Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Mận
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Bùi Nguyễn Ngọc Vy
Cập nhật 07/09/2022

Dấu hiệu viêm phổi ở trẻ sơ sinh và các biến chứng mẹ cần biết

Dấu hiệu viêm phổi ở trẻ sơ sinh và các biến chứng mẹ cần biết
Dấu hiệu viêm phổi ở trẻ sơ sinh là gì? Khi trẻ sơ sinh bị viêm phổi mà không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, thậm chí gây tử vong.

Theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới (WHO) nguyên nhân gây tử vong cao nhất với trẻ dưới 12 tuổi đến từ những trẻ sơ sinh bị viêm phổi không được điều trị kịp thời. Mẹ cần xem ngay để biết các dấu hiệu viêm phổi ở trẻ sơ sinh nhé!

1. Viêm phổi ở trẻ sơ sinh là gì?

Viêm phổi ở trẻ sơ sinh (bronchiolitis) là một bệnh thường gặp của trẻ. Nhất là những bé sinh non, nhẹ cân. Nguyên nhân là do các loại vi khuẩn hay virus gây nên. Trẻ có thể bị nhiễm khuẩn trước khi được sinh ra. Hoặc cũng có thể bị nhiễm sau khi hoặc trong khi đẻ; do nước ối hoặc dịch tiết của mẹ.

Ngoài ra, nếu trẻ sinh non, nhẹ cân, hay nôn trớ… dễ bị trào ngược dạ dày hoặc sữa hít nhầm vào khí quản cũng gây viêm phổi. Một số bệnh như viêm khoang miệng, viêm da, viêm dây rốn… cũng có thể khiến trẻ bị viêm phổi.

dấu hiệu viêm phổi ở trẻ sơ sinh
Hình ảnh trẻ sơ sinh bị viêm phổi

2. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị viêm phổi

Trẻ sơ sinh bị viêm phổi thường do phổi bị nhiễm trùng với sự xuất hiện của vi khuẩn hay virus kẹt trong phổi. Chúng sinh sôi nảy nở và tạo nên những ổ nhiễm trùng.

Nguyên nhân gây viêm phổi ở bé sơ sinh thường do các loại vi khuẩn như Listeria, Coli, các vi khuẩn Gram âm. Nhiễm khuẩn phổi có thể xảy ra từ trước, trong hoặc sau khi đẻ; liên quan tới thời gian vỡ ối trước khi đẻ. Hoặc do trẻ sinh non, do thời tiết…

Vi khuẩn thường gặp trong viêm phổi trẻ nhỏ là phế cầu khuẩn; ở trẻ sơ sinh thường có các tác nhân là virus gây nên bệnh này. Bệnh có thể xuất hiện khi bé đang bị một đợt ho hoặc cảm cúm. Lúc này, dịch nhầy tiết ra trong phổi trở thành nguồn dinh dưỡng béo bở cho vi trùng. Sau vài ngày, vi khuẩn và virus có thể nhanh chóng sinh sôi nảy nở, tạo nên những túi phế nang chứa mủ và chất nhầy bị nhiễm khuẩn.

Ho vừa có thể là dấu hiệu viêm phổi ở trẻ sơ sinh; nhưng đây cũng chính là phản xạ tự vệ rất quan trọng của cơ thể, giúp đẩy chấy nhầy ra khỏi túi phế nang trước khi nhiễm trùng đặt chân được vào đây. Mẹ đọc tiếp để biết các dấu hiệu viêm phổi ở trẻ sơ sinh nhé!

>> Mẹ xem thêm: Vì sao trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc, hay quấy khóc khi ngủ?

3. Dấu hiệu viêm phổi ở trẻ sơ sinh

3.1 Biểu hiện, dấu hiệu viêm phổi ở trẻ sơ sinh trong giai đoạn đầu

Bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh thường có biểu hiện, triệu chứng không rõ ràng. Một số dấu hiệu viêm phổi ở trẻ sơ sinh trong giai đoạn đầu:

  • Triệu chứng ban đầu của bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh là bú kém; bé cũng có thể bỏ bú, nôn nhiều.
  • Kèm theo đó là sốt cao, trên 37,5 độ C.
  • Bé khó thở hoặc thở nhanh, đây là một dấu hiệu viêm phổi ở trẻ sơ sinh mẹ cần chú ý.
  • Ho vừa đến nặng – thường là ho nặng tiếng, trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ có khi không có biểu hiện ho.
  • Thở nhanh liên tục (khác với thở nhanh nhất thời khi trẻ bị sốt cao). Trẻ được coi là thở nhanh nếu thở trên 60 lần/phút (dưới 2 tháng tuổi), trên 50 lần/phút (2 tháng – 1 tuổi) hoặc trên 40 lần/phút (trên 1 tuổi). Đếm nhịp thở khi trẻ đang nằm yên, không hoạt động gắng sức. Dùng đồng hồ có kim giây để đếm trong vòng 1 phút.
  • Thở gắng sức: Thở gắng sức cũng là một dấu hiệu viêm phổi ở trẻ sơ sinh mẹ nên lưu ý. Cánh mũi phập phồng, thở rên, co kéo cơ liên sườn (phần mềm giữa các xương sườn lõm vào khi trẻ hít vào), co rút hõm ức, rút lõm lồng ngực.
  • Nôn – không chỉ sau những cơn ho mạnh mà cả giữa các cơn ho.
  • Tím tái quanh môi và ở mặt – do thiếu ôxy, nếu thấy bé có dấu hiệu viêm phổi này; mẹ hãy mau chóng đưa con tới bệnh viện ngay để điều trị kịp thời.
  • Thở rít – mặc dù thở rít thường là biểu hiện của nhiễm virus nhiều hơn nhưng đôi khi cũng xuất hiện trong viêm phổi do vi khuẩn. Cần đưa trẻ đi khám sớm khi có dấu hiệu này.
dấu hiệu viêm phổi ở trẻ sơ sinh
Triệu chứng, dấu hiệu viêm phổi ở trẻ sơ sinh là gì? 3 dấu hiệu quan trọng nhất để nhận diện bé bị viêm phổi là cách thở, quá trình bú và ngủ

3.2 Cách phát hiện những dấu hiệu viêm phổi ở trẻ sơ sinh

Dấu hiệu viêm phổi ở trẻ sơ sinh khá giống với các bệnh về đường hô hấp khác như ho, sốt, thở nhanh. Trong đó có 3 biểu hiện đặc trưng hơn cả đó là quá trình bú, khi bé ngủ và cách thở của bé.

Mẹ cần quan sát dấu hiệu viêm phổi ở trẻ sơ sinh như sau:

  • Vào những ngày thời tiết thay đổi, giao mùa, quá nóng hoặc quá lạnh; mẹ cần để ý tới những biểu hiện bất thường trong quá trình cho con bú.
  • Nếu thấy trẻ bỗng bú ít hơn, quấy khóc khi đang bú; thêm vào đó là có giấc ngủ bất thường, tức là ngủ nhiều hơn bình thường hoặc ít hơn bình thường thì cần theo dõi chặt chẽ.
  • Về cách thở, mẹ nên quan sát dấu hiệu viêm phổi ở trẻ sơ sinh qua cách bé thở bằng cánh mũi. Khi thở, hai cánh mũi phập phồng lên xuống; thì việc cần làm ngay là vén áo lên để quan sát ngực bé. Nếu thấy bé thở mạnh, ngực lõm hơn bình thường, nhịp thở nhanh; cha mẹ cần đưa con đi khám sớm vì có thể bệnh đã diến biến nặng.

Ở trẻ sơ sinh, dấu hiệu viêm phổi diễn tiến xấu nhanh. Việc phát hiện, đưa trẻ đi khám sớm là vô cùng quan trọng giúp phòng biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.

>> Mẹ xem thêm: Bé bị nóng lòng bàn tay và lòng bàn chân cảnh báo bệnh gì?

3.3 Dấu hiệu bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh có lây không?

Bệnh có lây nhưng không nhiều như suy nghĩ của đa số mọi người. Virus cảm cúm gây ra triệu chứng ho ban đầu có khả năng lây lan lớn nhưng ổ viêm nhiễm ở sâu dưới phối lại ít lây hơn.

  • Khi tiếp xúc với dấu hiệu viêm phổi ở trẻ sơ sinh, cha mẹ thường bị nhiễm virus với biểu hiện ho và cảm cúm thông thường; ít khi tiến triển thành viêm phổi.
  • Sự lây nhiễm của viêm phổi không phụ thuộc nhiều vào chủng loại virus hay vi khuẩn gây bệnh ở trẻ; mà phụ thuộc chủ yếu vào độ nhạy cảm của mỗi người.

Như vậy, nếu một ai đó trong nhà bị viêm phổi, phải điều trị bằng kháng sinh. Điều này không có nghĩa là những người còn lại trong gia đình cũng sẽ bị viêm phổi.

4. Biến chứng khi trẻ sơ sinh bị viêm phổi nặng

biến chứng bị bé bị viêm phổi
Dấu hiệu viêm phổi ở trẻ sơ sinh có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng

Trước và sau khi sinh là thời điểm sức đề kháng của bé còn yếu, hầu hết các loại vi khuẩn đều có thể tấn công. Vẫn biết, qua mỗi lần bệnh trẻ có thể tăng cường thêm đề kháng. Tuy nhiên mẹ cần tuyệt đối tránh để diễn biến quá tầm kiểm soát. Viêm phổi ở trẻ sơ sinh cũng vậy.

Biến chứng của dấu hiệu viêm phổi ở trẻ sơ sinh sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ:

  • Viêm màng não: Biến chứng gần nhất của bệnh viêm phổi là bệnh viêm màng não ở trẻ em. Nguyên nhân do tình trạng bệnh viêm phổi chuyển nặng; các loại vi khuẩn tấn công mạnh. Nếu để lâu hơn, bệnh có thể để lại nhiều di chứng không thể phục hồi như rối loạn thần kinh, tổn thương não vĩnh viễn, bị mù, điếc, giảm khả năng vận động…
  • Gây nhiễm trùng máu: Vi khuẩn từ bệnh viêm phổi có thể xâm nhập vào hệ tuần hoàn dẫn đến nhiễm trùng máu và nặng hơn là sốc nhiễm trùng. Nếu bé không được điều trị sớm và đúng cách có thể dẫn đến tử vong.
  • Tràn mủ màng phổi: Không phải biến chứng thường gặp nhưng đây là lại là biến chứng nguy hiểm. Tràn mủ màng phổi điều trị vô cùng khó khăn. Hầu hết trẻ ở mức độ bệnh này đều hô hấp rất khó khăn và bắt đầu xuất hiện tình trạng kháng thuốc.
  • Tràn dịch màng tim, trụy tim: Từ biểu hiện kháng thuốc sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới hệ tuần hoàn qua hàng loạt các biến chứng nguy hiểm như tràn dịch màng tim, trụy tim, bóng tim
  • Tình trạng kháng kháng sinh: Nếu mắc phải biến chứng này, sẽ khó khăn khi điều trị. Phải phối hợp nhiều loại thuốc kháng sinh để điều trị, chi phí tốn kém, khả năng khỏi bệnh không cao. Về lâu dài sẽ làm suy giảm khả năng miễn dịch và phòng bệnh của cơ thể.
  • Gây còi xương: Tuy khỏi bệnh nhưng trẻ có thể bị còi xương, điều này càng khiến mẹ lo lắng hơn. Bệnh đòi hỏi thời gian và chi phí tốn kém. Thậm chí có thể dẫn đến biến chứng viêm xương chũm, viêm màng não, áp-xe não.

5. Cách điều trị viêm phổi cho trẻ sơ sinh

điều trị viêm phổi cho bé

Bệnh viêm phổi ở trẻ em càng điều trị sớm càng tốt. Tránh để nặng, khó chữa, gây biến chứng hoặc ảnh hưởng sức khỏe lâu dài cho bé.

5.1 Dùng kháng sinh

Thường được sử dụng để điều trị các nhiễm trùng do vi khuẩn nhưng không hiệu quả với viêm phổi do virus. Mẹ lưu ý, chỉ bác sĩ mới có thể quyết định bệnh do vi khuẩn hay virus gây ra; do đó, mẹ không bao giờ được tự ý sử dụng kháng sinh cho bé.

5.2 Hít thở hơi nước ấm và vỗ lồng ngực

  • Đưa bé vào ngồi trong phòng tắm đã bật vòi sen với nước nóng, cho bé hít thở hơi nước ấm trong vòng 10 phút, khoảng 4-6 lần mỗi ngày.
  • Khum bàn tay và vỗ vào lồng ngực bé, tập trung vào vùng được chẩn đoán là có viêm phổi.
  • Vỗ nhanh trong vòng 1 phút, rồi nghỉ 1 phút, rồi tiếp tục vỗ và nghỉ như vậy trong vòng 10 phút.
  • Động tác này giúp các ổ đờm long ra, nhờ đó bé có thể ho và khạc đờm ra ngoài. Khuyến khích bé ho trong quá trình vỗ rung.

5.3 Thuốc ho làm giảm nhẹ dấu hiệu viêm phổi ở trẻ sơ sinh

Ban ngày: Nếu trẻ không quá mệt mỏi vì ho thì không nên dùng các loại thuốc ức chế cơn ho. Vì phản xạ ho có thể giúp bé làm bật đờm ra ngoài. Có thể dùng thuốc long đờm nếu cần, giúp làm loãng chất nhầy kẹt lại trong phổi.

Ban đêm: Nếu trẻ ho quá nhiều, có thể dùng kết hợp thuốc long đờm và thuốc ức chế cơn ho. Nếu bé chỉ ho vừa phải thì cố gắng không dùng thuốc chống ho.

5.4 Bé sơ sinh bị viêm phổi điều trị bao lâu?

Đối với trường hợp viêm phổi nhẹ được chỉ định điều trị tại nhà, thời gian chữa khỏi sẽ dao động từ 5 – 10 ngày. Còn trẻ bị nặng điều trị tại bệnh viện sẽ tùy thuộc vào phác đồ của bác sĩ.

Thời gian điều trị phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: khả năng miễn dịch của trẻ, sự phối hợp khi điều trị của bé, chế độ dinh dưỡng, chế độ nghỉ ngơi cũng ảnh hưởng rất nhiều.

>> Mẹ xem thêm: 10 cách chữa ho cho bé khi ngủ hiệu quả, mẹ nào cũng nên nằm lòng

6. Cách phòng bệnh viêm phổi hiệu quả cho em bé sơ sinh

trẻ sơ sinh bị viêm phổi 5
Tiêm vắc-xin là cách phòng dấu hiệu bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh hiệu quả

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trẻ em dưới 5 tuổi được chẩn đoán viêm phổi nên được chuyển đến cơ sở y tế cấp cao và được điều trị bằng kháng sinh và thở ôxy.

Để phòng xuất hiện dấu hiệu bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh, mẹ nên:

  • Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin Hib, DTaP, MMR, cúm, thủy đậu và phế cầu khuẩn có thể giúp ngăn ngừa bệnh viêm phổi. Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bé cưng bị lỡ bất cứ mũi tiêm phòng nào.
  • Giữ vệ sinh cơ thể cho trẻ và cũng lưu ý vệ sinh sạch sẽ những khu vực hoặc đồ vật có thể chứa mầm bệnh như đồ chơi, nắm cửa, tay nắm tủ lạnh… Điều này góp phần làm giảm nguy cơ trẻ sơ sinh bị viêm phổi.
  • Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời cũng góp phần tăng sức đề kháng cho trẻ; phòng tránh bệnh tật. Giữ vệ sinh cho con sạch sẽ để tránh bé bị lây nhiễm khuẩn từ môi trường.
  • Người chăm sóc và các vật dùng cho bé cần sạch sẽ để con không tiếp xúc với nguồn lây bệnh.

>> Mẹ xem thêm: Bé 4 tháng tuổi bị ho và sổ mũi: Nguyên nhân và cách chữa trị

Trên đây là các thông tin về bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh bao gồm các dấu hiệu viêm phổi ở trẻ sơ sinh; nguyên nhân, cách điều trị và phòng tránh. Nếu mẹ thấy những dấu hiệu viêm phổi ở trẻ sơ sinh nguy hiểm; hãy nhanh chóng đưa con tới bệnh viện để được kiểm tra sớm nhất nhé!

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Pneumonia
https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/pneumonia
Truy cập ngày 13/1/2022

2. Pneumonia
https://kidshealth.org/en/parents/pneumonia.html
Truy cập ngày 13/1/2022

3. Pediatric Pneumonia
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK536940/
Truy cập ngày 13/1/2022

4. Pneumonia in Children
https://www.healthychildren.org/English/health-issues/conditions/chest-lungs/Pages/Pneumonia.aspx
Truy cập ngày 13/1/2022

5. Pneumonia
https://www.nhs.uk/conditions/pneumonia/
Truy cập ngày 13/1/2022

x