Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Mận
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 05/09/2022

Bụng bầu tụt bao lâu thì sinh - Tụt bụng là sắp "vỡ chum" rồi!

Bụng bầu tụt bao lâu thì sinh - Tụt bụng là sắp "vỡ chum" rồi!
Bụng bầu tụt bao lâu thì sinh? Một câu hỏi nằm trong từ điển kinh điển của các mẹ mang thai lần đầu. Ai cũng biết bụng bầu tụ xuống thấp là sắp sinh nhưng lại không biết thời điểm nào cần tới bệnh viện.

Dấu hiệu thai nhi thụt xuống hay còn gọi là tụt bụng là hiện tượng em bé tụt xuống thấp, nằm trong vùng an toàn của khung chậu để sẵn sàng cho quá trình chuyển dạ.

Không như nhiều mẹ lo lắng, tụt bụng thực sự là một dấu hiệu đáng mừng báo sớm cho mẹ sẵn sàng tinh thần chuẩn bị cho cơn vượt cạn sắp đến. Thời gian bé di chuyển xuống khung chậu của mẹ mất khoảng vài tuần hoặc vài ngày, tốc độ nhanh chậm tùy bé. Khi biết chắc mình đã tụt bụng, mẹ có thể điều chỉnh chế độ ăn uống và tập thể dục để phương pháp sinh thường dễ dàng hơn.

Tụt bụng sớm khi mang thai

Với những thai nhi ở ngôi thuận, khi bụng bầu tụt xuống thấp là dấu hiệu cho thấy một phaafn cơ thể của bé sẽ chui ra ngoài thuận tiện vì đang ở vị trí nửa trên của xương chậu.

Những mẹ mang thai lần đầu cần lưu ý dấu hiệu này vì tụt bụng thường xảy ra ở tháng cuối thai kỳ, có thể là 2-3 tuần trước ngày dự sinh, đi kèm với đó có thể là những cơn gò chuyển dạ giả.

bụng bầu tụt bao lâu thí sinh 1
Bụng bầu tụt xuống thấp báo mẹ dấu hiệu chuyển dạ sắp tới

Tuy nhiên để trả lời chính xác thời điểm nào cần nhập viện khi bụng bầu có dấu hiệu xuống thấp thì rất khó. Thời gian ở mỗi bà bầu sẽ khác nhau cũng như tùy vào việc bà bầu sinh con lần đầu hay sinh con thứ.

  • Nếu là con so, hiện tượng tụt bụng sẽ xảy ra vào khoảng 2-4 tuần trước ngày dự sinh
  • Còn sinh con rạ tụt bụng có thể xảy ra ngay trước khi cơn gò chuyển dạ bắt đầu.

Và không có gì là chính xác 100%, sẽ có những ngoại lệ như nhiều vấn đề khác xảy ra trong thai kỳ. Một số mẹ cảm nhận được bụng tụt xuống thấp khoảng 4 tuần trước ngày dự sinh nhưng lại sinh em bé trễ 2 tuần, hoặc có mẹ lại bước vào giai đoạn chuyển dạ mà không thấy bụng tụt xuống trước đó.

Thậm chí, có mẹ cảm nhận bụng tụt nhưng sau đó lại không bị nữa. Đơn giản là do đầu thai nhi vẫn chưa hoàn toàn được cố định tại một vị trí cụ thể, tụt xuống rồi lại bị đẩy ngược trở lên lại.

Làm sao biết bụng tụt?

Mẹ bầu không những có thể nhìn thấy được sự khác biệt của bụng mà có có thể cảm nhận rõ ràng. Bụng của mẹ có vẻ như ở vị trí thấp hơn hoặc ngả về phía trước nhiều hơn.

Nguyên nhân là do thai nhi lọt vào khoang chậu, sức ép của tử cung lên cơ hoành của mẹ được giải tỏa nên mẹ có thể hít thở một cách dễ dàng hơn. Một số dấu hiệu rõ rệt nhất nhận biết bụng bầu đã tụt:

  • Bầu cảm thấy dễ thở hơn, ăn uống ngon miệng. Lúc này khi em bé nằm gọn trong khung chậu của mẹ, áp lực cũng bớt đi nhiều nên mẹ thở dễ dàng hơn.
  • Quan sát xem ngực còn chạm vào phần trên của bụng nữa không. Nếu không thì chắc chắn bé yêu đã tụt sâu xuống dưới.
  • Bầu đi tiểu nhiều hơn do thai nhi gần sát với bàng quang, gây áp lực lên bàng quang.
  • Đi lại khó khăn hơn
  • Cảm nhận những cơn đau nhói ở vùng sàn chậu vì đầu của em bé đang đè ép mạnh lên vùng này.
  • Cảm giác mất thăng bằng vì trọng tâm cơ thể của mẹ bị thay đổi thêm 1 lần nữa.

Một số ít trường hợp bụng bầu đã tụt nhưng mẹ không biết là do:

  • Mang thai bụng dưới ngay từ đầu thì sẽ khó để nhận ra được khi em bé di chuyển xuống thấp.
  • Không có triệu chứng bị khó thở hoặc khó tiêu, hay luôn phải đi vệ sinh thường xuyên trong thai kỳ

Nếu đi khám thai định kỳ, bác sĩ sẽ phải dựa vào 2 dấu hiệu nữa để xác định xem bụng mẹ bầu đã tụt hay chưa:

  • Tiến hành khám nội (bên trong) để xem phần đầu của em bé đã nằm trong khung chậu chưa
  • Nhấn vào bụng mẹ để xác định xem ngôi thai đã được cố định ở vị trí đó hay vẫn còn có khả năng thay đổi.

Những chặng đường thai nhi qua khung xương chậu

Ít mẹ biết rằng mỗi đoạn đường thai di chuyển trong khung chậu đều có những điểm dừng. Mỗi chặng dừng cách nhau 1 centimet. Một em bé khi đã lọt hoàn toàn trong khung xương chậu thì được xem như đang ở “chặng dừng số 0”. Tức là đầu của thai đã xuống đến ngang mức 2 mấu xương lồi ra ở 2 bên của phần giữa khung chậu.

Quá trình sinh con bắt đầu, phần đầu của thai tiếp tục tụt xuống trong khung chậu qua lần lượt các chặng dừng 0 đến +1, +2 và cứ thế tiếp tục cho đến khi đầu của thai chạm đến lỗ ngoài của âm đạo ở mức +5.

Tuy nhiều, điều này không có nghĩa mẹ bầu bước vào quá trình chuyển dạ ở chặng dừng số 0 không sẽ phải rặn ít hơn mẹ bầu bước vào quá trình chuyển dạ ở chặng dừng số -3, bởi vì các chặng dừng không phải là yếu tố duy nhất ảnh hưởng đến tiến triển của quá trình chuyển dạ.

9 dấu hiệu sắp sinh

Cùng với bụng bầu tụt xuống, tới giai đoạn “về đích”, còn có 9 dấu hiệu sắp sinh sau:

  • Cổ tử cung bắt đầu mở
  • Ngừng tăng cân
  • Cảm thấy uể oải và chỉ muốn nằm nghỉ
  • Bị chuột rút và đau lưng nhiều hơn
  • Cảm thấy các khớp được dãn ra
  • Tiêu chảy
  • Dịch nhầy âm đạo thay đổi màu sắc và độ kết dính
  • Các cơn co thắt ngày càng mạnh và liên tục
  • Vỡ nước ối

Bụng bầu tụt xuống bao lâu thì sinh? Câu trả lời cũng không quá quan trọng vì dù chưa có dấu hiệu cho thấy em bé đang tụt xuống trong khung xương chậu của mẹ để chuẩn bị ra đời thì cũng không có nghĩa là em bé sẽ chào đời muộn mẹ ạ!

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x