ dinh dưỡng. Tuy nhiên, nếu tình trạng nặng hơn và đã kéo dài, phải dùng đến biện pháp bổ sung thêm viên sắt.
Bổ sung sắt cho trẻ “dậy thì thành công”
Thiếu sắt là một nguy cơ ở trẻ nhỏ và thanh thiếu niên, đặc biệt là đối với trẻ em gái một khi chúng bắt đầu bước vào kỳ kinh nguyệt đầu tiên.

Tuổi thanh thiếu niên là thời kỳ phát triển nhanh chóng và trẻ em gái cần thêm chất sắt để thay thế lượng máu bị mất đi hàng tháng do có kinh nguyệt
Dù thiếu sắt là hiện tượng phổ biến hơn ở trẻ em gái tuổi teen do kinh nguyệt, chế độ ăn kiêng,… thanh thiếu niên nam cũng có thể gặp phải tình trạng này do vận động thể dục thể thao nhiều nhưng chế độ dinh dưỡng không hợp lý, mất cân bằng,…
Do đó, trẻ nam vị thành niên nên uống 19mg sắt mỗi ngày và các bé gái vị thành niên nên bổ sung đủ 18mg khi chưa có kinh nguyệt, con số khi có kinh nguyệt là 43mg. Dù không phổ biến nhưng trẻ em theo chế độ ăn chay cũng cần được bổ sung sắt.
Cần lưu ý bổ sung thêm thực phẩm chứa nhiều vitamin C hỗ trợ hấp thu sắt như bưởi, cam, chanh, ổi, dâu tây, nhãn, quýt, ớt, cà chua,… và tránh một số loại thực phẩm có thể làm giảm khả năng hấp thu sắt từ 50 – 60% là cà phê hoặc trà.
Tăng cường thu nạp thực phẩm giàu chất sắt
Thiếu máu do thiếu sắt là loại thiếu máu phổ biến nhất. Tuy nhiên, đây là loại dễ điều trị nhất nếu sớm được phát hiện. Đơn giản là chỉ cần cân đối lại chế độ dinh dưỡng, bổ sung sắt cho trẻ em bằng những thực phẩm có chức năng tạo máu rất mạnh sau đây:

Thiếu sắt là một trong những rối loạn dinh dưỡng phổ biến tại Việt Nam cũng như trên thế giới, trẻ em và thanh thiếu niên có nguy cơ đặc biệt mắc phải rối loạn này
- Nhóm thịt: Thịt bò, lợn, gà, vịt,…
- Nhóm hải sản: Các loại hải sản như cua, tôm, trai, hàu, sò, cá thu, cá hồi,… là các món ăn bổ máu vì chứa nhiều chất sắt.
- Nhóm rau củ quả: Nho, đu đủ, bí ngô, khoai tây, các loại rau có màu xanh đậm như cần tây, rau đay, rau dền, bông cải xanh và đặc biệt là cải bó xôi.
- Nhóm đậu, hạt: Các loại đậu như đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, đậu tương,… không chỉ cung cấp lượng sắt dồi dào cho cơ thể mà còn chứa nhiều khoáng chất cần thiết giúp hấp thụ sắt. Trước khi chế biến nên ngâm nước ấm qua đêm để giảm tỷ lệ axit phytic nhằm tăng khả năng hấp thụ sắt.
- Hạt dẻ, hạnh nhân, hạt điều và đậu phộng cũng rất giàu sắt
- Nhóm khác: Trứng, gan và các loại nội tạng khác
Suy giảm tăng trưởng ở trẻ dậy thì do thiếu máu, thiếu sắt là hiện tượng phổ biến, gây nhiều hệ lụy nhưng lại rất dễ khắc phục. Bổ sung sắt cho trẻ trong chế độ ăn uống là cách để quá trình phát triển của trẻ không bị “ngáng đường”.
MarryBaby Pregnancy Handbook 2017 đồng hành cùng mẹ bầu hiện đại trong suốt quá trình 40 tuần thai với nhiều thông tin hữu ích được cập nhật.
Lắng nghe những chuyện kể từ "bụng bầu"
-
Rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì? Những...Rạch tầng sinh môn là một thủ thuật phổ biến được bác sĩ dùng để hỗ trợ mẹ...
-
Sau sinh bao lâu thì được đánh răng?...Sau khi sinh, cơ thể phụ nữ thường rất yếu nên việc kiêng cữ đóng vai trò...
-
Sau sinh có được dùng điện thoại không?...Sau sinh, cơ thể người mẹ thường rất yếu. Vì thế, ưu tiên hàng đầu của...
-
Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh để con...Trẻ sơ sinh trò chuyện bằng cách bập bẹ, cười hoặc làm một số động tác đơn...
-
Bộ sưu tập 100 cách đặt tên con gái họ...Vợ chồng bạn vừa “sản xuất” được một cô công chúa xinh đẹp, nhưng chưa biết...
-
Màu sắc ảnh hưởng cảm xúc của bạn như...Nếu biết màu sắc ảnh hưởng cảm xúc, bạn sẽ có thể chủ động gây ảnh hưởng đến...
-
Sinh năm 2021 mệnh gì, tuổi con gì?Bạn có kế hoạch thêm thành viên cho gia đình trong năm mới này? Hãy xem thử...
-
Tử vi năm 2021: Bật mí may mắn của 12...Vận thế 12 con giáp trong tử vi năm 2021 có gì đáng quan tâm? Hãy cùng khám...
-
Tử vi năm 2021: 12 cung hoàng đạo đọc...Tử vi năm 2021 của 12 cung hoàng đạo có gì đặc biệt? Hãy cùng đi tìm từ khóa...
-
Bé 3 tuổi bị đột quỵ não, chuyện khó...Mới đây, hàng loạt nghệ sỹ nổi tiếng như Chí Tài, Vân Quang Long… vừa mất vì...
Chủ đề này chưa có bình luận, bạn hãy là người đầu tiên đóng góp ý kiến cho chủ đề này nhé!