Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyên Hà
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 06/09/2023

Viêm âm đạo khi mang thai nguy hiểm không và mẹ nên làm gì?

Viêm âm đạo khi mang thai nguy hiểm không và mẹ nên làm gì?
Viêm âm đạo là một bệnh lý phụ khoa thường gặp ở phụ nữ, ngay cả khi đang mang thai. Đối với thai phụ, khi thấy có dấu hiệu viêm âm đạo thì cần đi khám bệnh để được bác sĩ điều trị kịp thời.

Bệnh viêm âm đạo khi mang thai nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến biến chứng. Để hiểu hơn về bệnh lý phụ khoa khi mang thai và những hệ luỵ của nó xin mời bạn xem bài viết dưới đây nhé.

Viêm âm đạo khi mang thai là bệnh lý gì?

Viêm âm đạo hay viêm phụ khoa (bacterial vaginosis) khi mang thai là bệnh lý phụ khoa do vi khuẩn gây ra. Đây là một bệnh nhiễm trùng xảy ra khi có quá nhiều vi khuẩn trong âm đạo và thường gặp nhất ở phụ nữ từ 15 đến 44 tuổi.

Bệnh viêm âm đạo không phải là bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI) hoặc bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD). Nhưng bệnh này phổ biến ở phụ nữ có hoạt động tình dục và hiếm khi xảy ra ở phụ nữ chưa quan hệ tình dục.

Nếu bạn bị viêm âm đạo khi mang thai mà không được điều trị có thể làm tăng nguy cơ mắc STI. Điều quan trọng là phải điều trị bất kỳ bệnh nhiễm trùng nào trong thời kỳ mang thai để giúp bảo vệ bạn và thai nhi.

Nguyên nhân khiến bà bầu bị viêm phụ khoa

Thực tế, chưa có nghiên cứu nào có thể chắc chắn nói về nguyên nhân dẫn đến việc bà bầu bị viêm phụ khoa. Nhưng bất kỳ phụ nữ nào cũng có thể vị viêm âm đạo. Tuy nhiên, bạn có thể vị viêm âm đạo khi mang thai cao hơn bởi các nguyên nhân sau:

  • Có thể do bạn đang mang thai
  • Quan hệ tình dục với nhiều bạn tình
  • Quan hệ tình dục với một bạn tình khác
  • Dùng nước hoặc chất lỏng khác để thụt rửa làm sạch bên trong âm đạo
  • Viêm âm đạo có thể phổ biến gấp đôi ở phụ nữ Mỹ gốc Phi so với phụ nữ da trắng.
  • Bạn đang sử dụng dụng cụ tử cung (DCTC), đặc biệt nếu bạn bị chảy máu bất thường.
  • Hoặc bạn đang dùng vòng tránh thai trong tử cung để giúp ngăn ngừa mang thai.

>> Bạn có thể xem thêm: Bầu tháng cuối bị sưng vùng kín: Chưa tìm hiểu kỹ mẹ chớ lo lắng!

Viêm âm đạo có ảnh hưởng đến thai nhi không?

bầu bị viêm phụ khoa
Bà bầu bị viêm phụ khoa có nguy hiểm không?

Viêm âm đạo khi mang thai nếu không điều trị có thể gây ra các biến chưng nguy hiểm cho thai nhi. Thai nhi có thể bị sinh non trước tuần thứ 37 hoặc sinh ra nhẹ cân dưới 2kg. Điều này có thể gây nguy hiểm đến cho sức khoẻ của em bé khi chào đời.

Ngoài ra đối với người mẹ, viêm phụ khoa khi mang thai có thể gây ra bệnh viêm vùng chậu (PID). Đây là một bệnh nhiễm trùng trong tử cung có thể làm tăng nguy cơ bị vô sinh khiến bạn không thể mang thai lần nữa.

Dấu hiệu viêm âm đao khi mang thai

Khi bạn bị viêm phụ khoa thường sẽ có các dấu hiệu dưới đây:

Nếu bạn nhận thấy các dấu hiệu viêm âm đạo khi mang thai này thì cần đi khám phụ khoa ngay nhé.

>> Bạn có thể xem thêm: Thuốc đặt Polygynax có dùng được cho bà bầu không?

Chẩn đoán và điều trị viêm phụ khoa khi mang thai

1. Chẩn đoán viên phụ khoa khi mang thai

Nếu bạn nhận thấy các dấu hiệu viêm âm đạo khi mang thai. Bạn cần đến bệnh để được bác sĩ chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ra bệnh lý phụ khoa này.

Khi đến phòng khám, bác sĩ có thể sẽ kiểm tra âm đạo và xét nghiệm mẫu dịch âm đạo để tìm loại vi khuẩn nào đã gây ra bệnh. Tuy nhiên, phương pháp chẩn đoán này có thể khác nhau tuỳ vào các cơ sở y tế.

cách chữa viêm phụ khoa cho bà bầu tại nhà
Cách chữa viêm phụ khoa cho bà bầu tại nhà với kháng sinh ra sao?

2. Cách chữa viêm phụ khoa cho bà bầu tại nhà

Sau khi bác sĩ đã tìm ra được nguyên nhân gây ra viêm âm khi mang thai. Bác sĩ có thể điều trị cho bạn bằng thuốc kháng sinh dạng viên, gel hoặc kem. Những thuốc này được kê toa bởi bác sĩ đa khoa hoặc phòng khám phụ khoa. Do đó, bạn không nên tự ý mua hoặc dùng thuốc.

Nếu bạn có bạn tình đồng giới, thì họ cũng có thể cần được điều trị. Tuy nhiên, sau khi điều trị tình trạng viêm âm đạo khi mang thai có thể bị tái phát. Lúc này, bác sĩ có thể cho bạn thêm thuốc kháng sinh hoặc một loại gel kháng sinh để đặt vào âm đạo.

>> Bạn có thể xem thêm: Thuốc đặt âm đao trị nấm cho bà bầu và những điều mẹ nên biết!

Cách ngăn ngừa viêm âm đạo khi mang thai

Để ngăn ngừa viêm âm đạo khi mang thai, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Chọn sản phẩm cho âm đạo có độ pH phù hợp: Bạn hãy chọn các sản phẩm gel bôi trơn hoặc dung dịch vệ sinh độ pH không thấp hơn 4 và không cao hơn khoảng 5.5.
  • Không thụt rửa âm đạo: Điều này sẽ làm rửa sạch tất cả vi khuẩn có lợi và vi khuẩn xấu. Hơn nữa, các loại dung dịch vệ sinh khi bạn thụt rửa âm cũng có chứa hóa chất gây dị ứng.
  • Tăng lợi khuẩn lactobacillus: Lợi khuẩn là biện pháp bảo vệ tốt nhất chống lại bệnh viêm âm đạo do vi khuẩn. Do đó, bạn nên bổ sung lợi khuẩn qua thực phẩm hoặc thuốc phát triển vi khuẩn lactobacillus trong âm đạo.
  • Không sử dụng dầu dừa cho âm đạo: Dầu dừa có thể chứa peroxit độc hại và các hóa chất gây viêm do tiếp xúc với ánh sáng và bảo quản ở nhiệt độ phòng. Đồng thời, dầu dừa cũng có thể gây cản trở quá trình tự làm sạch âm đạo.
  • Chọn dung dịch vệ sinh và gel bôi trơn phù hợp: Khi chọn các loại dung dịch vệ sinh và gel bôi trơn thì bạn nên chọn loại không có glycerin (glycerol), dầu phủ hoặc paraben và có nồng độ pH phù hợp với môi trường âm đạo.

Tóm lại, viêm âm đạo khi mang thai là bệnh lý phụ khoa do vi khuẩn gây ra. Nếu bà bầu bị viêm phụ khoa mà không điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi như sinh non hoặc nhẹ cân. Thậm chí, bệnh này cũng có thể gây nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục cho thai phụ nếu không điều trị.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Bacterial vaginosis and pregnancy
https://www.marchofdimes.org/find-support/topics/pregnancy/bacterial-vaginosis-and-pregnancy
Truy cập ngày 06/09/2023

2. Bacterial Vaginosis During Pregnancy
https://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/pregnancy-complications/bacterial-vaginosis-during-pregnancy/
Truy cập ngày 06/09/2023

3. Bacterial vaginosis
https://www.womenshealth.gov/a-z-topics/bacterial-vaginosis
Truy cập ngày 06/09/2023

4. Bacterial Vaginosis Treatment and Care
https://www.cdc.gov/std/bv/treatment.htm
Truy cập ngày 06/09/2023

5. Bacterial vaginosis
https://www.nhs.uk/conditions/bacterial-vaginosis/
Truy cập ngày 06/09/2023

x