Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Mận
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Tạ Trung Kiên
Cập nhật 15/08/2023

Thai nhi đạp gần cửa mình và những điều mẹ bầu cần phải lưu ý

Thai nhi đạp gần cửa mình và những điều mẹ bầu cần phải lưu ý
Trong suốt hành trình 40 tuần thai, thai nhi đạp gần cửa mình gây đau buốt có thể là một dấu hiệu vui nếu mẹ đang ở tháng cuối thai kỳ: Bé yêu sắp chào đời. Nhưng nếu đang ở tam cá nguyệt thứ hai mẹ đó có thể là dấu hiệu cảnh báo về sức khỏe.

Thai nhi đạp gần cửa mình khi mang thai trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ ba là hiện tượng hình thường và hầu hết phụ nữ mang thai đều có triệu chứng này. Chỉ trừ những trường hợp mẹ đau tới mức không thể chịu đựng, cộng thêm dấu hiệu xuất huyết hoặc bất thường ở cửa mình mẹ mới cần đến thăm khám bác sĩ.

Thai nhi thúc xuống cửa mình

Mang thai từ tháng thứ 5 trở đi, tức là bụng bầu nhô lên rõ rệt, cơn gò tử cung xuất hiện và biểu hiện rõ rệt hơn. Dù thai nhi đạp gần cửa mình chỉ là thoáng qua (khoảng 10-15 giây khi dài nhất cũng chỉ 1 phút) nhưng mẹ đã có thể cảm nhận.

thai nhi đạp gần cửa mình
Thai nhi đạp đau nhói gần cửa mình là chuyện bình thường khi thai đang dần lớn

Những cử động của thai nhi như thai máy hay đạp mạnh về đêm thì bà bầu cũng nhận thấy rõ ràng hơn. Thời điểm 3 tháng cuối cơn gò sinh lý, dấu hiệu chuyển dạ giả khiến mẹ cảm thấy đau nhẹ. Một số thai phụ cũng có thể cảm thấy hơi đau khi thai máy mạnh… Vì vậy biểu hiện gò cứng bụng hay thai nhi đạp ngay gần cửa mình trong 3 tháng cuối thai kỳ là bình thường.

Giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ bà bầu khó cảm nhận đau nơi cửa mình vì lúc này thai nhì còn khá nhỏ. Chỉ từ khi bước sang giai đoạn thứ 2 của thai kỳ, tử cung to ra và chèn vào một số cơ quan trên cơ thể như bàng quang, trực tràng…khiến cho thai phụ thấy tức vùng cửa mình giống như thai nhi đạp vào bàng quang hay thai nhi đạp gần cửa mình; thậm chí còn đi tiểu nhiều lần, tiểu dắt.

>> Bạn có thể xem thêm: Các chỉ số thai nhi chi tiết theo từng tuần

Lúc này cách tốt nhất để đau do thai nhi thai nhi đạp đau nhói cửa mình là mẹ bầu cứ ăn uống, nghỉ ngơi và khám thai theo đúng lịch hẹn. Chú ý trong 3 tháng cuối cần tránh ngồi xổm, hay ngồi bệt, nên ngồi ở những ghê có chỗ tựa giúp cho lưng đỡ đau mà bụng đỡ tức hơn.

Thai nhi đạp gần cửa mình tháng cuối có nguy hiểm không?

Đau nhức cửa mình khi mang thai là hiện tượng bình thường. Và hiện tượng thai nhi đạp gần cửa mình có thể kéo dài trong một khoảng thời gian, mức độ đau cũng không ổn định, mẹ có thể đau âm ỉ hoặc đau nhói, đau dữ dội.

Khi thai nhi càng lớn, kích thước của tử cung mở ra, chèn ép lên vùng xương chậu khiến cho mẹ bầu có cảm giác đau cửa mình khi mang bầu. Đồng thời ở 3 tháng cuối thai kỳ, cơ thể thai phụ sẽ sản xuất ra lượng hormone Relaxin làm các cơ ở vùng chậu giãn nở để thích nghi với sự phát triển của bé yêu.

Thai nhi lúc này “quậy” mẹ hơn cộng với những thay đổi của hormone khiến mẹ đau buốt cửa mình. Những áp lực này dồn lên vùng chậu quá tải sẽ dẫn tới tình trạng bị đau lưng, chuột rút, đau nhức mình mẩy, gồm cả thai nhi đạp đau nhói cửa mình hay bàng quang.

>> Bạn có thể xem thêm: Ăn gì để thai nhi tăng cân nhanh và đều, mẹ bầu đọc ngay nhé!

Trường hợp chị em đang ở tháng cuối của thai kỳ và bị đau buốt cửa mình tất nhiên một số phát hiện như đau bụng theo từng cơn, ra máu âm đạo thì rất có thể đó dấu hiệu sắp sinh, cần đến bệnh viện ngay.

Thai nhi đạp ở bụng dưới

Bên cạnh vấn đề thai nhi đạp gần cửa mình, nếu bé cưng tích cực đạp bụng dưới, mẹ sẽ không cần quá lo lắng nếu điều đó lặp lại trong những trường hợp sau:

  • Mẹ ăn no: Đa phần thai nhi sẽ đạp nhiều hơn nếu dạ dày của mẹ được nạp quá nhiều thức ăn. Điều này là do bé đã được bổ sung nhiều vi chất dinh dưỡng hơn.
  • Môi trường bên ngoài quá ồn: Mẹ di chuyển ngoài đường, ngồi nói chuyện nơi công cộng, nghe nhạc quá lớn cũng khiến bé “khó chịu” hoặc muốn ra ngoài để hòa nhập với những âm thanh tươi vui đó.
  • Tư thế nằm của bà bầu: Khi mẹ nghiêng sang bên trái, bé sẽ đạp nhiều hơn. Vì tư thế này làm tăng lượng máu và chất dinh dưỡng cho thai nhi.

Bé đạp nhiều hay ít có thể thông báo nhiều vấn đề khác nhau nhưng chủ yếu nếu đạp nhiều là thể hiện tình trạng thai khoẻ mạnh

>> Bạn có thể xem thêm: Hướng dẫn cách chọc thai nhi đạp giúp con phản xạ và phát triển trí não toàn diện

thai nhi đạp gần cửa mình 2
Nằm ngủ đúng tư thế giúp mẹ bầu hạn chế những cơn đau buốt gần cửa mình do thai nhi đạp

Mẹo giảm đau buốt khi mang thai

Nếu thường xuyên bị đau buốt cửa mình khi mang thai mẹ có thể áp dụng một số mẹo giảm đau ngay lập tức sau:

  • Tư thế nằm: Nằm nghiêng sang bên trái để giảm áp lực lên xương chậu
  • Kết hợp vận động: Tập thiền, yoga, đi dạo nhẹ nhàng trong suốt thai kỳ để tăng lưu thông máu…
  • Tắm nước ấm và massage: Tắm nước ấm (không phải nước nóng), dành khoảng 5 phút massage khuông xương chậu mỗi lần đi tắm
  • Khi ngủ cần kê gối cao chân: Lúc ngủ nên kê chân cao hơn hoặc gác chân lên gối mềm để tăng lưu thông máu tới khu vực xương chậu

Thai nhi đạp gần cửa mình mỗi ngày trong giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ là dấu hiệu bình thường. Mẹ chỉ cần lo lắng khi có các triệu chứng bất thường đi kèm mà thôi!

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x