Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Mận
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 22/08/2017

Cách trị hăm háng từ mẹo dân gian hiệu quả 100%!

Cách trị hăm háng từ mẹo dân gian hiệu quả 100%!
Hăm háng hay còn gọi là hăm tã thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh. Ban đầu chỉ là những vết đỏ trên da nhưng để lâu và không can thiệp đúng cách sẽ dẫn đến tình trạng viêm da nặng. Cách trị hăm háng từ mẹo dân gian sẽ trợ giúp mẹ hiệu quả.

Thời tiết nóng nực khó chịu cộng với việc mặc tã thường khiến vùng háng của trẻ nhỏ bị hăm. Kết hợp với việc nắm rõ nguyên nhân gây bệnh và hiểu về cách trị hăm háng bằng mẹo dân gian giúp mẹ dễ xử lý tình trạng này.

Các loại hăm háng phổ biến

Bệnh hăm da là tên thường gọi của tình trạng nổi mẩn đỏ ở các vùng da gấp nếp. Đây là tình trạng phát ban có thể xuất hiện trong suốt cuộc đời của mỗi người.

cách trị hăm háng 2
Mặc tã thường xuyên mà không vệ sinh sạch sẽ là nguyên nhân chính gây hăm háng ở trẻ

Sau khi sinh nếu trẻ thường xuyên mặc tã sẽ dễ bị hăm tã hơn. Hoặc có thể do nguyên nhân ẩm ướt và cọ xát của quần áo, tã… Nước tiểu hoặc phân trong tã thời gian lâu sẽ gây ra kích ứng da và phát triển vi khuẩn hoặc men nấm. Đôi khi nhiễm trùng da, viêm da cũng là nguyên nhân gây hăm tã. Ngoài ra hương thơm tẩm trong tã hoặc khăn lau cho bé cũng có thể gây kích ứng da.

Có 2 loại hăm tã phổ biến:

  • Nếu bị nhiễm khuẩn, bé sẽ có mảng hăm màu vàng và mảng hăm chứa nước, vết loét có mủ hay bị đóng vảy như sáp ong trên mông bé.
  • Nếu hăm do nấm, nơi mảng hăm sẽ có màu đỏ tươi, với những mụn nhỏ màu đỏ lan tỏa từ rìa vết hăm. Mẹ cũng sẽ thấy những mẩn đỏ nổi lên ở những vùng bẹn,cổ hay nếp gấp trên da bé. Da bé cũng có thể bị kích ứng do dính nước tiểu, phân… nhưng đối với dạng hăm tã này, mẹ chỉ thấy những mảng hăm xuất hiện ở vùng mặc tã.

Khi bị hăm háng, nếu mẹ vệ sinh cho bé kém sẽ có nhiều khả năng trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng bởi đây là vùng da luôn ấm và có xu hướng giữ ẩm. Vì thế sẽ tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn và dẫn đến một số bệnh nấm da nguy hiểm khác.

Phương pháp trị hăm an toàn từ dân gian

Nếu con bạn mắc bệnh hăm da, đơn giản là nên giữ vùng hăm da được khô ráo và tiếp xúc với không khí nhiều. Đồng thời tham khảo các bài thuốc dân gian sau đây để cải thiện làn da của trẻ một cách hiệu quả và tránh các tổn thương không mong muốn về da cho trẻ một cách an toàn sức khỏe nhất.

1. Sử dụng lá trầu không: Trầu có vị cay nồng và tính ấm nên có khả năng kháng khuẩn, tiêu viêm, giảm đau. Khi trẻ bị hăm háng mẹ chỉ cần lấy khoảng 3-4 lá trầu không rửa sạch, sau đó đun sôi để nguội. Tiếp đến, dùng khăn sạch giặt ướt bằng nước trầu không để nguội, nhẹ nhàng thấm lên vùng háng đan bị hăm của bé. Làm liên tục trong vòng một tuần, một ngày khoảng ba lần, chắc chắn chứng hăm của bé sẽ thuyên giảm đáng kể.

cách trị hăm háng 1
Cách trị hăm háng bằng mẹo dân gian vừa hiệu quả lại an toàn cho bé

2. Chữa hăm tã bằng cây mã đề: Dùng một ít lá mã đề tươi, rửa sạch, ngâm qua nước muối để ráo rồi vò nát sau đó thoa nhẹ nước lên da bé, nước cây mã đề có tác dụng làm dịu da và hàn gắn những tổn thương trên da háng do hăm tã gây ra.

3. Trị hăm với lá khế: Chỉ cần lấy nắm lá khế rửa sạch, vẩy khô, giã nát cùng chút muối, cho thêm nước sôi để nguội rồi chắt lấy nước. Sau đó mẹ dùng mảnh vải sạch, mềm, giặt trong chậu nước lá Khế để nguội, vắt khô và thấm vào vùng háng hăm của bé.

4. Dùng búp ổi non: Mẹ cũng có thể lấy búp ổi hoặc lá ổi rửa sạch, đun lên lấy nước rửa chỗ hăm háng cho bé.

Ngăn ngừa hăm tã hiệu quả

  • Giữ bé khô, sạch và mát là cách chắc chắn nhất để tránh hăm tã.
  • Thay tã cho bé thường xuyên và lau rửa vùng sinh dục kỹ. Tuy nhiên tránh lau quá mức bằng khăn tay có thể gây ra kích ứng và làm khô da.
  • Đảm bảo tã không quá chật. Chừa chỗ cho không khí lưu thông quanh vùng mông của bé.
  • Nếu bạn đang cho bé bú, tiếp tục càng lâu càng tốt vì sữa mẹ có tác động đến độ pH trong nước tiểu và phân của bé, làm giảm hăm tã. Bé được bú sữa mẹ và mặc loại tã dùng một lần sẽ ít gặp hăm tã hơn.

Nếu vết hăm kéo dài vài ngày dù đã áp dụng cách trị hăm háng mà không có tiến triển tốt hơn, hoặc bé yêu bị sốt, mê man thì mẹ cần đưa bé đi bệnh viện càng sớm càng tốt.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x