Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Linh Hồ
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 10/10/2021

Thai 39 tuần canxi hóa độ 1 có phải là dấu hiệu nguy hiểm?

Thai 39 tuần canxi hóa độ 1 có phải là dấu hiệu nguy hiểm?
Mẹ biết gì về hiện tượng vôi hóa bánh nhau hay còn gọi là canxi hóa rau thai? Thai 39 tuần canxi hóa độ 1 liệu có nguy hiểm và có cần phải lo lắng?

Thai 39 tuần canxi hóa độ 1 có sao không, bào thai có an toàn khi nhau thai canxi hóa độ 1? Đó là những băn khoăn của nhiều mẹ bầu. Mẹ đừng lo lắng, bởi vì câu trả lời cụ thể sẽ có ở bài viết này của MarryBaby. Mẹ đón đọc để biết mình có đang lo lắng vô ích không nhé!

thai 39 tuần canxi hóa độ 1

Một vài điều cần biết về canxi hóa nhau thai

Canxi hóa hay còn được gọi là vôi hóa, xơ hóa nhau thai. Hiện tượng này gây ra bởi sự lắng đọng canxi ở giữa phần cơ của nhau thai nối với tử cung. Có thể mẹ chưa biết, các nhà nghiên cứu gọi đây là hiện tượng bình thường, đánh dấu sự phát triển của thai kỳ. Tức là mẹ bầu nào cũng sẽ gặp tình trạng canxi hóa bánh nhau, nhưng ở những cấp độ khác nhau.

Mẹ biết nhau thai là bộ phận quan trọng của thai nhi. Vậy canxi hóa nhau thai có gây nguy hiểm cho mẹ và bé? Một số mẹ lầm tưởng rằng hiện tượng vôi hóa nhau thai sẽ ảnh hưởng xấu tới em bé, mẹ cũng sợ bào thai không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng. Thế nhưng, đây là một quan niệm sai lầm. Canxi hóa bánh nhau nguy hiểm hay không còn phụ thuộc vào tuần thai, mức độ canxi hóa và tình trạng mẹ bầu (bà bầu có bệnh lý như huyết áp cao, tiểu đường sẽ nguy hiểm hơn người khỏe mạnh).

Có các mức độ canxi hóa nhau thai như sau:

– Độ 0: Thai kỳ trước tuần 18

– Độ 1: Trong khoảng 18 – 29 tuần của thai kỳ

– Độ 2: Từ tuần 30 đến tuần thứ 38 của thai kỳ

– Độ 3: Thai kỳ tuần 39 trở đi

Thai 39 tuần canxi hóa độ 1

Thai 39 tuần canxi hóa độ 1 có sao không?

Trong các cấp độ canxi hóa nói trên, canxi hóa nhau thai sớm diễn ra trước tuần 32 của thai kỳ và ở cấp độ 2, 3. Đây là lúc mẹ nên lo lắng và cần phải đến bệnh viện thường xuyên để được theo dõi sát sao. Bởi tình trạng canxi hóa nhau thai sớm có thể gây nguy hiểm cho mẹ và bé.

>>> Bạn có thể tham khảo: Nhau bám mặt sau và những điều mẹ cần biết

Vậy, thai 39 tuần canxi hóa độ 1 thì sao, liệu có sao không? Có ảnh hưởng xấu gì tới bé?

Như mẹ biết, theo diễn tiến tự nhiên trong sự phát triển của thai nhi, đến những tuần thai cuối cùng, nhau thai đã có thể canxi hóa độ 3. Bởi vì tuổi thai càng cao thì mức độ vôi hóa càng lớn. Thế nhưng, trường hợp của mẹ chỉ mới canxi hóa độ 1, thế nên mẹ hoàn toàn có thể vui mừng, bởi vì sự lão hóa của nhau thai chỉ mới chớm ở những giai đoạn đầu mà thôi.

Thế nên, nếu khi đi siêu âm, mẹ được chẩn đoán thai 39 tuần canxi hóa độ 1 thì mẹ hoàn toàn không phải lo lắng gì nhé. Thậm chí, với trường hợp những mẹ bầu canxi hóa độ 1 ở tuần 38 cũng tương tự như vậy.

Lời khuyên cho mẹ bầu mang thai 39 tuần

Sau đây là những lời khuyên hữu ích dành cho mẹ trong giai đoạn cuối của thai kỳ:

♦ Bổ sung canxi đúng cách

Mẹ bầu nên bổ sung canxi như thế nào vào những tuần cuối để tránh canxi hóa nhau thai? Thai 39 tuần canxi hóa độ 1 là dấu hiệu tốt, thế nhưng, không phải vì thế mà mẹ chủ quan. Lúc này đã ở giai đoạn gần về tới đích, em bé đã sẵn sàng để có thể chào đời khỏe mạnh. Vậy nên, mẹ cần chú ý bổ sung canxi đúng cách thông qua thực phẩm để tránh canxi hóa nhau thai.

Nhóm thực phẩm sau nên được tăng cường vào bữa ăn hằng ngày để cung cấp đủ canxi cho sự phát triển của bé: Sữa và chế phẩm từ sữa, hoa quả giàu canxi (cam, mận, dâu tây, chuối,…), ngũ cốc (đậu phụ, yến mạch, đậu nành,…), các loại hạt (hạt óc chó, hạt điều, hạnh nhân,…). Bên cạnh đó, với canxi bằng đường uống, mẹ cần chú ý không được uống vượt quá 2.500mg/ngày.

Thai 39 tuần canxi hóa độ 1

Chú ý tới chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng

Những tuần cuối cùng của thai kỳ, cơ thể mẹ đã rất nặng nề, khó chịu. Vậy nên mẹ hãy nghỉ ngơi nhiều, tuyệt đối không làm việc nặng, vận động nhẹ nhàng và giữ tinh thần thoải mái, tuyệt đối không lo lắng, căng thẳng.

Ngoài ra, mẹ cũng chú ý bổ sung cho cơ thể những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng để tăng cường sức khỏe, chuẩn bị cho cuộc vượt cạn sắp tới.

Tập thể dục để điều chỉnh ngôi thai

Nếu mẹ bầu thai 39 tuần mà ngôi thai chưa thuận, thai chưa quay đầu thì có thể thực hiện một số bài tập hỗ trợ em bé, chẳng hạn như tập 3 lần mỗi ngày bài tập qùy gối với ngực chạm sàn.

>>> Bạn có thể tham khảo: 10 dấu hiệu sinh non dễ nhận biết nhất

♦ Chuẩn bị sẵn sàng hành trang đi sinh

Bé yêu của bạn có thể chào đời bất cứ lúc nào ở những tuần cuối này. Vậy nên, mẹ phải luôn trong tư thế sẵn sàng. Hãy chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cho mẹ và bé để đến viện. Giấy tờ, hồ sơ sinh, vật dụng, tư trang cho 2 mẹ con phải luôn sẵn sàng trong giỏ đồ đi sinh của mẹ.

♦ Lựa chọn phương pháp sinh phù hợp

Sinh mổ chủ động hay sinh thường mẹ cần căn cứ vào tư vấn của bác sĩ và lần sinh trước (nếu mẹ sinh con thứ) để cân nhắc và quyết định.

Thai 39 tuần canxi hóa độ 1 là vấn đề mẹ không cần phải lo lắng, vậy nên, những tuần cuối này mẹ chỉ cần chú ý tới sức khỏe để chuẩn bị đón bé yêu nhé. Chúc mẹ và bé có cuộc vượt cạn thành công, bé yêu chào đời khỏe mạnh và lớn nhanh như thổi!

Hoàng Linh

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo
1. Calcification of Placenta in Pregnancy https://parenting.firstcry.com/articles/calcification-of-placenta-in-pregnancy/ Truy cập ngày 23/06/2021 2. Placental Vascular Calcification and Cardiovascular Health: It Is Time to Determine How Much of Maternal and Offspring Health Is Written in Stone https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6090024/ Truy cập ngày 23/06/2021 3. Placental calcification and maternal age https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0002937816351407 Truy cập ngày 23/06/2021 4. Regulation of Placental Calcium Transport and Offspring Bone Health https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3355895/ Truy cập ngày 23/06/2021 5. Placental grading https://radiopaedia.org/articles/placental-grading Truy cập ngày 23/06/2021
x