Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Mận
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 05/10/2018

9 chuyện bên trong phòng sinh mổ mẹ cần phải biết

9 chuyện bên trong phòng sinh mổ mẹ cần phải biết
Nếu xác định bản thân sẽ sinh theo phương pháp mổ chủ động mẹ cần "khắc cốt ghi tâm" 9 điều về sinh mổ để không bỡ ngỡ trong lần đầu chuyển dạ.

Lần đầu mang thai cũng là lần đầu bước vào phòng sinh mổ nếu mọi thứ đều “mới toanh” và bỡ ngỡ mẹ rất dễ rơi vào trạng thái bấn loạn tâm lý. Mẹ nên “nằm lòng” những điều sau đây để tránh những “bất ngờ” không đáng.

Cởi bỏ y phục

Đây là điều chắc chắn vì sinh mổ trong phòng vô trùng. Mẹ nên tắm rửa, gội đầu sạch sẽ. Vào phòng sinh mẹ thay đồ và khoác lên mình một chiếc váy quá khổ. Chiếc áo này nhanh chóng được cởi ra từ phần cổ trở xuống. Tất cả sẽ trống hoác và chỉ được che bằng một tấm vải rất đặc thù của phòng mổ.

Có nhiều người quan sát mẹ đẻ

Cả một ekip mổ sẽ ở bên cạnh mẹ khi sinh mổ. Thậm chí một số bệnh viện còn bố trí sẵn y tá nắm chặt tay mẹ để trấn an vì một số sản phụ quá khích hay sợ hãi ảnh hưởng đến ca mổ. Đây là cách cần thiết để bảo vệ mẹ và con trong điều kiện vô trùng tốt nhất.

Nghe những cuộc trò chuyện “rôm rả” của bác sĩ

Ngoài câu chuyện về phẫu thuật với các loại dao kéo, dụng cụ phẫu thuật cần thiết, mẹ có thể nghe đủ thứ chuyện trên trời dưới đất từ các bác sĩ. Mặc dù được gây mê nhưng mẹ cũng khá tỉnh táo để nghe chuyện. Ca mổ dường như rất ổn các bác sĩ mới vui vẻ trò chuyện đó mẹ ơi!

sinh mổ
Vào phòng sinh mổ mẹ cần chuẩn bị tâm lý vững vàng để không bị “sốc”

Ông xã có thể đang rất sợ

Một số bệnh viện cho phép chồng cùng vợ vượt cạn, kể cả sinh mổ. Lời khuyên là chồng chỉ tập trung nhìn vào mặt mẹ, động viên mẹ. Nếu tò mò nhìn xuống có thể chồng bạn se khóc thét lên sợ hãi. Điều này có thể khiến mẹ bị hoang mang lây. Chồng không đủ dũng cảm thì đừng nhìn để bị ám ảnh.

Mất hết cảm giác vì gây mê

Khi mổ mẹ sẽ được gây mê, một số trường hợp được phủ mê. Mẹ sẽ mất hết cảm giác từ ngực trở xuống, đây là cách để bác sĩ giúp mẹ giảm bớt đau đớn sau ca sinh.

Muốn tận mắt nhìn bác sĩ mổ, vẫn được

Sẽ có một tấm màn xanh để chắn tầm nhìn của mẹ và em bé. Điều này phòng khi mẹ sợ hãi với cảnh mổ. Nhưng nếu máu và cảnh dao kéo xẻ da thịt không làm mẹ sợ hãi thì hãy can đảm xin bác sĩ được theo dõi suốt ca mổ bằng cách thay tấm vải xanh bằng một tấm plastic trong suốt.

Cảm nhận được em bé chào đời

Dù gây tê nhưng khi em bé được bác sĩ đưa ra ngoài, mẹ sẽ ít nhiều cảm nhận được. Cảm giác đó giống như một va đập không đau vậy đó. Và khi em bé được đưa ra ngoài thì mẹ sẽ thấy bụng mịnh nhẹ hẳn đi, gần giống với cảm giác các mẹ sinh mổ đưa tay sờ ngay bụng mình khi con được sinh ra vậy.

Một ca sinh mổ khoảng 50 phút

Thời gian trung bình cho một ca sinh mổ là 40 phút. Trong đó đã gồm toàn bộ thời gian mổ và khâu lại.

Cho con bú lần đầu không có cảm giác

Sau sinh, thuốc tê vẫn còn tác dụng. Do đó mẹ có thể không có nhiều cảm giác xúc động khi con lần đầu tiên bú mẹ. Nhưng đừng lo lắng vì thời gian sẽ giúp mẹ chóng lấy lại được cảm giác thiêng liêng của tình mẫu tử khi con bú mẹ. Hoặc không, các cô điều dưỡng sẽ hướng dẫn riêng cho mẹ. Mẹ đừng lo lắng quá nha!

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x