của bé
Dạy con tự lập không có nghĩa là đưa con ra ngoài rồi cho con tự làm tự học. Cách dạy con của người Nhật là hướng con tới tự lập nhưng không thiếu bóng dáng đồng hành của cha mẹ là điều mà chúng ta cần học hỏi
Nội dung bài viết
Khi đến đất nước Nhật Bản, bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy trẻ tự mình mang vác tất cả túi xách, túi đi học của mình và cố chạy theo cha mẹ, không có chuyện cha mẹ mang tất cả cho con và bảo bọc như tại Việt Nam.
Đến các quán ăn, sau khi dùng xong bữa, trẻ tự biết dọn sạch mâm ăn và lau dọn trước khi đứng lên ra về. Để làm được tất cả những điều đó, cách nuôi dạy con kiểu Nhật là chú trọng xây dựng cho con sự tự lập và ý thức văn minh.
Nguyên tắc dạy con tự lập của người Nhật
Cùng là một quốc gia châu Á với nhiều nét văn hoá tương đồng, vậy nhưng mẹ Nhật lại có cách dạy con tự lập rất tài tình giống như cách dạy con của người Do Thái vậy.
Đừng nên chỉ trích lỗi lầm của con
Mỗi chúng ta, sau khi làm một việc tốt đều luôn muốn nhận được sự khen ngợi từ người khác. Trẻ em cũng vậy. Một đứa trẻ khi làm tốt nó luôn háo hức nhận được lời khen từ cha mẹ hoặc người lớn.
Dạy con tự lập là đi từ quá trình chứ không phải kết quả. Quá trình để trẻ học, khám phá và rút kinh nghiệm tự lập cho những lần sau, điều đó còn quan trọng hơn kết quả nhiều.

Không bảo bọc con, nhưng mẹ luôn chuẩn bị cho con những vật dụng cần thiết để con tự làm nhiều việc. Đó là cách dạy con của người Nhật rất hiệu quả
Chúng ta là người lớn, nhưng cũng phải làm đến hàng chục lần mới có thể thành thạo được một công việc. Do đó, khi trẻ tự làm, việc sai sót là không tránh khỏi và đó cũng là điều dễ hiểu.
Một lời chê trách của cha mẹ chỉ khiến trẻ không còn hào hứng với việc tự mình làm và lười tự lập. Đó chính là quan điểm của mẹ Nhật khi dạy con.
Kiên trì với những sai sót của trẻ con
Quá trình học hỏi và thực hành của trẻ là một quá trình dài và việc trẻ sai sót là điều đương nhiên. Trẻ cần phải học được cái đúng từ những cái sai.
Cha mẹ phải luôn là người dạy dỗ, cổ vũ trẻ đúng lúc để tạo động lực cho trẻ phấn đấu và đó cần phải là những cha mẹ kiên trì.
Đừng quên, kiên trì chính là một trong những phương pháp dạy con tự lập hiệu quả mà mẹ Nhật đã áp dụng thành công.

Cha mẹ nên tạo động lực cho trẻ học hỏi và tiến bộ
Không quy chụp, áp đặt trẻ
Người Nhật ít khi quy kết con trẻ như “Con thật lười biếng” hoặc “Sao con lì lợm thế”, bởi họ hiểu rằng, khi dùng những lời lẽ tiêu cực và quy chụp để mắng dạy con, trẻ con sẽ bị giáo dục đúng theo lối bị phủ nhận đó.
Phụ huynh không nên áp đặt con phải làm cái này, phải làm cái kia, phải chào hỏi, phải đánh răng…Rồi đưa ra các phán xét: “ngoan” nếu trẻ làm theo và “hư” khi trẻ làm những việc cha mẹ cấm.
Để con nghe và tự giác làm mọi việc thì trước hết cha mẹ phải chỉ ra cho chúng biết lý do tại sao phải làm thế. Tại sao phải đi vệ sinh, tại sao phải rửa tay, tại sao phải đánh răng,…
Cha mẹ có thể đặt ra các tình huống cùng bàn luận với trẻ, để chúng tự nói lên, tự viết ra những lý do vì sao phải làm thế.
Khi đã hiểu, trẻ sẽ tự ra quyết định, tự viết nội quy, tự giác làm và tự giám sát. Trẻ làm không phải vì sợ, vì bị ép buộc mà vì đó là điều đúng, cần thiết.

Phương pháp nuôi dạy trẻ tự lập, hạnh phúc từ 6 nhà giáo dục lừng danh Dưới đây là những phương pháp nuôi dạy con được thu thập từ các nhà giáo dục, những người sáng lập ngôi trường lừng danh, có thể đem đến thông tin hữu ích để bạn nuôi dạy con tốt hơn.
Công cụ hỗ trợ để dạy con
Nhiều cha mẹ Việt cũng luôn muốn tập cho con tự lập từ nhỏ, nhưng thường gặp rắc rối khi bọn trẻ không đủ kiên nhẫn và thường hay bỏ cuộc.
Cha mẹ cũng thường có ý nghĩ “làm như vậy khó quá, con sao làm được”, rồi sau đó lại làm hộ con. Nhiều lần như vậy, trẻ quen với việc có sự giúp đỡ của cha mẹ, trẻ sẽ cho đó là một thói quen và lười tự lập.
Thực tế thì không phải cứ ai muốn con tự lập là lại đưa con ra ngoài rồi để con tự làm là tự lập, mẹ Nhật lại khác. Họ luôn để con tự làm mọi thứ nhưng phải trong khả năng của trẻ.
Và đồng thời, họ cũng tạo điều kiện cho con phát triển bằng cách sử dụng những công cụ hỗ trợ nhỏ, cần thiết giúp con bước đầu có thể tự lập.
Ví dụ:
Trên bàn ăn, cha mẹ Nhật luôn đặt một chiếc khăn ướt và một chiếc khăn ăn để trẻ có thể học theo người lớn vệ sinh cho sạch trong khi ăn.
Hay cho con tự nấu nướng những món mẹ Nhật cho là đơn giản và hợp với khả năng của con. Nhưng không phải là bỏ cho trẻ tự nấu mà phải có mẹ giám sát cho đến khi trẻ thành thạo.
Cách dạy con của người Nhật
Việc học tập theo cách dạy con kiểu Nhật là điều rất cần thiết và thiết thực.
Dạy con tự giác, chủ động chăm sóc, phục vụ bản thân
Khi trẻ đã lớn, việc tự lập ở trẻ chỉ là những thao tác cơ bản như việc tự giác học tập cũng như là tự giác làm những công việc phù hợp với mình.
Trẻ phải biết chủ động chăm sóc bản thân như tập thói quen dậy sớm và dậy đúng giờ.
Việc tự lập của trẻ phải được bắt đầu từ dễ đến khó, mẹ Nhật dạy con phải luôn biết cách dọn dẹp góc học tập cho thật gọn gàng, dần dần nó sẽ trở thành một thói quen sạch sẽ ngăn nắp cho con trẻ.

Cách dạy con của người Nhật có sự phối hợp rất tích cực từ phía nhà trường. Ở trường, các con phải tự phân công làm việc dọn dẹp, vệ sinh, tổ chức buổi ăn trưa.
Khi trẻ đã quen dần với công việc của mình bạn sẽ nâng cao độ khó của công việc lên một mức độ cao hơn. Như khi trẻ đã quen với việc dọn dẹp góc học tập thì bạn sẽ cho trẻ tự làm sạch và gọn gàng cả căn phòng của mình.
Dần dần, nó sẽ tạo nên một thói quen tự lập trong trẻ, đó là cách dạy con kiểu Nhật thông dụng ở xứ sở hoa anh đào.
Dạy con cách tự tra cứu, tìm tòi
Các bậc cha mẹ ở Nhật thường hướng dẫn con dùng những loại từ điển dễ tra cứu ngay từ nhỏ. Trẻ dùng từ điển đó để tra nghĩa của từ, hay cách viết đúng chữ Hán.
Chẳng hạn, khi biết địa chỉ rồi nhưng được người khác đưa lên xe dẫn đi thì chúng ta cảm thấy rất khó nhớ đường. Nhưng nếu tự dùng bản đồ, rồi vừa đi vừa hỏi đường thì chúng ta sẽ nhớ rất lâu.
Cũng tương tự như thế, trẻ con sẽ dễ tiếp nhận kiến thức nếu chúng tự tìm, mất công để tra cứu hơn là được cha mẹ dạy cho một cách thụ động.
Ngay cả đối với những trẻ Nhật khó dạy theo cách đơn điệu, thì bằng cách này chúng cũng có thể học được một cách chính xác mà không hề cảm thấy nhàm chán.

Tìm tòi học hỏi là cách nhanh nhất để trẻ em Nhật phát triển tư duy
Dạy trẻ hành động độc lập
Ngay từ khi còn nhỏ, trẻ nhỏ Nhật Bản đã được rèn luyện để trở nên độc lập và tự chủ. Phương pháp rèn luyện khá đơn giản, bởi các bậc phụ huynh chỉ yêu cầu trẻ giúp đỡ những việc vặt trong nhà.
Ngoài tự đi học tới trường thì trẻ em Nhật khoảng từ 5 tuổi trở lên thường phải trải khăn phủ bàn để chuẩn bị bữa ăn, tập gấp quần áo của gia đình.
Và một điều ấn tượng nữa là các trường học ở Nhật Bản rất ít khi thuê lao công. Họ cho rằng: Trẻ nhỏ cần tự làm sạch môi trường học, hiểu và trân trọng công việc của những người lao động trong xã hội.
Khuyến khích con đọc truyện cổ tích
Cũng như các bậc cha mẹ khác, các bà mẹ Nhật thường nuôi dạy con qua việc kể cho bé nghe những câu chuyện cổ tích.
Các bậc phụ huynh tin rằng chính thế giới thần thoại cùng những điều lạ kỳ và không tưởng ấy là chất liệu và niềm cảm hứng cho sự sáng tạo vô biên của đứa trẻ sau này.
Hãy thử nhìn vào cuộc sống thường ngày và ta sẽ thấy: trong truyện có thảm thần và ngoài đời chúng ta có máy bay, trong truyện chỉ cần phẩy tay là cửa mở và ngoài đời chúng ta có hệ thống cửa cảm biến,…

Yokomine - phương pháp giáo dục đào tạo hàng triệu thần đồng của Nhật Bản Dựa trên ý tưởng "mọi trẻ em đều cần được coi là một thiên tài", Yokomine là một phương pháp giáo dục hướng tới sự phát triển toàn diện cho trẻ. Nó giúp trẻ phát triển khả năng bản thân bằng cách cạnh tranh lành mạnh.
Đặc biệt các bạn nên nhớ, không nên la mắng khi trẻ chưa làm được những việc đó mà hãy nhẹ nhàng chỉ lại cho trẻ nhé! Việc la mắng chỉ khiến con mất tự tin vào bản thân mình mà thôi.
Đó cũng chính là cách dạy con của người Nhật hay áp dụng: tôn trọng con trẻ thay vì xem con là người phụ thuộc mình.
-
10 cách dạy con ngoan không ghen tỵ với em nhỏCó nhiều lý do để bé con của bạn không thích em bé mới chào đời: em khóc quá nhiều, em hay nôn ói, em chiếm hết thời gian của ba mẹ dành cho trẻ,… Thậm chí, có thể lý do chỉ đơn giản là em bé...
-
10 điều không thể thiếu để nuôi dạy con thông minhNuôi dạy con thông minh là mục tiêu hàng đầu khi giáo dục trẻ nhỏ. Có rất nhiều bí quyết khác nhau mà mẹ có thể tham khảo. Trong đó, 10 lời khuyên dưới đây được xem là những bí quyết cơ bản nhất...
-
10 điều phải nói nếu muốn dạy con trở thành người tử tếCách dạy trẻ 2 tuổi không khó nhưng cũng không dễ. Bởi ở thời điểm dễ bị khủng hoảng tâm lý như lên 2, lên 3 chỉ cần một chút không khéo léo của phụ huynh cũng có thể "đẩy" bé đến góc cùng của cảm...
MarryBaby Pregnancy Handbook 2017 đồng hành cùng mẹ bầu hiện đại trong suốt quá trình 40 tuần thai với nhiều thông tin hữu ích được cập nhật.
Lắng nghe những chuyện kể từ "bụng bầu"
-
Rạch tầng sinh môn kiêng ăn gì? Những...Rạch tầng sinh môn là một thủ thuật phổ biến được bác sĩ dùng để hỗ trợ mẹ...
-
Sau sinh bao lâu thì được đánh răng?...Sau khi sinh, cơ thể phụ nữ thường rất yếu nên việc kiêng cữ đóng vai trò...
-
Sau sinh có được dùng điện thoại không?...Sau sinh, cơ thể người mẹ thường rất yếu. Vì thế, ưu tiên hàng đầu của...
-
Cách nói chuyện với trẻ sơ sinh để con...Trẻ sơ sinh trò chuyện bằng cách bập bẹ, cười hoặc làm một số động tác đơn...
-
Bộ sưu tập 100 cách đặt tên con gái họ...Vợ chồng bạn vừa “sản xuất” được một cô công chúa xinh đẹp, nhưng chưa biết...
-
Màu sắc ảnh hưởng cảm xúc của bạn như...Nếu biết màu sắc ảnh hưởng cảm xúc, bạn sẽ có thể chủ động gây ảnh hưởng đến...
-
Sinh năm 2021 mệnh gì, tuổi con gì?Bạn có kế hoạch thêm thành viên cho gia đình trong năm mới này? Hãy xem thử...
-
Tử vi năm 2021: Bật mí may mắn của 12...Vận thế 12 con giáp trong tử vi năm 2021 có gì đáng quan tâm? Hãy cùng khám...
-
Tử vi năm 2021: 12 cung hoàng đạo đọc...Tử vi năm 2021 của 12 cung hoàng đạo có gì đặc biệt? Hãy cùng đi tìm từ khóa...
-
Bé 3 tuổi bị đột quỵ não, chuyện khó...Mới đây, hàng loạt nghệ sỹ nổi tiếng như Chí Tài, Vân Quang Long… vừa mất vì...
Chủ đề này chưa có bình luận, bạn hãy là người đầu tiên đóng góp ý kiến cho chủ đề này nhé!