Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thanh Thảo
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 01/03/2017

10 lưu ý khi chăm sóc trẻ 1 tuổi

10 lưu ý khi chăm sóc trẻ 1 tuổi
Khi chăm sóc trẻ 1 tuổi, mẹ không chỉ cần chú ý đến dinh dưỡng hay các hoạt động của bé. Một số chi tiết tưởng như nhỏ nhưng vẫn rất quan trọng đối với sự phát triển tâm lý cũng như thể chất của bé lúc này. Để tạo cho con một điều kiện thuận lợi nhất để phát triển, mẹ cần chú ý những gì?

1. Kiên nhẫn khi chăm sóc trẻ 1 tuổi

Kiên nhẫn là đức tính cần thiết đầu tiên để trở thành một bậc cha mẹ hoàn hảo, nhất là đối với việc chăm sóc 1 tuổi, khi các bé đang ở trong giai đoạn học hỏi, mày mò và khám phá vô cùng mãnh liệt. Sẽ có những lúc bạn tưởng như mình phát điên với các siêu quậy này. Nhớ rằng, bạn không thể kiểm soát sự tò mò của trẻ, nhưng bạn có thể kiểm soát sự lo lắng và thất vọng của mình, và do đó, hãy thật bình tĩnh và lặp đi lặp lại những lời nhắc nhở, hướng dẫn con cho đến khi bé ghi nhớ.

2. Luôn để bé bận rộn

Khi trẻ đang tò mò về một món đồ có thể gây nguy hiểm cho bé, cách duy nhất để hạn chế bé khỏi những tai nạn từ việc nghịch ngợm là luôn để bé bận rộn với đồ chơi đất sét, bút chì màu hoặc đồ chơi để chuyển hướng sự chú ý. Nghệ thuật chuyển hướng sự chú ý của bé cũng là điều mà các ông bố, bà mẹ nên luyện tập nhiều khi chăm sóc trẻ 1 tuổi.

Chăm sóc trẻ 1 tuổi
Khi chăm sóc bé 1 tuổi, bạn nên nghĩ ra thật nhiều hoạt động cho bé

3. Để bé chủ động trong một số hoạt động

Trẻ em luôn tò mò về mọi thứ xunh quanh và yêu thích việc tự mình khám phá. Đây cũng là lý do bé luôn đẩy muỗng ra khi bạn cho bé ăn hay giành lấy món đồ chơi từ trong tay bạn khi bé thậm chí còn chưa biết cách sử dụng đồ chơi đó. Bạn nên để bé thỏa mãn trí tò mò vốn có của mình bằng cách cho bé tự thực hiện nhiệm vụ đơn giản như tự bốc thức ăn, tự cầm khăn khi đi tắm…

4. Hãy mở lòng với sự nghịch ngợm của bé

Hãy nhìn bàn tay hay khuôn mặt lấm lem màu sắc sau khi bé hoàn thành bức vẽ hoặc khuôn mặt dính đầy thức ăn khi bé cố gắng ăn hết đĩa của mình. Học cách mỉm cười trước những lỗi lầm của con, căng thẳng sẽ biến mất và bạn sẽ yêu từng cử chỉ đáng yêu của con. Sự bao dung của bố mẹ là điều không thể thiếu khi chăm sóc bé 1 tuổi đấy.

5. Đừng ép bé ăn

Rất nhiều bé 1 tuổi trở nên biếng ăn, bởi đây là giai đoạn bé đang học cách ăn các thức ăn dạng rắn. Hãy để bé ăn một cách tự nguyện và vui vẻ, đừng biến bữa ăn thành nỗi sợ hãi của con trẻ và điều đó cũng khiến bạn căng thẳng. Tuy chế độ dinh dưỡng là một trong những điều cần quan tâm nhất khi chăm sóc bé 1 tuổi, không nên gây quá nhiều áp lực cho bé hay bản thân. Để khuyến khích con ăn nhiều hơn, bạn nên cho bé thử nhiều loại đồ ăn khác nhau và dạy bé cách tận hưởng bữa ăn để khơi gợi tâm hồn ăn uống ở bé.

6. Kiểm soát cơn giận trước mặt con

Hãy tự hỏi bản thân, bạn có thường xuyên giận dữ với con không? Nếu câu trả lời là có, bạn nên điều chỉnh bản thân. Khi đề cập đến cách chăm sóc trẻ 1 tuổi, đó không chỉ là chăm sóc miếng ăn, giấc ngủ của bé mà còn là quan tâm đến việc nuôi dưỡng tâm hồn và những tính cách tích cực. Nếu bạn muốn dạy con bình tĩnh trước những cơn giận dữ, hãy trở thành tấm gương tốt cho con, kiểm soát cơn giận trước mặt con . Nếu bé bắt đầu la hét, hãy làm ngơ và giữ bình tĩnh. Việc bạn trở nên giận dữ hoặc la mắng bé trong trường hợp này sẽ chỉ khiến mọi việc tồi tệ hơn.

7. Đọc sách cho con

Đừng quên lên lịch thời gian đọc sách cho con và cung cấp cho bé một cuốn sách đa dạng màu sắc. Dành thời gian đọc truyện cho bé nghe mỗi ngày giúp bé xây dựng thoi quen đọc sách và tăng cường khả năng học hỏi của bé. Mẹ hãy lưu ý không để bé tiếp xúc với máy vi tính hoặc các thiết bị khác trong thời gian đọc sách. Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào cho thấy tác hại của các thiết bị điện tử lên trẻ nhỏ, tuy nhiên, việc cho trẻ tiếp xúc với các thiết bị này quá sớm sẽ lấy đi niềm vui trong việc học hỏi và vui chơi của bé.

8. Giám sát hoạt động với thú nuôi

Không bao giờ để bé ở một mình với chó hoặc mèo. Trẻ em rất hiếu động và có thể nghĩ ra những trò chơi đối với con vật nuôi trong nhà. Điều đó có thể gây hay cho bé hoăc khiến bé sợ hãi các con vật về sau này. Thậm chí ngay cả khi bạn chắc chắn thú nuôi sẽ không làm hại bé thì cũng không bao giờ để bé ở lại một mình với chúng. Đây là một trong những nguyên tắc an toàn cơ bản nhất dành cho trẻ nhỏ.

9. Luôn đề cao sự an toàn cho bé

Đây là một trong những điều bạn cần lưu ý nhất khi chăm sóc trẻ 1 tuổi. Ở giai đoạn bé 1 tuổi, với khả năng vận động và di chuyển mạnh mẽ, bạn càng phải chú ý đến sự an toàn của bé nhiều hơn. Tuyệt đối không bao giờ để bé một mình trong phòng tắm để tránh khỏi những tai nạn đáng tiếc. Nếu nhà có nhiều cầu thang, bạn cần đóng thểm cửa để bé không thể bước vào. Luôn đóng cửa để bé không lẻn ra ngoài. Ngoài ra, đừng bao giờ để bé những hóa chất, thuốc hay mỹ phẩm trong tầm tay bé.

10. Khuyến khích những thói quen tốt của bé

Bé con nhà bạn sẽ có một vài thói quen tốt chẳng hạn như đặt đồ chơi trở lại vị trí của mình sau khi chơi xong hoặc thể hiện nhu cầu của mình một cách chính xác và bình tĩnh. Hãy dành cho bé lời khen hoặc phần thưởng cùng với những cử chỉ âu yếm để động viên bé. Hãy chắc chắn rằng những người ở nhà của bạn cũng làm theo thói quen như vậy. Không bao giờ chỉ trích một cách tiêu cực hay đưa ra những hình phạt nghiêm khắc vì điều này không tốt cho sự phát triển tinh thần của bé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x