Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Linh Hồ
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 05/08/2022

Có phải thai nhi 21 tuần tuổi đạp nhiều có nguy hiểm không?

Có phải thai nhi 21 tuần tuổi đạp nhiều có nguy hiểm không?
Mang thai tuần thứ 21 đồng nghĩa với việc mẹ và bé đã đi được nửa chặng đường của thai kỳ. Đây là thời điểm đánh dấu sự phát triển của bé cả về hình dáng, cân nặng và khả năng vận động. 

Thời điểm này bé đã lớn bằng củ cà rốt nặng khoảng 340g và chiều dài 27cm. Không chỉ vậy, các bộ phận khác trên cơ thể như lông mày, mí mắt đã xuất hiện. Nếu là bé gái, thì cơ quan sinh dục cũng bắt đầu hình thành và tiếp tục hoàn thiện. Đặc biệt, nhiều mẹ bầu cảm thấy thai nhi 21 tuần tuổi đạp nhiều và hiếu động hơn. Vậy hoạt động thai máy này có phải bình thường hay là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm? Các mẹ cùng tìm hiểu thông tin trong bài viết sau đây nhé!

Thai nhi 21 tuần tuổi đạp nhiều có sao không?

Đối với thai nhi 21 tuần tuổi, mẹ đã có thể nhìn thấy rõ hơn qua hình ảnh siêu âm và cử động của con cũng nhiều hơn trước. Thai nhi 21 tuần tuổi đạp nhiều là nhờ hệ xương khớp và cơ đã cứng cáp hơn, giúp mẹ dễ dàng nhận biết. Bên cạnh đó, hệ thần kinh thính giác phát triển giúp bé nghe được và phản ứng lại khi nghe những âm thanh bên trong hoặc ngoài bụng mẹ.

Việc lắng nghe và theo dõi thai nhi cử động là niềm hạnh phúc mỗi ngày của bất cứ bà mẹ nào. Nhiều mẹ cho rằng, thai nhi 21 tuần tuổi đạp nhiều chứng tỏ con đang khỏe mạnh. Nhưng có không ít mẹ lo lắng liệu thai nhi 21 tuần tuổi đạp nhiều quá có nguy hiểm gì không?

Trong thực tế, có một số trường hợp thai nhi 21 tuần tuổi đạp nhiều là dấu hiệu cảnh báo bé đang bị ngạt; bị dây rốn quấn cổ hai vòng… Vì vậy, khi nhận ra thai nhi đạp hơn 20 lần trong 2 giờ thì mẹ nên đi khám ngay để đảm bảo con yêu được khỏe mạnh và an toàn.

>> Bạn có thể xem thêm: Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 21 như thế nào? Thai 21 tuần là mấy tháng?

Thai 21 tuần máy ít có đáng lo ngại?

Bên cạnh vấn đề thai nhi 21 tuần tuổi đạp nhiều; thì thai 21 tuần máy ít có sao không? Đôi khi bé “ngoan ngoãn” quá cũng khiến các mẹ bầu lo ngại. Nhưng trong thực tế, không phải cứ thai máy ít là nguy hiểm bởi đây có thể là do bé đang ngủ sâu hoặc bé còn quá nhỏ nên mẹ không cảm nhận được. Mẹ hãy thường xuyên theo dõi những cú đạp của con. Nếu nhận thấy thai máy giảm đột ngột, đạp ít hơn 10 lần trong 2 giờ thì nên đi khám bác sĩ ngay để kiểm tra tình trạng sức khỏe của bé.

thai 21 tuần đạp như thế nào
Thai 21 tuần đạp như thế nào?

Thai 21 tuần máy như thế nào là bình thường?

Khi đã biết thai nhi 21 tuần đạp nhiều có nghĩa là gì; thì mẹ cũng nên biết thai 21 tuần đạp như thế nào? Theo các bác sĩ khoa sản, thai nhi từ tuần thứ 8 đã bắt đầu cử động. Và những cử động này sẽ rõ ràng hơn từ tuần 16 đến 22. Tuy nhiên, tùy vào từng thể trạng, độ hiếu động của bé và thời điểm mà hoạt động thai máy ở mỗi thai nhi có sự khác nhau.

Vậy thai 21 tuần máy như thế nào? Mẹ có thể cảm nhận thai nhi 21 tuần tuổi đạp nhiều và còn có thể động đậy đủ tư thế như cuộn tròn, đá, nấc cục… Thông thường, bé thường đạp vào buổi sáng sớm, buổi trưa, sau khi mẹ ăn. Và thai nhi 21 tuần có thể đạp từ 15 đến 20 lần một ngày.

Dưới đây là cách giúp mẹ bầu theo dõi thai 21 tuần máy như thế nào là bình thường:

  • Thời điểm thai máy dễ dàng nhận biết nhất là sau khi mẹ ăn no.
  • Đếm hoạt động thai máy từ 2-3 lần/ngày trong một giờ với một thời gian cố định.
  • Trước khi đếm cử động của bé, mẹ nên đi tiểu để làm trống bàng quang. Sau đó, mẹ đặt tay lên bụng để cảm nhận rõ nhất.

Đối với thai nhi khỏe mạnh, hoạt động thai máy thường diễn ra khoảng 3-4 lần trong một giờ. Nếu thai nhi 21 tuần tuổi đạp nhiều hay quá ít so với con số này thì mẹ có thể theo dõi kỹ thêm một giờ nữa. Nếu tình hình không cải thiện, mẹ nên đi khám bác sĩ để được tư vấn và đưa ra phương pháp xử lý kịp thời.

>> Bạn có thể xem thêm: Thai nhi đạp nhiều có phải là dấu hiệu bất thường?

Mang thai tuần 21 mẹ cần lưu ý những gì để con yêu khỏe mạnh?

Phụ nữ mang thai tuần 21 hay bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ thì sức khỏe và sự an toàn của cả mẹ và bé đều quan trọng. Do đó khi mẹ bầu nhận thấy thai nhi 21 tuần đạp nhiều quá hay đạp ít quá so với bình thường phải đến ngay bệnh viện hoặc cơ sở y tế uy tín. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ thăm khám và thực hiện một số xét nghiệm cần thiết để đánh giá tình trạng sức khỏe của thai nhi và đưa ra phương án xử lý kịp thời.

Ngoài ra, trong thời gian mang thai tuần 21, mẹ cần lưu ý những vấn đề sau đây:

1. Đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý

thai 21 tuần đạp bụng dưới

Trong suốt quá trình mang thai, nhất là các mẹ đang gặp tình trạng thai nhi 21 tuần tuổi đạp nhiều hay đạp ít thì chế độ dinh dưỡng vô cùng quan trọng. Mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng với các loại thực phẩm như thịt, cá, sữa, ngũ cốc, hoa quả, rau củ… để giúp mẹ khỏe, bé phát triển toàn diện.

2. Giữ tinh thần luôn thoải mái, vui vẻ

Các mẹ hãy tranh thủ nghỉ ngơi, dành thời gian đọc sách, nghe nhạc hay làm những điều mình thích để tinh thần được thoải mái, thư giãn. Ngoài ra, mang thai tuần 21 cũng là thời điểm lý tưởng để mẹ mua sắm quần áo, đồ dùng cần thiết cho bé yêu. Vì lúc này cơ thể mẹ còn nhẹ nhàng, sức khỏe tốt nên nếu không kiêng khem thì hãy chuẩn bị sớm mẹ nhé.

Với những thông tin trên đây, hy vọng các mẹ đã biết được việc thai nhi 21 tuần tuổi đạp nhiều là khỏe mạnh hay có gì bất thường cùng những lưu ý giúp mẹ khỏe, bé phát triển tốt nhất. Các mẹ hãy dành thời gian để quan sát những cử động của con nhé. Việc này không chỉ giúp theo dõi tình trạng sức khỏe con yêu mà còn mang lại cảm giác hạnh phúc kỳ diệu cho mẹ nữa đấy.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Fetal Movement
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK470566/
Truy cập ngày 21/06/2021

2. Your baby’s movements
https://www.nhs.uk/pregnancy/keeping-well/your-babys-movements/
Truy cập ngày 21/06/2021

3. Fetal Movement
https://www.sciencedirect.com/topics/medicine-and-dentistry/fetal-movement
Truy cập ngày 21/06/2021

4. Kicks count
https://www.ulh.nhs.uk/content/uploads/2018/10/Kicks-count-leaflet.pdf
Truy cập ngày 21/06/2021

5. During Pregnancy
https://www.cdc.gov/pregnancy/during.html
Truy cập ngày 21/06/2021

x