Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thanh Thảo
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 15/10/2020

Chăm sóc trẻ 3 tháng tuổi với 7 tuyệt chiêu hữu ích

Chăm sóc trẻ 3 tháng tuổi với 7 tuyệt chiêu hữu ích
Khi chăm sóc trẻ 3 tháng tuổi, điều cần nhất là mẹ nên hiểu về các bước phát triển của bé cưng trong giai đoạn này, để từ đó tạo ra những bước tiến tiếp theo cho bé. Mẹ có biết con đang ở đâu trên hành trình các mốc phát triển đầu đời?

“Điểm danh” các bước phát triển của bé 3 tháng

Bé cưng đang trải qua rất nhiều bước tiến trong kỹ năng vận động, cảm giác và giao tiếp. Cụ thể, khi chăm sóc trẻ 3 tháng tuổi, mẹ chú ý quan sát những điều sau đây nhé:

Bước tiến về vận động

  • Trong khi nằm sấp, bé đẩy cánh tay lên
  • Trong khi nằm sấp, bé có thể nâng và giữ đầu
  • Có thể di chuyển bàn tay từ khép lại thành mở ra
  • Có thể đưa tay vào miệng
  • Di chuyển chân và tay ra khỏi bề mặt khi bị kích thích

Bước tiến về cảm giác

  • Trong khi nằm ngửa, bé cố gắng lấy đồ chơi đặt trên ngực
  • Trong khi nằm ngửa, bé nhìn theo một đồ chơi di chuyển từ bên này sang bên kia
  • Trong khi nằm ngửa, bé có thể giữ đầu tập trung để xem mặt mẹ hoặc đồ chơi
  • Có thể lấy lại bình tĩnh khi được rung, vỗ về và nghe tiếng mẹ thì thầm
  • Thích nhiều dạng chuyển động khác nhau

Bước tiến về giao tiếp

  • Yên lặng hoặc cười đáp lại âm thanh hoặc tiếng nói
  • Quay đầu về phía âm thanh hoặc giọng nói
  • Thể hiện sự quan tâm đến khuôn mặt của mẹ
  • Biết giao tiếp bằng ánh mắt
  • Khóc theo cách khác nhau cho các nhu cầu khác nhau
  • Cười và biết ê a hóng chuyện

    Chăm sóc trẻ 3 tháng tuổi
    Em bé 3 tháng tuổi vô cùng vui tươi, ham khám phá và thích tương tác cùng những người xung quanh

Chăm sóc trẻ 3 tháng tuổi – Các bí quyết nhỏ mà hữu dụng cho mẹ

Bí quyết 1: Lượng sữa cho bé

Qua 3 tháng đầu, bé đã bú mẹ rất thành thạo, biết thể hiện nhu cầu của mình khi đói. Mẹ cũng vậy, đã trở thành một bà mẹ tinh tế và hiểu từng tiếng khóc của con có ý nghĩa gì. Ở thời điểm này, bé bú khoảng 60 – 200ml sữa mỗi lần và khoảng 6 lần mỗi ngày. Các mẹ cho bé bú bình hoặc đút thìa sẽ dễ kiểm tra được lượng sữa hơn so với các mẹ cho con bú trực tiếp.

Nếu mẹ thắc mắc liệu bé đã bú đủ sữa hay chưa, chỉ cần theo dõi lượng tã bé làm ướt mỗi ngày và theo dõi cân nặng của bé hàng tháng.

Bí quyết 2: Sử dụng những giai điệu quen thuộc

Mẹ nào cũng thích hát, nói chuyện, đọc thơ hay chơi những trò chơi có từ ngữ, giai điệu với con như ú òa, tập tầm vông… Dù chưa hiểu hoàn toàn ngôn ngữ của mẹ, bé có thể cảm nhận được nhịp điệu, tiết tấu, đồng thời rất thích sự lặp đi lặp lại. Chính vì vậy, khi chăm sóc trẻ 3 tháng, mẹ đừng quên sự trợ giúp của âm nhạc, thơ ca, đồng dao… nhé.

Bí quyết 3: Nói chậm thôi, mẹ nhé

Với thiên thần đang hóng chuyện suốt ngày, mẹ nên tăng cường giao tiếp, nói chuyện với bé. Bố cũng thế. Mỗi khi trò chuyện cùng con, mẹ nên nói chậm, dùng nhiều ngữ điệu khác nhau. Điều này không chỉ khiến bé chú ý và cảm thấy thú vị, mà bé con còn đang học hỏi cách giao tiếp đấy mẹ ạ.

Bí quyết 4: Mỗi ngày đều nên tập nằm sấp

Cho con nằm sấp giúp bé tăng sức mạnh cho phần thân trên, đặc biệt là khi con nâng đầu và vai dậy. Mẹ đừng quên dành thời gian cho hoạt động thú vị này mỗi ngày nhé. Con sẽ mau biết lật hơn đấy.

Bí quyết 5: Lục lạc và sách vải

Mẹ ơi, với sự tò mò vô hạn của con về màu sắc và âm thanh thì những món đồ chơi đầu tiên như lục lạc hay sách vải chính là lựa chọn hoàn hảo. Bé đang luyện tập kỹ năng cầm, nắm và lắc, đập những món đồ này, đồng thời cũng không ngừng khám phá chúng bằng cách gặm, nhấm nháp. Mẹ sẽ thấy rằng, con dường như chơi mãi không chán những món này.

Mẹ lưu ý, với độ tuổi này, những món đồ chơi bằng vải, mềm, rực rỡ và to bản là tốt nhất. Bé rất dễ bị thương nên không thích hợp với những món đồ chơi có góc cạnh, chất liệu cứng. Đồng thời, đồ chơi cần phải có kích thước lớn để tránh con ngậm vào miệng gây hóc, nghẹn.

Bí quyết 6: Tắm thật là vui

Tắm cho trẻ sơ sinh đôi khi trở thành thử thách khó khăn. Mẹ có thể giúp con bớt sợ nước bằng cách luôn kiểm tra nhiệt độ nước sao cho bằng với thân nhiệt của bé, đồng thời tắm cho con thật nhẹ nhàng. Trước giờ tắm, mẹ nên massage để làm ấm cơ thể và tạo sự thoải mái cho bé.

Ngoài ra, mẹ có thể dùng những miếng decal để dán tường phòng tắm giúp bé con cảm nhận những sắc màu xung quanh. Đồng thời, mẹ cũng nên chú ý chọn loại sữa tắm có độ pH cân bằng, tránh làm khô da con nhé.

Bí quyết 7: Giấc ngủ xuyên đêm

Ở tháng này, con đã có thể ngủ liền mạch từ 5-6 giờ mỗi đêm. Giấc ngủ như vậy được xem là ngủ xuyên đêm ở độ tuổi này. Để con ngủ ngon, mẹ nhớ thay tã cho bé trước khi ngủ, giữ phòng ngủ yên tĩnh, cho bé bú đủ để con không bị cơn đói đánh thức nhé.

Với những bí quyết chăm sóc trẻ 3 tháng tuổi kể trên, mẹ sẽ đi qua một tháng thật nhiều niềm vui và chứng kiến con đạt thêm nhiều bước tiến mới đấy!

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x