Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyên Hà
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 30/11/2023

Mang thai mấy tuần có tim thai: Câu trả lời chính xác là đây!

Mang thai mấy tuần có tim thai: Câu trả lời chính xác là đây!
Sự phát triển của thai nhi trong suốt 40 tuần thai là vấn đề nhiều mẹ quan tâm, nhất là việc mấy tuần có tim thai. Bởi đây là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy sự hiện diện của bé cưng trong bụng mẹ.

Mấy tuần có tim thai? Muốn biết tường tận sự phát triển của thai nhi là tâm lý chung của hầu hết các mẹ, nhất là những người lần đầu lên chức. Từ lúc biết mình mang thai đến khi lần đầu nghe được tim thai, hẳn mẹ không tránh khỏi cảm giác mong chờ. Tuy nhiên, thai mấy tuần có tim thai? Tim thai “nói” gì về sự phát triển của thai nhi? Mời bạn cùng MarryBaby tìm hiểu nhé!

Sau khi gặp được tinh trùng, nàng trứng bắt đầu quá trình biến đổi của mình trong khoảng 13 ngày. Sau khi thụ tinh 16 ngày, phôi thai xuất hiện 2 mạch máu tạo thành ống dẫn của tim. Vậy mấy tuần thì có tim thai? Câu trả lời là hơn 2 tuần đã có tim thai. Mặc dù vẫn chưa thành hình rõ ràng, nhưng tim thai đã bắt đầu co bóp và đập những nhịp đầu tiên, làm đúng chức năng của một quả tim thực thụ.

>>> Bạn có thể tham khảo: Nhịp tim thai nhi theo tuần tuổi

Theo lý thuyết, tim thai xuất hiện rõ vào tuần thứ 5-6 của thai kỳ. Tuy nhiên đây không phải là câu trả lời chính xác 100% cho câu hỏi thai mấy tuần thì có tim thai? Vì vẫn có những trường hợp chậm hơn, vào tuần thai 8-10 mới phát hiện được tim thai. Có thể do tính tuổi thai bị sai lệch. Bạn có thể thực hiện xét nghiệm hCG để yên tâm hơn.

Tới thời điểm tuần 5-6 thai kỳ mà không có tim thai, bạn đừng thắc mắc mấy tuần có tim thai nữa mà hãy ngay lập tức tìm ra nguyên nhân không có tim thai.

  • Đặt ống nghe lên bụng và lắng nghe nhịp tim của bé.
  • Ví trí đặt ống nghe thường là phần bụng dưới. Nhưng vì thai nhi hay di chuyển và vị trí thai nhi ở mỗi bà bầu là khác nhau nên mẹ có thể di chuyển ống nghe xung quanh bụng để kiểm tra.

1. Nhịp tim thai bình thường là bao nhiêu?

Vào khoảng tuần thai 12, tuần kết thúc tam cá nguyệt thứ nhất, tim thai gần như đã hoàn thiện với những nhịp đập mạnh mẽ và rõ ràng hơn. Vào cuối tuần thai 16, tim thai đã hoàn chỉnh về mặt cấu tạo và có thể đảm nhiệm chức năng của mình. Lúc này, tim thai có thể bơm khoảng 24 lít máu/ngày.

Thắc mắc mấy tuần thì có tim thai không quan trọng bằng câu hỏi tim thai yếu có đáng lo. So với tim thai đập nhanh, mẹ nên lưu ý những trường hợp tim thai yếu, bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo về sự phát triển của thai nhi. Nếu nhịp tim thai ở tuần 6-8 của thai kỳ dưới 70 nhịp/phút, bạn có nguy cơ sảy thai lên đến 100%. Nhịp tim thai dưới 90 nhịp/ phút có 86% tỷ lệ sảy thai, và nếu nhịp tim dưới 120 nhịp/ phút, nguy cơ sảy thai còn 50%.

Những trường hợp nhịp tim thai dưới 110 nhịp/phút được xem là nhịp tim chậm. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, điển hình nhất là do khả năng lưu thông máu kém, bà bầu huyết áp thấp, bất thường nhau thai hoặc do dị tật thai nhi.

>>> Bạn có thể tham khảo: Lưu ý khi sử dụng máy nghe tim thai ở nhà

Tùy theo nguyên nhân cũng như tuổi thai, bác sĩ sẽ có biện pháp xử lý phù hợp. Mẹ bầu có thể được chỉ định siêu âm để kiểm tra tình trạng tim mạch của thai nhi. Những trường hợp dị tật tim bẩm sinh nhẹ, trẻ có thể tự khỏi và sống bình thường. Tuy nhiên, với những trường hợp nặng, các bác sĩ cần có biện pháp can thiệp sớm.

Cách giữ tim thai khỏe mạnh, mẹ bầu phải biết

Tóm lại, ngoài việc mang thai mấy tuần có tim thai, mẹ bầu cũng nên lưu ý nhịp tim thai. Cùng với thai máy, tim thai là dấu hiệu cho thấy sức khỏe của thai nhi. Nếu phát hiện điều bất thường, mẹ nên đến bệnh viện kiểm tra ngay.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Fetal echocardiography
https://medlineplus.gov/ency/article/007340.htm
Truy cập ngày 02/06/2021

2. Fetal ultrasound
https://www.mayoclinic.org/tests-procedures/fetal-ultrasound/about/pac-20394149
Truy cập ngày 02/06/2021

3. Role of ultrasound in the evaluation of first-trimester pregnancies in the acute setting
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7065984/
Truy cập ngày 02/06/2021

4. Fetal Echocardiogram
https://kidshealth.org/en/parents/fetal-echocardiogram.html
Truy cập ngày 02/06/2021

5. Understanding Miscarriage
https://kidshealth.org/MainLine/en/parents/miscarriage.html
Truy cập ngày 02/06/2021

x