Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Trung Hiếu
Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Lê Chí Hiếu
Cập nhật 27/02/2023

Thóp trẻ sơ sinh bị lõm có sao không? Nguyên nhân và cách khắc phục

Thóp trẻ sơ sinh bị lõm có sao không? Nguyên nhân và cách khắc phục
Tuy chỉ là một bộ phận nhỏ trên cơ thể nhưng phần thóp trẻ sơ sinh lại khiến các mẹ hết sức lưu tâm, thậm chí lo lắng. Thực tế, thóp đầu của trẻ sơ sinh cần được bảo vệ tới mức nào? Có thể nhận biết sức khỏe của bé bằng cách quan sát thóp không?

Thóp trẻ sơ sinh bị lõm sâu, phập phồng hay đầy đặn đều đáng lo bởi bộ phận này dự đoán khá chính xác về tình trạng sức khỏe bé đang hoặc có thể gặp phải.

Những bà mẹ có kinh nghiệm nuôi con thường hay quan sát và để ý với những thay đổi của thóp đầu trẻ. Vậy điều này quan trọng thế nào đối với sức khỏe của bé?

Bạn hãy cùng tìm hiểu thóp trẻ sơ sinh là gì, và thóp trẻ sơ sinh bị lõm hay đầy đặn có đáng lo qua bài viết dưới đây nhé.

1. Thóp trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường?

hình ảnh thóp trẻ sơ sinh bình thường
Hình ảnh thóp trẻ sơ sinh bình thường. Nguồn: Tạp chí Y khoa Stanford

Ngay sau khi sinh, mẹ sẽ nhận thấy thóp trẻ sơ sinh có 2 thóp bao gồm thóp trước và thóp sau. Khi chạm vào thóp, mẹ có thể thấy những vùng này mềm mại, không cứng như các xương sọ xung quanh. Khi bé thở hay khóc to, mẹ cũng có thể thấy thóp phập phồng theo các mức độ khác nhau.

  • Thóp trước (anterior fontanelle); hay còn gọi là thóp mềm hay mỏ ác trẻ sơ sinh; nằm giữa 2 xương trán và 2 xương đỉnh đầu. Thóp trước của trẻ sơ sinh có kích thước trung bình là 2,1cm; dao động từ 0,6cm – 3,6cm; và sẽ trải qua một quá trình thay đổi liên tục.
  • Thóp sau (posterior fontanelle) nằm giữa 2 xương đỉnh đầu và xương chẩm. Thóp sau gần như khép lại sau khi đứa trẻ chào đời (nếu còn lại thì chỉ rất nhỏ như đầu móng tay và sau 2-3 tháng chào đời gần như đã khép hẳn.)

Điều đặc biệt trẻ sinh non hay trẻ đủ tháng đều có thóp đầu tương tự nhau.

Vậy thóp của trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường? Câu trả lời là thóp trẻ sơ sinh bình thường phải phẳng so với đầu của bé. Thóp trẻ sơ sinh không được lồi và phồng lên, hoặc bị lõm sâu vào trong hộp sọ của bé. Khi mẹ nhẹ nhàng lướt ngón tay trên đỉnh đầu của bé; mẹ sẽ thóp thóp mềm và phẳng.

>> Mẹ có thể tham khảo: Đường gờ trên đầu trẻ sơ sinh có phải là dị tật không?

Chức năng của thóp đầu trẻ sơ sinh là gì?

Hẳn mẹ sẽ thắc mắc tại sao trên đầu bé lại có những phần thóp này, thay vì một hộp sọ khép kín như người trưởng thành. Trên thực tế, thóp của trẻ sơ sinh cho phép não và hộp sọ phát triển trong năm đầu tiên của trẻ sơ sinh.

Hơn nữa, hộp sọ của bé được cấu tạo với các mô và thóp kết nối giữa các xương là để bảo vệ bộ não trước áp suất bên ngoài. Điều này đặc biệt hữu ích khi bé được sinh qua ngả âm đạo.

>> Mẹ có thể tham khảo: Trẻ hay lắc đầu có đáng lo không? Mẹ nên làm gì khi con lắc đầu liên tục?

2. Thóp trẻ sơ sinh bị lõm là do đâu?

Thóp trẻ sơ sinh bị lõm là khi phần mềm trên đầu của bé thụt sâu vào trong nhiều hơn bình thường; và nguyên nhân chủ yếu khiến thóp bé bị lõm là do mất nước. Song song đó, có khá nhiều nguyên nhân khác gây ra hiện tượng thóp trẻ sơ sinh bị lõm, bao gồm:

2.1 Bé bị thiếu nước

Thiếu nước là nguyên nhân chính và đáng báo động gây nên tình trạng thóp trẻ sơ sinh bị lõm. Điều này xảy ra khi trẻ sơ sinh không có đủ chất lỏng trong cơ thể để duy trì hoạt động bình thường.

Bé bị mất nước có thể do: nôn trớ; không bú sữa đủ (với trẻ dưới 6 tháng) và không uống đủ nước với trẻ từ 6 tháng trở lên; trẻ sơ sinh bị tiêu chảy; đi tiểu quá nhiều lần trong ngày. Vì vậy, cha mẹ nên chú ý nhận diện dấu hiệu mất nước ở trẻ sơ sinh để đưa bé đến phòng khám kịp thời.

Dấu hiệu bé bị mất nước bao gồm: môi và lưỡi bị khô; da trẻ sơ sinh khô, bong tróc; hơi thở gấp gáp và nhịp tim tăng cao; bé khóc không có nước mắt.

>> Xem thêm: Dấu hiệu mất nước ở trẻ em và cách điều trị

2.2 Suy dinh dưỡng

Bé bị suy dinh dưỡng
Thóp trẻ sơ sinh bị lõm có thể do suy dinh dưỡng

Tình trạng suy dinh dưỡng và thóp trẻ sơ sinh bị lõm thường có mối liên hệ với nhau. Trẻ sơ sinh bị suy dinh dưỡng sẽ thường có dấu hiệu như sau:

  • Trẻ sơ sinh nhẹ cân.
  • Tóc bé khô, dễ rụng.
  • Bé mệt mỏi hoặc thờ ơ.
  • Da khô, độ đàn hồi của da kém.

>> Mẹ xem thêm: Da trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị khô, bong tróc là thiếu chất gì?

2.3 Viêm đại tràng nhiễm độc cấp tính

Trong một số trường hợp hiếm hoi, viêm đại tràng nhiễm độc cấp tính (sự giãn nở bất thường của đại tràng hay còn gọi là phình đại tràng) khiến thóp trẻ sơ sinh bị lõm. Đây là tình trạng hiếm gặp, đe dọa đến tính mạng. Nếu mắc phải căn bệnh này, bé có thể cần được phẫu thuật để chữa trị.

2.4 Hội chứng Kwashiorkor

Kwashiorkor hay còn gọi là hội chứng thiếu đa dinh dưỡng ở trẻ nhỏ, là một dạng suy dinh dưỡng nghiêm trọng do thiếu protein.Đồng thời, nó cũng là nguyên nhân khiến thóp trẻ sơ sinh bị lõm.

2.5 Bệnh đái tháo nhạt

Thóp trước của trẻ sơ sinh bị lõm có thể do bệnh đái tháo nhạt. Đây là một tình trạng hiếm gặp xảy ra khi thận của trẻ sơ sinh không thể giữ nước, tạo ra hiện tượng thóp trẻ sơ sinh bị lõm. Tùy thuộc vào mức độ mà bác sĩ sẽ đưa ra phương án chữa trị khác nhau cho loại bệnh này.

3. Chẩn đoán và điều trị thóp trẻ sơ sinh bị lõm

3.1 Cách chẩn đoán thóp trẻ sơ sinh xem có bị lõm và trũng không

Việc chẩn đoán thóp trẻ sơ sinh có bị lõm hay không sẽ được thực hiện bằng cách:

  • Bước 1: Nhìn thóp để kiểm tra và cảm nhận khu vực này. Từ đó, xác định liệu cấu trúc thóp của trẻ sơ sinh có bất thường hay bị lõm không.
  • Bước 2: Xem xét các dấu hiệu mất nước hay suy dinh dưỡng ở trẻ sơ sinh. Theo đó, bác sĩ có thể theo dõi nhịp tim và nhịp thở của bé; cảm nhận xem da của bé có bị khô hay mất đi độ đàn hồi hay không.
  • Bước 3: Hỏi người nhìn thấy thóp trẻ sơ sinh bị trũng, lõm lần đầu tiên; cùng những câu hỏi liên quan đến tình trạng sức khỏe (ví dụ như bé có bị sốt, nôn mửa hay tiêu chảy không). Bác sĩ cũng có thể muốn biết về thói quen ăn uống, đi tiêu, đi tiểu của trẻ sơ sinh.

Các phương pháp chẩn đoán thóp trẻ sơ sinh bị lõm có thể yêu cầu mẫu máu hoặc nước tiểu của bé.

3.2 Điều trị thóp trẻ sơ sinh bị lõm và trũng sâu

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng thóp trẻ sơ sinh bị trũng; bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp:

  • Tăng cường hấp thụ chất lỏng nếu thóp lõm do mất nước, trẻ sơ sinh có cần phải được chăm sóc y tế khẩn cấp, một số trường hợp sẽ được yêu cầu nhập viện. Bác sĩ sẽ bù chất lỏng cho bé nhanh chóng. Nếu trẻ sơ sinh có thóp lõm nôn ói, các bác sĩ có thể truyền chất lỏng vào máu thông qua truyền tĩnh mạch (IV).
  • Bổ sung điện giải nếu thóp lõm do suy dinh dưỡng, bác sĩ sẽ xác định điều gì khiến bé bị suy dinh dưỡng; và tìm cách để tăng lượng calo hoặc một loại dưỡng chất nào đó cho bé. Ở một vài trường hợp, trẻ sơ sinh có thóp bị lõm có thể cần bổ sung chất dinh dưỡng qua truyền tĩnh mạch.
  • Áp dụng phương pháp điều trị cụ thể bệnh lý khiến thóp của bé bị lõm, tùy thuộc vào từng loại bệnh gây ra tình trạng thóp trũng; bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp.

4. Thóp trẻ sơ sinh bị lõm phải làm sao?

Chăm sóc thóp của bé tại nhà

4.1 Chăm sóc bé tại nhà đúng cách

Vậy thóp trẻ bị lõm phải làm sao? Để điều trị tình trạng thóp trẻ sơ sinh bị lõm, bác sĩ sẽ khuyên cha mẹ nên thực hiện một số biện pháp, chẳng hạn như:

  • Giúp bé tăng cường hấp thu chất lỏng: Mẹ có thể thực hiện điều này bằng cách cho con bú thường xuyên hơn.
  • Bổ sung chất điện giải: Bác sĩ có thể khuyến nghị cha mẹ sử dụng chất điện giải có công thức dành riêng cho trẻ sơ sinh. Chất điện giải sẽ bổ sung kali và đường cho cơ thể bé nhằm cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng. Tuy nhiên, phương pháp này không được áp dụng cho bé đang thiếu nước do hàm lượng đường và muối trong hỗn hợp điện giải sẽ gây mất nước thêm.

4.2 Cách bảo vệ thóp trẻ sơ sinh

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh nhẹ nhàng như cách mà các điều dưỡng hướng dẫn tại bệnh viện đã là bảo vệ thóp bé an toàn. Một số lưu ý cần nhớ khác để kịp thời “thăm khám” sức khỏe thóp bé tại nhà:

  • Thỉnh thoảng nhìn, nhẹ nhàng sờ vào thóp trẻ để kiểm tra tình trạng sức khỏe; cha mẹ không nên quá mạnh tay khiến trẻ sợ và đau. Số lần sờ cũng tùy thuộc vào thái độ và sức khỏe của trẻ lúc đó.
  • Có thể dùng mũ che thóp để bảo vệ đầu cũng như giữ ấm cho bé. Đặc biết là những lúc sau khi tắm da đầu cần phải được lau khô ngay và giữ ấm bằng mũ để trẻ không bị mất nhiệt dẫn đến cảm lạnh hoặc mắc các bệnh nguy hiểm khác.
  • Không phải lúc nào cũng luôn đội mũ cho bé, điều này có thể gây nồm, nóng bức cho trẻ vào mùa hè. Bố mẹ chỉ nên đội mũ cho trẻ vào những lúc sau khi tắm, khi trời lạnh hoặc đang ở những nơi có gió.

>> Mẹ có thể tham khảo: Chu vi vòng đầu trẻ sơ sinh to hay nhỏ có phải là dấu hiệu của bệnh về não?

5. Một số câu hỏi thường gặp về thóp trẻ sơ sinh bị lõm

5.1 Thóp trẻ sơ sinh bị lõm bao lâu thì đóng?

Thời gian đóng thóp của trẻ sơ sinh khác nhau giữa thóp trước và thóp sau:

  • Thóp trước: Thóp trước trong điều kiện bình thường, sau khi sinh khoảng 3 tháng, thóp sẽ to dần lên theo sự hoàn thiện não bộ và chu vi đầu của trẻ. Sau đó nó lại thu dần lại và đến khoảng 7 – 19 tháng thì thóp sẽ chính thức đầy lên và khép lại.
  • Thóp sau: óng lại trong khoảng 4-6 tuần sau khi sinh. Thời gian thóp sau khép kín hoàn toàn là 4 tháng.
Thóp trẻ sơ sinh 1
Sau một tuổi, thóp của bé sẽ đóng lại và hoàn thiện

5.2 Thóp có gặp nguy hiểm không?

Dù vùng thóp mềm là thế, bộ não của bé vẫn được bảo vệ rất chắc chắn trong một màng cứng. Do đó, mẹ không cần phải hốt hoảng khi chạm tay vào thóp của con. Điều này cũng có nghĩa là, mẹ nên thả lỏng tay khi gội đầu cho bé; vì những cử động nhẹ nhàng này không thể làm hại vùng não bên trong.

5.3 Thóp phập phồng ở trẻ sơ sinh có đáng lo?

KHÔNG đáng lo. Thóp phập phồng là do sự di chuyển của máu qua vùng thóp. Điều này hết sức bình thường và bé yêu của mẹ vẫn hoàn toàn khỏe mạnh.

5.4 Trẻ sơ sinh thóp đầy, quá lớn có sao không?

Kích thước của thóp rất khác biệt, to hay nhỏ tùy vào cấu tạo đầu của từng bé. Đối với những bé có thóp lớn bất thường, có thể do bé bị suy giáp, suy dinh dưỡng hoặc rối loạn xương.

5.5 Thóp trẻ sơ sinh có thể đóng sớm được không?

Khi thóp đóng do tình trạng cốt hóa quá sớm, hộp sọ của bé có thể không tiếp tục phát triển và ảnh hưởng đến sự phát triển của đại não. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ dùng một loại nón đặc biệt giúp mở lại thóp cho bé, hoặc bé cần trải qua can thiệp bằng phẫu thuật.

5.6 Thóp sau của trẻ sơ sinh lõm là do đâu?

Nếu thóp trẻ sơ sinh bị lõm ở phần sau cho thấy trẻ bị mất nhiều nước, thông qua các biểu hiện như nôn ói nặng, tiêu chảy, suy dinh dưỡng… Ngoài ra thóp của trẻ có thể nhô lên khi con quấy khóc nên cần để bé bình tĩnh và kiểm tra kĩ.

Thóp trẻ sơ sinh 2
Thóp phồng to hay lõm xuống điều là dấu hiệu nguy hiểm mẹ cần chú ý xem xét

5.7 Thóp trước của trẻ sơ sinh bị lõm là do đâu?

Phần thóp trẻ sơ sinh bị lõm ở mặt trước chủ yếu là do bé bị mất nước cấp tính do tiêu chảy thời gian dài, nôn, sốt cao, ra mồ hôi nhiều. Mỏ ác bé bị lõm cũng có thể là do bé bị sút cân nghiêm trọng do không hấp thụ đủ canxi và vitamin.

>> Mẹ có thể tham khảo: Bé bị ngã đập đầu phía sau có sao không? Cha mẹ cần làm gì?

Trong hầu hết trường hợp, mẹ không có lý do gì để lo lắng về tình trạng thóp trẻ sơ sinh bị lõm hay đầy. Nếu bạn lo lắng về những rối loạn hiếm gặp, đừng ngại nhờ bác sĩ giúp mình kiểm tra tình trạng của bé để có câu trả lời chính xác nhất.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. About the fontanelle
https://www.pregnancybirthbaby.org.au/about-the-fontanelle
Ngày cập nhật: 10.02.2023

2. Anatomy of the Newborn Skull
https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=anatomy-of-the-newborn-skull-90-P01840
Ngày cập nhật: 10.02.2023

3. Fontanelles – bulging
https://medlineplus.gov/ency/article/003310.htm
Ngày cập nhật: 10.02.2023

4. Baby’s head
https://www.plunket.org.nz/caring-for-your-child/hygiene-and-daily-care/handling-your-baby/babys-head/
Ngày cập nhật: 10.02.2023

5. All About Baby’s Soft Spot
https://www.nationwidechildrens.org/family-resources-education/700childrens/2021/09/all-about-babys-soft-spot
Ngày cập nhật: 10.02.2023

6. Fontanelles – sunken
https://www.mountsinai.org/health-library/symptoms/fontanelles-sunken#:~:text=
Ngày cập nhật: 10.02.2023

x