Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyên Hà
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 13/07/2016

Đặt tên cho con: 9 quy luật bất thành văn

Đặt tên cho con: 9 quy luật bất thành văn
Đặt tên cho con có thể là một trong những nhiệm vụ khó khăn nhất bạn phải đối mặt khi mang thai. Không chỉ phải thống nhất ý kiến với anh xã, mẹ bầu còn phải cân nhắc đến ý kiến của thành viên nội ngoại hai bên. Thậm chí, nhiều gia đình đặt tên cho con phải dựa trên nguyên tắc gia phả của dòng họ. Phức tạp quá đúng không? MarryBaby mách bạn một vài gợi ý đặt tên cho con nhé!
Đặt tên cho con
Có hàng tỷ yếu tố khác ảnh hưởng đến quyết định đặt tên cho con của bạn

1/ Tránh tên giống người yêu cũ

Ai cũng biết chuyện cũ đã qua, nhưng đặt tên con theo tên người yêu cũ lại là chuyện khác. Để không xảy ra những tranh cãi không cần thiết, bạn nên tránh dùng tên người yêu cũ của mình hoặc của anh xã để đặt tên cho con.

2/ Đừng để tên con mang tính quá “nickname”

Có những tên rất hay, rất thú vị nhưng lại không phù hợp với cuộc sống thường ngày. Bạn không muốn làm khó những người xung quanh bé khi đặt cho con một cái tên như vậy chứ?

Bạn có thể dùng tên đó để đặt tên ở nhà cho con và nghĩ thêm một tên để bé sử dụng khi đi học. Như vậy, bé cưng “lời” hơn người khác một tên rồi nhé!

3/ Tên của những đứa bé dễ thương

Không hiếm những trường hợp ba mẹ đặt tên cho con theo tên một nhóc nào đó bạn đã từng gặp. Có thể đó là một đứa bé đáng yêu, hoặc lễ phép hoặc cả hai và ba mẹ muốn bé cưng của mình cũng có thể ngoan ngoãn, dễ thương như vậy.

4/ Tên của những người nổi tiếng

Có thể là tên của một danh hài, một diễn viên hay tên của một nhà toán học… Tuy nhiên, nếu chọn tên của một nhân vật nổi tiếng đồng nghĩa với việc tên của bé có thể “đụng” với rất nhiều người.

5/ Hạn chế dùng từ đồng âm

Tránh xa các từ đồng âm nhưng khác nghĩa có thể gây hiểu lầm mẹ nhé! Cục cưng có thể sẽ trở thành “mục tiêu” chọc ghẹo của không ít người đâu. Người lớn có thể cảm thấy không sao, nhưng trẻ con rất dễ bị tổn thương.

6/ Tên lót

Một số gia đình quyết định ghép họ tên của ba mẹ thành tên con. Không cần thiết phải giữ “nguyên xi” họ tên của ba mẹ, bạn có thể dùng từ đồng âm hoặc những từ có âm tương tự để đặt tên cho con. Nếu họ Nguyễn, bạn có thể đặt con tên Nguyên chẳng hạn.

7/ Biến tấu

Một sự thay đổi nhỏ có thể tạo nên sự đặc biệt. Sao bạn không thử đổi vị trí tên và chữ lót cho nhau? Có nhiều bất ngờ đang chờ đợi bạn đấy!

8/ Tên của anh/chị

Để thể hiện sự thống nhất và “tình thương mến thương”, nhiều gia đình chọn chữ lót cho các con mình giống nhau. Cũng có những gia đình chọn tên giống nhau và khác chữ lót. Bạn có thể cân nhắc đến điều này khi đặt tên cho con.

9/ Chú ý chính tả

Chắn chắn rằng bạn có thể đánh vần chính xác tên gọi của con. Do giọng của mỗi miền có sự khác biệt nên có thể có một chút nhầm lẫn nho nhỏ. Tốt nhất, nếu đi làm giấy khai sinh, bạn nên viết sẵn tên ra giấy để đảm bảo chính tả.

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

MarryBaby

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x