Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Vũ Thị Tuyết Hoa
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Văn Thuận
Cập nhật 28/02/2024

Đo độ mờ da gáy ở tuần thứ mấy của thai kỳ và kết quả thế nào là bình thường?

Đo độ mờ da gáy ở tuần thứ mấy của thai kỳ và kết quả thế nào là bình thường?
Đo độ mờ da gáy là một phương pháp giúp bạn cảnh báo những nguy cơ thai nhi bất thường để từ đó có những hướng xử trí phù hợp để an tâm thai kỳ, hạnh phúc chào đón bé yêu.

Nếu mẹ vẫn chưa hiểu rõ về xét nghiệm đo độ mờ da gáy là gì, hãy cùng tìm hiểu “tất tần tật” những thông tin liên quan đến đo độ mờ da gáy dưới đây.

Đo độ mờ da gáy là gì?

Đo độ mờ da gáy (nuchal translucency, NT) thường là một phần của xét nghiệm sàng lọc trước sinh quan trọng trong 3 tháng đầu, giúp phát hiện thai nhi có nguy cơ mắc hội chứng Down và một số vấn đề bất thường khác hay không.

Độ mờ da gáy chính là lượng dịch tích tụ ở vùng sau gáy thai nhi, kết quả NT càng dày thì nguy cơ thai nhi mắc hội chứng Down càng cao.

Mặc dù tất cả thai nhi đều có một lượng nhỏ dịch đo được ở vùng da gáy, nhưng thai nhi gặp hội chứng Down và các bất thường nhiễm sắc thể khác có kích thước NT lớn hơn gấp 2-3 lần so với thai nhi bình thường. Do đó, độ mờ da gáy dày trở thành một dấu hiệu quan trọng để đánh giá nguy cơ mắc bệnh di truyền của thai nhi.

Đo độ mờ da gáy để làm gì? Ngoài vai trò trong sàng lọc các bệnh di truyền, độ mờ da gáy tăng cũng được phát hiện trong nhiều bệnh về gen đơn và dị tật cấu trúc (ví dụ như dị tật tim bẩm sinh, dị tật thận, bất thường thần kinh cơ). Do đó, bất kỳ thai nhi nào có NT ≥3–3.5mm cần được siêu âm chuyên sâu để đánh giá chi tiết hơn về cấu trúc cơ thể của thai nhi.

Trong mọi trường hợp, việc thảo luận và tìm hiểu thông tin cụ thể với bác sĩ hoặc chuyên gia y tế sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quá trình đo độ mờ da gáy và ý nghĩa của nó trong chăm sóc thai sản.

>> Xem thêm: Tổng hợp các xét nghiệm sàng lọc dị tật thai nhi quan trọng khi mang thai

Đo độ mờ da gáy tuần bao nhiêu?

Đo độ mờ da gáy được chỉ định từ 11 tuần 3 ngày đến 13 tuần 6 ngày khi CRL nằm trong khoảng từ 36 – 84mm.

Đo độ mờ da gáy bao nhiêu là bình thường?

Độ chính xác của việc thực hiện đo độ mờ da gáy
Đo độ mờ da gáy để làm gì? Đo độ mờ da gáy bao nhiêu là bình thường?

Kết quả xét nghiệm đo độ mờ da gáy được tính bằng đơn vị milimét (mm). Độ mờ da gáy bình thường hay tăng tuỳ thuộc vào tuổi thai, nhìn chung, nếu độ mờ da gáy từ 3-3,5 mm trở lên gọi là tăng.

Kết quả xét nghiệm đo độ mờ da gáy bất thường cho thấy nguy cơ thai nhi mắc hội chứng Down cao hơn. Mẹ bầu cần được tư vấn bởi bác sĩ để có biện pháp sàng lọc tiếp theo, như xét nghiệm NIPT hoặc xét nghiệm xâm lấn.

>> Xem thêm: Chiều dài xương mũi thai nhi, lơ là theo dõi, nguy cơ dị tật cao

Độ chính xác của việc thực hiện đo độ mờ da gáy

Đo độ mờ da gáy là một phương pháp sàng lọc, không mang tính chất chẩn đoán. Kết quả xét nghiệm đo độ mờ da gáy chỉ có thể cho biết thai nhi có nguy cơ mắc hội chứng Down cao hay thấp, chứ không thể khẳng định chắc chắn thai nhi có mắc hội chứng Down hay không. Nhiều khi kết quả đo độ mờ da gáy ở mức bình thường (NT < 2.5mm) nhưng thai nhi lại có bất thường. Đó là lý giải cho tại sao đo độ mờ da gáy thấp con vẫn bị down.

Phương pháp đo độ mờ da gáy có thể phát hiện 63-77% trường hợp, nhưng cũng có một số kết quả dương tính giả (5%). Để chẩn đoán chính xác, cần kết hợp thêm các xét nghiệm khác như NIPT, double test, chọc ối, hoặc sinh thiếu gai nhau và cần thực hiện đúng theo chỉ định của bác sĩ để có hướng xử trí đúng cho từng trường hợp.

Các yếu tố ảnh hưởng đến độ mờ da gáy

Các yếu tố ảnh hưởng đến độ mờ da gáy

Bên cạnh thai nhi có nguy cơ mắc hội chứng Down, đo độ mờ da gáy còn có thể bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố khác, bao gồm:

  • Cân nặng của mẹ: Những phụ nữ mang thai thừa cân hoặc béo phì có nguy cơ có thai nhi bị độ mờ da gáy dày hơn.
  • Tuổi mẹ: Độ mờ da gáy thường dày hơn ở những phụ nữ mang thai ở độ tuổi cao.
  • Tiền sử gia đình mắc hội chứng Down: Những phụ nữ có tiền sử gia đình mắc hội chứng Down có nguy cơ có thai nhi bị độ mờ da gáy dày hơn.
  • Mắc bệnh nhiễm trùng thai kỳ: Những phụ nữ mắc bệnh nhiễm trùng thai kỳ như rubella, có nguy cơ có thai nhi bị độ mờ da gáy dày hơn.

Chi phí xét nghiệm đo độ mờ da gáy

Đo độ mờ da gáy bao nhiêu tiền? Chi phí xét nghiệm đo độ mờ da gáy tại các phòng khám, bệnh viện có thể dao động từ 150.000 đến 500.000 đồng. Chi phí này có thể thay đổi tùy thuộc vào cơ sở y tế thực hiện, mức độ trang thiết bị hiện đại và tay nghề của bác sĩ.

Lưu ý khi thực hiện xét nghiệm đo độ mờ da gáy cho mẹ bầu

Dưới đây là một số lưu ý cho mẹ bầu khi xét nghiệm đo độ mờ da gáy:

  • Chuẩn bị trước khi xét nghiệm: Mẹ bầu không cần nhịn ăn, uống. Nếu có thắc mắc nào về việc có nên ăn hoặc uống trước khi đo độ mờ da gáy, bạn nên cần hỏi bác sĩ trước để kết quả xét nghiệm được chính xác.
  • Xét nghiệm chỉ mang tính tham khảo: Xét nghiệm đo độ mờ da gáy chỉ mang tính chất tham khảo. Kết quả xét nghiệm không thể khẳng định chắc chắn thai nhi có mắc hội chứng Down hay không. Nếu kết quả xét nghiệm bất thường, mẹ bầu cần được tư vấn bởi bác sĩ để có biện pháp sàng lọc tiếp theo.

>> Xem thêm: Lịch khám thai định kỳ chuẩn cho mẹ bầu trong suốt thai kỳ

Đo độ mờ da gáy là một xét nghiệm sàng lọc quan trọng, giúp phát hiện thai nhi có nguy cơ mắc hội chứng Down hay không. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm này chỉ mang tính chất tham khảo và cần được kết hợp với các xét nghiệm khác để đưa ra chẩn đoán chính xác.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Nuchal translucency scan
https://www.pregnancybirthbaby.org.au/nuchal-translucency-scan#:
Ngày truy cập: 5.2.2024

2. What Is a Nuchal Translucency Screening?
https://www.verywellhealth.com/nuchal-translucency-5188804
Ngày truy cập: 5.2.2024

3. Nuchal Translucency
https://my.clevelandclinic.org/health/diagnostics/23333-nuchal-translucency
Ngày truy cập: 5.2.2024

4. Nuchal translucency
https://radiopaedia.org/articles/nuchal-translucency-1
Ngày truy cập: 5.2.2024

5. Nuchal Translucency Measurement
https://www.sciencedirect.com/topics/medicine-and-dentistry/nuchal-translucency-measurement
Ngày truy cập: 5.2.2024

x