Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Linh Hồ
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 26/07/2022

Huyết áp cao khi mang thai tuần 38 có nguy hiểm không?

Huyết áp cao khi mang thai tuần 38 có nguy hiểm không?
Huyết áp cao khi mang thai tuần 38 là một trong những căn nguyên gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho mẹ và thai nhi nếu không được hỗ trợ kịp thời. Một số biến chứng nguy hiểm kể đến như sinh non, tiền sản giật gây tử vong cho mẹ và thai nhi.

Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu về nguyên nhân huyết áp cao khi mang thai tuần 38, những biểu hiện tăng huyết áp thai kỳ và cách phòng tránh qua nội dung sau để hiểu rõ hơn bạn nhé!

Cao huyết áp thai kỳ là như thế nào?

Huyết áp cao khi mang thai tuần 38

Huyết áp là áp lực máu tác động lên thành mạch khi tim co bóp bơm máu cung cấp cho các cơ quan trong cơ thể. Huyết áp cao khi mang thai có thể dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe hay các biến chứng nguy hiểm cho mẹ bầu và thai nhi.

Huyết áp cao khi mang thai là tình trạng huyết áp cao khởi phát vào giai đoạn nửa sau của thai kỳ. Tăng huyết áp thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ mẹ bị mắc bệnh huyết áp cao sau này.

Huyết áp được xác định như sau:

– Huyết áp bình thường dưới 120/80 mmHg

– Tăng huyết áp độ 1 khi huyết áp tâm thu từ 130 đến 139 hoặc huyết áp tâm trương từ 80 đến 89 mmHg

– Tăng huyết áp độ 2 khi huyết áp tâm thu > 140 hoặc huyết áp tâm trương > 90mmHg.

Nguyên nhân gây cao huyết áp khi mang thai

Thai 38 tuần bị huyết áp cao là trường hợp khá nhiều mẹ bầu gặp phải. Để phòng tránh tình trạng huyết áp cao khi mang thai tuần 38, mẹ bầu cần biết các nguyên nhân gây nên tình trạng trên như sau:

– Tình trạng béo phì, tăng cân quá mức khi mang thai là nguy cơ tiềm ẩn gây tăng huyết áp thai kỳ.

– Mẹ bầu có lối sống ít vận động có nguy cơ tăng huyết áp hơn.

– Phụ nữ bị huyết áp cao trước khi thụ thai hay còn gọi là tăng huyết áp mãn tính.

Hút thuốc lá (chủ động và bị động), uống rượu bia, sử dụng chất kích thích.

– Phụ nữ mang thai nhiều lần, trên 40 tuổi.

– Lịch sử gia đình, tâm lý căng thẳng cao…

huyết áp cao khi mang thai tuần 38

Biểu hiện của bệnh cao huyết áp trong thai kỳ

Bà bầu và gia đình cần theo dõi cẩn thận, thăm khám theo lịch hẹn đều đặn để nhận biết những dấu hiệu biểu hiện của cao huyết áp. Một số dấu hiệu cụ thể dễ dàng nhận biết như sau:

– Triệu chứng phù toàn thân, vùng da mềm, ấn lõm, nằm nghỉ vẫn không hết phù.

– Thể tích dịch cơ thể tăng, tăng cân nhanh chóng do chức năng thận suy giảm.

– Tiền sản giật khi huyết áp > 140/90 mmHg, đạm trong nước tiểu > 300mg/24 giờ.

– Tiền sản giật nặng khi huyết áp > 160/110 mmHg, đạm trong nước tiểu 5g/24 giờ, đau đầu, hoa mắt, tăng men gan, suy thận. Trường hợp tiền sản giật nặng cần được đưa đi cấp cứu kịp thời tránh gây nguy hiểm đe dọa tính mạng của mẹ và con.

>>> Bạn có thể tham khảo: Tại sao uống vitamin khi mang thai khiến mẹ buồn nôn?

Cao huyết áp thai kỳ có nguy hiểm không?

Cao huyết áp trong giai đoạn mang thai cần được theo dõi thường xuyên, bởi tình trạng này có thể gây ra nguy hiểm cho mẹ lẫn thai nhi như:

– Cao huyết áp ảnh hưởng đến hệ tim mạch gây tiền sản giật, tăng nguy cơ tử vong cho mẹ. Bên cạnh đó, nếu mẹ bị huyết áp đi kèm bệnh tim gây suy tim, khó cầm máu, gây cản trở khả năng lọc và đào thải ở thận, gây chảy máu não, tổn thương đa tạng…

– Tăng huyết áp khi mang thai ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi, làm tăng tỷ lệ thai bị ngạt thở do thiếu máu cục bộ, sinh non nhẹ cân…

Bà bầu và gia đình cần dựa vào các triệu chứng cao huyết áp khi mang thai tuần 38 để hạn chế những biến chứng nguy hiểm nêu trên.

huyết áp cao khi mang thai tuần 38

Huyết áp cao khi mang thai tuần 38 có nguy hiểm không?

Huyết áp cao khi mang thai tuần 38 hoặc huyết áp cao khi mang thai tháng cuối làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, bệnh thận và đột quỵ. Ngoài ra còn một số biến chứng nguy hiểm khác có thể xảy ra như:

– Hạn chế sự phát triển của thai nhi, làm giảm nguồn dinh dưỡng cho bé qua nhau thai.

– Nguy cơ cao bị tiền sản giật.

– Nhau thai không cung cấp đủ dinh dưỡng và oxy cho bé gây chuyển dạ sớm.

– Nhau bong non xảy ra khi nhau thai tách ra khỏi thành tử cung. Lúc này mẹ bầu cần được cấp cứu mổ lấy thai ngay lập tức.

– Thông thường tỷ lệ mẹ bầu bị cao huyết áp sẽ phải áp dụng phương pháp sinh mổ cao hơn sinh thường. Trong đó sinh mổ tiềm ẩn nhiều rủi ro như nhiễm trùng, tổn thương nội tạng, mất máu.

Một số biện pháp phòng ngừa cao huyết áp thai kỳ

Những biến chứng nguy hiểm nêu trên của huyết áp cao khi mang thai tuần 38 khiến mẹ bầu và gia đình vô cùng lo lắng. Bởi nếu tăng huyết áp không được phát hiện và điều trị kịp thời gây nguy hiểm cho hai mẹ con.

Vì vậy, để hạn chế những sự cố đáng tiếc, chị em phụ nữ cần lưu ý những vấn đề trước khi mang thai như:

– Nếu chị em tuổi cao, lớn hơn 40 tuổi nên hạn chế mang thai và sinh nở.

– Đối tượng béo phì, thừa cân nên có kế hoạch giảm cân trước khi mang thai.

>>> Bạn có thể tham khảo: Bà bầu chóng mặt nên ăn gì? Thực đơn cho bà bầu hay chóng mặt, váng vất

– Nên thực hiện chế độ dinh dưỡng lành lạnh, bổ sung nhiều hoa quả, rau xanh,… hạn chế bệnh đái tháo đường thai kỳ. Bổ sung dinh dưỡng cân đối giữa các nhóm thực phẩm, tránh ăn nhiều chất ngọt gây tăng huyết áp. Ngoài ra, khi bạn mang thai mà mắc bệnh đái tháo đường, cần kiểm soát lượng chỉ số đường huyết thật tốt.

mẹ bầu cần thường xuyên tập thể dục thể thao

– Thường xuyên tập thể dục thể thao điều độ theo hướng dẫn của bác sĩ trong và trước thai kỳ. Đối với chị em phụ nữ có nguy cơ bị tiền sản giật cần vận động nhẹ nhàng hợp lý để máu lưu thông dễ dàng.

Bài viết đã giải đáp giúp bạn đọc về huyết áp cao khi mang thai tuần 38 có nguy hiểm hay không. Những chia sẻ hữu ích nêu trên giúp chị em phụ nữ trang bị thêm cho mình kiến thức để chuẩn bị tốt cho ý định mang thai của bản thân. Để có một thai kỳ khỏe mạnh, chị em lưu ý nên tuân thủ những hướng dẫn của bác sĩ, rèn luyện cơ thể để có sức khỏe tốt nhất. MarryBaby mong rằng bạn sẽ có những phút giây hạnh phúc và cơ thể khỏe mạnh để chào đón con yêu của mình.

Hồng Nhi

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. High Blood Pressure During Pregnancy
https://www.cdc.gov/bloodpressure/pregnancy.htm
Truy cập ngày 23/06/2021

2. High blood pressure and pregnancy
https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/in-depth/pregnancy/art-20046098
Truy cập ngày 23/06/2021

3. High Blood Pressure in Pregnancy
https://medlineplus.gov/highbloodpressureinpregnancy.html
Truy cập ngày 23/06/2021

4. Preeclampsia and High Blood Pressure During Pregnancy
https://www.acog.org/womens-health/faqs/preeclampsia-and-high-blood-pressure-during-pregnancy
Truy cập ngày 23/06/2021

5. Hypertension in pregnancy: Pathophysiology and treatment
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6458675/
Truy cập ngày 23/06/2021

x