Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyên Hà
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 30/06/2021

Miếng dán tránh thai: Không phải ai dùng cũng tốt!

Miếng dán tránh thai: Không phải ai dùng cũng tốt!
Không phải biện pháp ngừa thai phổ biến, nhưng miếng dán tránh thai cũng được nhiều chị em sử dụng vì sự tiện lợi và hiệu quả. Tuy nhiên, bạn đã từng nghe nói về tác dụng phụ của miếng dán tránh thai?

Cách sử dụng miếng dán tránh thai khá quan trọng. Càng ngày càng có nhiều chị em phụ nữ sử dụng miếng dán tránh thai vì sự tiện lợi cũng như hiệu quả phương pháp này mang lại. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo chị em phụ nữ nên cân nhắc khi sử dụng biện pháp tránh thai này, bởi những tác dụng phụ có thể xảy ra.

cách sử dụng miếng dán tránh thai
Miếng dán tránh thai được dán trực tiếp vào vùng da trên cơ thể

Miếng dán tránh thai là gì?

Trước khi tìm hiểu cách sử dụng miếng dán tránh thai, bạn cần biết nó là gì. Đây là một miếng dán nhỏ, hình vuông khoảng 4-5cm, miếng dán tránh thai được dán trực tiếp vào vùng da bắp tay, lưng, bụng hoặc mông.

Miếng dán chứa đồng thời 2 loại hormone nữ là ethinyl estradiol và norelgestromin, có tác dụng ngăn ngừa sự rụng trứng, đồng thời làm thay đổi chất nhầy cổ tử cung cũng như niêm mạc tử cung làm hành trình di chuyển của tinh trùng khó khăn hơn.

Với những nàng trứng đã được thụ tinh, miếng dán tránh thai sẽ tác động, làm giảm khả năng trứng có thể hoàn thành quá trình cấy thai vào tử cung.

cách sử dụng miếng dán tránh thai
Đây được xem là một biên pháp tránh thai mang tính đột phá

Cách sử dụng miếng dán tránh thai

Cách sử dụng miếng dán tránh thai cũng khá đơn giản. Mỗi tuần bạn sẽ dán 1 miếng dán lên da, liên tục trong 3 tuần. Tuần thứ 4 không dán miếng mới cho tới khi chu kỳ kinh nguyệt xảy ra. Sau khi hết “đèn đỏ” 1 ngày, bạn tiếp tục lặp lại quy trình.

Ngay cả khi bạn đi bơi, tắm rửa, miếng dán cũng không bong ra. Chỉ trong trường hợp sử dụng không đúng cách, miếng dán mới bị rơi ra.

Hiệu quả tránh thai vẫn còn nếu miếng dán được sử dụng lại trên da trong vòng 24 giờ. Với những trường hợp quá 24 giờ, bạn nên sử dụng một biện pháp tránh thai khác trong vòng 7 ngày tiếp theo.

Lưu ý khi sử dụng

  • Trong vòng 7 ngày đầu tiên sử dụng miếng dán, bạn nên sử dụng thêm 1 biện pháp phòng ngừa khác.
  • Không hút thuốc khi đang sử dụng miếng dán.
  • Không dùng băng keo, cắt hoặc sửa lại miếng dán theo bất cứ hình thức nào.
  • Không dán lên ngực, vùng da kích ứng hoặc bị trầy xước.

Tác dụng phụ của miếng dán tránh thai

Giống như thuốc tránh thai, khi sử dụng miếng dán tránh thai, bạn cũng có thể gặp một vài tác dụng phụ như: kích ứng da, đau đầu, ra máu âm đạo bất thường, tăng cân, buồn nôn…

Hơn nữa, sử dụng miếng dán tránh thai cũng có thể làm tăng huyết áp. Bạn nên thường xuyên kiểm tra và báo ngay cho bác sĩ nếu huyết áp có dấu hiệu tăng đột ngột.

cách sử dụng miếng dán tránh thai
Tác dụng phụ của miếng dán tránh thai là chị em có thể đau đầu

Một trong những tác dụng phụ nguy hiểm của miếng dán tránh thai là nguy cơ hình thành cục máu đông và các vấn đề liên quan đến tim mạch. Ít nhất 2 nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa việc sử dụng miếng dán tránh thai và các vấn đề này.

Nghiên cứu mới đây nhất của FDA cũng cho thấy nguy cơ hình thành cục máu đông ở phụ nữ sử dụng miếng dán tránh thai cao hơn 50% so với những phụ nữ dùng các biện pháp ngừa thai khác.

Những trường hợp dị ứng nghiêm trọng với miếng dán rất hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên, nếu thấy các triệu chứng dị ứng như phát ban, ngứa, sưng, chóng mặt, khó thở… bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra ngay.

Trường hợp nào không nên dùng miếng dán tránh thai

Tỷ lệ hiệu quả của miếng dán tránh thai có thể lên đến 99,9% trong trường hợp biết cách sử dụng miếng dán tránh thai hợp chuẩn. Tuy nhiên, không phải tất cả phụ nữ đều sử dụng được miếng dán tránh thai. Nếu thuộc nhóm sau đây, bạn nên cân nhắc sử dụng một biện pháp ngừa thai khác.

  • Huyết áp cao không kiểm soát được
  • Bệnh tim
  • Phụ nữ bị bệnh tiểu đường thai kỳ có các vấn đề về mắt hoặc thận
  • Ra máu âm đạo bất thường
  • Gan có vấn đề
  • Có tiền sử nhức đầu hoặc đau nửa đầu
  • Có tiền sử đột quỵ, đau tim, ung thư vú hoặc cục máu đông
  • Những mẹ sau sinh đang cho con bú cũng không nên sử dụng miếng dán tránh thai, bởi có thể ảnh hưởng đến lượng sữa mẹ. Hơn nữa, một lượng hormone trong miếng dán có thể ngấm vào sữa mẹ và có thể dẫn đến một vài tác dụng không mong muốn.

Các biện pháp tránh thai khác

Có 04 phương pháp tránh thai phổ biến dành cho chị em là:

  • Bao cao su (dành cho nam và nữ);
  • Cấy que tránh thai;
  • Đặt vòng tránh thai;
  • Thuốc uống và tiêm tránh thai.

Ngoài ra, còn có các biện pháp như:

  • Đặt vòng kết hợp uống thuốc tránh thai;
  • Tính ngày theo chu kỳ kinh nguyệt;
  • Triệt sản.

Để tránh những tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng, bạn nên tìm hiểu kỹ cách sử dụng miếng dán tránh thai. Đồng thời tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng miếng dán tránh thai hoặc bất kỳ biện pháp ngừa thai nào sử dụng hormone.

Trần Trung

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x