Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Cộng tác viên MarryBaby
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 04/10/2021

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ sau sinh mau hồi người, lại sức, sữa về tràn trề

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ sau sinh mau hồi người, lại sức, sữa về tràn trề
Chế độ dinh dưỡng cho mẹ sau sinh vô cùng quan trọng giúp mẹ nhanh chóng hồi phục, có sức chăm con. Bên cạnh đó, thực đơn ăn uống của mẹ cũng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nguồn sữa cho bé.
Chế độ dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
Chế độ dinh dưỡng cho mẹ sau sinh không thể xem nhẹ.

Canxi: Cung cấp đủ canxi là điều cần thiết để ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt canxi dài lâu và phòng tránh loãng xương. Canxi có trong các thực phẩm như mè, cây họ đậu, đậu hũ…

Vitamin nhóm B: Bổ sung vitamin nhóm B như folate, biotin, B6 và B12 có thể giúp cơ thể tăng cường năng lượng và giảm nguy cơ trầm cảm. Vitamin nhóm B có trong các loại ngũ cốc, rau lá xanh, quả hạch, trứng, thịt đỏ…

>>> Mẹ có thể xem thêm: Vitamin tổng hợp cho phụ nữ sau sinh, nên dùng loại nào?

Vitamin D: Chế độ dinh dưỡng cho mẹ sau sinh không nên thiếu hụt vitamin D. Thiếu vitamin D có liên quan đến chứng trầm cảm. Ngoài ánh nắng mặt trời, mẹ có thể bổ sung vitamin D từ các nguồn thực phẩm như sữa, lòng đỏ trứng, cá tuyết…

Protein và sắt: Hai dưỡng chất này giúp xây dựng các mô, cơ, hỗ trợ quá trình phục hồi cho mẹ sau sinh. Thiếu hụt sắt cũng khiến mẹ dễ bị mệt mỏi, từ đó làm chậm quá trình hồi phục. Thực phẩm giàu protein và sắt như đậu lăng, gan, thịt bò, rau chân vịt, quả hạch…

Omega 3: Sau sinh nên ăn gì để mau hồi phục? Để nhanh chóng lấy lại sự tươi tắn và một cơ thể tràn năng lượng, mẹ nên bổ sung omega-3 trong bữa ăn hàng ngày từ các nguồn như cá béo, quả óc chó, hạt lanh và hạt chia. Chất béo lành mạnh này cũng giúp cơ thể hấp thụ tốt các chất dinh dưỡng khác.

Trái cây giàu vitamin C: Vitamin C ảnh hưởng đáng kể đến quá trình chữa lành vết thương. Bổ sung vitamin C sau sinh giúp cơ thể tăng sức đề kháng, chống lại nhiễm trùng hoặc mưng mủ vết thương. Từ đó giúp vết khâu nhanh lành hơn và không để lại sẹo.

Các bác sĩ sản khoa khuyên rằng sau khi sinh từ 3-4 ngày mẹ có thể ăn trái cây một cách chọn lọc trở lại. Lúc này, ngoài việc làm mát sữa, trái cây còn hỗ trợ co bóp tử cung, thức đẩy sản dịch ra ngoài nhanh hơn.

Tuy nhiên, mẹ nên kiêng ăn những loại trái cây qúá chua vì hại dạ dày, gây ê răng, són tiểu sau này. Bé bú mẹ dễ bị tiêu chảy, trớ sữa vì thực phẩm mẹ ăn sẽ đi vào sữa mẹ.

Thực phẩm giàu vitamin A, E: Chế độ dinh dưỡng cho mẹ sau sinh nên bổ sung thực phẩm vitamin A và E. Vitamin A hoạt động như một chất chống oxy hóa, ngăn viêm nhiễm vết thương. Trong khi, vitamin E lại hỗ trợ tích cực cho quá trình lành vết thương và giảm hình thành sẹo.

Thực phẩm giàu chất xơ: Ăn gì để mau lành vết thương sau sinh? Táo bón khiến mẹ rặn mạnh có thể khiến vết thương bục chỉ, nguy cơ nhiễm trùng. Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ là cách giúp ngăn ngừa táo bón, theo đó vết thương nhanh lành hơn.

Ăn gì để mau lành vết thương sau sinh?

Bà đẻ kiêng ăn gì?

Để phòng tránh các bệnh hậu sản, mẹ sau sinh mổsinh thường cần tránh ăn:

Các thực phẩm lạnh: Sau sinh, cơ thể mẹ còn yếu nên kiêng các thực phẩm lạnh như nước lạnh, nước đá, kem, đồ ăn để trong tủ lạnh. Chúng dễ làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề tiêu hóa như bị lạnh bụng hay nhiễm trùng đường hô hấp.

1. Ăn gì để nhiều sữa

Nuôi con bằng sữa mẹ là một quá trình đầy khó khăn, có thể gây mệt mỏi, thậm chí đau đớn. Ngoài các triệu chứng khó chịu thường gặp, nhiều mẹ còn bị tình trạng mất sữa. Vậy mẹ nên ăn gì để nhiều sữa?

Yến mạch: Yến mạch chứa saponin tác động tích cực đến các hormone liên quan đến việc sản xuất sữa mẹ.

Uống đủ nước: Mẹ cho con bú có nguy cơ mất nước rất cao. Mẹ cần bổ sung đủ nước mỗi ngày để duy trì mức năng lượng và lượng sữa ổn định. Nên uống khoảng 8-10 cốc nước mỗi ngày như đã nhắc ở trên.

Các lưu ý khác

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng cho mẹ sau sinh, mẹ cần lưu ý những điều sau để rút ngắn thời gian phục hồi, có sức khỏe chăm con và phòng các bệnh trong thời kỳ hậu sản.

Nghỉ ngơi hợp lý, giữ tinh thần thoải mái và lạc quan: Mẹ cố gắng ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày, luôn giữ tinh thần vui vẻ và lạc quan.

Tránh làm việc quá sớm: Cơ thể mẹ đang trong giai đoạn hồi phục, sức khỏe còn yếu. Vì vậy mẹ nên tránh làm việc hoặc vận động quá sớm.

Kiêng lạnh: Cơ thể mẹ sau sinh vốn yếu, rất dễ bị nhiễm lạnh. Do đó mẹ nên kiêng lạnh, nên uống nước ấm thay vì nước lạnh và cần kiêng tắm lạnh.

Không kiêng khem quá mức: Chế độ dinh dưỡng cho mẹ sau sinh cần đảm bảo đa dạng các nguồn thực phẩm. Chưa kể nhu cầu năng lượng cũng nhiều hơn bình thường, đặc biệt là ở mẹ cho con bú. Kiêng khem quá mức dẫn đến việc thiếu hụt dinh dưỡng, gây suy nhược cơ thể, kiệt sức.

Kiêng quan hệ 4-6 tuần sau sinh: Đây là giai đoạn tử cung cần được phục hồi. Kiêng quan hệ là cách để bảo vệ tử cung cho người mẹ.

Sẵn sàng chia sẻ, yêu cầu giúp đỡ: Giai đoạn sau sinh, người mẹ luôn cần sự quan tâm để vượt qua những trở ngại tâm lý. Đừng ngần ngại chia sẻ những gì mẹ đang trải qua, suy nghĩ của mẹ. Hãy yêu cầu giúp đỡ khi cần.

Không tùy tiện dùng thuốc: Bất kỳ loại thuốc nào trước khi sử dụng cần tham khảo chỉ định của bác sĩ.

Vượt cạn khiến mẹ mất rất nhiều sức, thậm chí là kiệt sức. Mặt khác, việc thích nghi cuộc sống mới với bé sơ sinh cũng đòi hỏi nhiều năng lượng. Chế độ dinh dưỡng cho mẹ sau sinh đúng cách, ăn uống khoa học sẽ giúp mẹ nhanh hồi phục cả về thể chất lẫn sức khỏe tinh thần cũng như đảm bảo chất lượng nguồn sữa cho con bú.

Hương Lê

Nguồn

1. Breast-feeding nutrition: Tips for moms https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/infant-and-toddler-health/in-depth/breastfeeding-nutrition/art-20046912 Ngày truy cập: 1/10/2021.

2. Postpartum care https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/labor-and-delivery/basics/postpartum-care/hlv-20049465 Ngày truy cập: 1/10/2021.

3. Foods and Drinks to Avoid or Limit https://www.cdc.gov/nutrition/infantandtoddlernutrition/foods-and-drinks/foods-and-drinks-to-limit.html Ngày truy cập: 1/10/2021.

4. Maternal Diet https://www.cdc.gov/breastfeeding/breastfeeding-special-circumstances/diet-and-micronutrients/maternal-diet.html Ngày truy cập: 1/10/2021.

5. The New Mother: Taking Care of Yourself After Birth https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=the-new-mother—taking-care-of-yourself-after-birth-90-P02693 Ngày truy cập: 1/10/2021.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x