Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Vũ Thị Tuyết Hoa
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 17/10/2022

Bệnh sởi ở trẻ em: Biểu hiện là gì? Cách chăm sóc trẻ

Bệnh sởi ở trẻ em: Biểu hiện là gì? Cách chăm sóc trẻ
Bệnh sởi ở trẻ em ít gây tử vong nhưng mẹ không nên chủ quan trong việc điều trị bởi bệnh có thể gây ra những biến chứng khó lường. 

Bệnh sởi khá phổ biến ở trẻ em trong độ tuổi từ 1-5. Nguyên nhân gây bệnh thường là do đường hô hấp bị nhiễm trùng nên gây phát ban đỏ khắp bộ phận trên cơ thể.

Dưới đây là triệu chứng bệnh sởi ở trẻ em, các biến chứng của bệnh sởi, cách điều trị cũng như cách phòng ngừa để bạn bảo vệ và chăm sóc con yêu tốt nhất.

Các biểu hiện của bệnh sởi ở trẻ em

các triệu chứng bệnh sởi ở trẻ em

Bệnh sởi rất dễ lây lan, do dịch tiết mũi họng của người nhiễm bệnh theo các giọt bắn vào không khí khi ho hoặc hắt hơi. Trẻ bị nhiễm sởi, sau giai đoạn ủ bệnh kéo dài khoảng 7 ngày – 2 tuần sẽ thường có những triệu chứng thường gặp như sau.

Giai đoạn đầu của bệnh sởi ở trẻ em kéo dài từ 1 đến 4 ngày. Các của bệnh sởi ở trẻ em giống như của nhiễm trùng đường hô hấp:

Sau 2 hoặc 3 ngày kể trên, các triệu chứng khác bao gồm:

  • Tiêu chảy nặng
  • Các đốm nhỏ với trung tâm màu trắng (đốm Koplik) ở bên trong má
  • Phát ban sâu, đỏ, phẳng bắt đầu trên mặt và lan xuống thân, tay, chân và bàn chân

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh sởi ở trẻ

Dưới đây là các biến chứng của bệnh sởi ở trẻ em mà mẹ nên biết để chữa kịp thời cho con và tránh những ảnh hưởng sức khỏe cho bé sau này:

  • Viêm tai giữa
  • Viêm phổi nặng, có thể dẫn đến tử vong.
  • Viêm não với tỷ lệ 1/1000 người mắc.
  • Viêm phế quản, viêm thanh quản hoặc viêm thanh quản (Croup)
  • Mờ hoặc loét giác mạc có thể gây mù lòa, một biến chứng rất nguy hiểm của sởi.
  • Tiêu chảy và nôn mửa có thể khiến cơ thể trẻ mất nhiều nước.

Cách điều trị bệnh sởi ở trẻ em

cách điều trị bệnh sởi ở trẻ em

Hiện nay, vẫn chưa có thuốc điều trị bệnh sởi ở trẻ em cụ thể. Tuy nhiên, khi trẻ có dấu hiệu bệnh, mẹ cần đưa con ngay đến bệnh viện để được bác sĩ theo dõi, thăm khám. Bạn cần cho con uống thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ và tái khám cho con theo đúng lịch hẹn.

Bên cạnh uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, mẹ cũng nên kết hợp cách điều trị bệnh sởi tại nhà cho con dưới đây:

  • Giữ vệ sinh cá nhân cho bé, vệ sinh nhà cửa và môi trường xung quanh để nơi sinh hoạt thông thoáng, sạch sẽ.
  • Tuyệt đối tránh các tập tục kiêng nước, kiêng gió, kiêng ăn vì sẽ làm căn bệnh trở nên trầm trọng hơn.
  • Mẹ nên chế biến thức ăn mềm, dễ tiêu, nấu chín kỹ và khi ăn nên chia thành nhiều bữa. Tốt nhất nên chế biến theo khẩu vị của bé.
  • Tăng cường dinh dưỡng bằng các loại thức ăn giàu vitamin A có trong trái cây và rau củ quả.
  • Nhỏ mũi, mắt bằng dung dịch nước muối sinh lý (NaCl 0,9%) hoặc dung dịch nhỏ mắt mũi 3-4 lần/ngày.
  • Trẻ cũng cần uống đủ nước, nước oresol hoặc nước hoa quả. Khi trẻ tiêu chảy, mẹ nhớ phải bổ sung nước nhiều hơn để giúp cân bằng lượng nước mất đi.
  • Đối với trẻ còn bú, mẹ vẫn tiếp tục cho bú và kết hợp chế độ ăn bổ sung hợp lý (nếu trẻ ≥ 6 tháng).

Cách phòng ngừa bệnh sởi ở trẻ em

cách phòng tránh bệnh sởi ở trẻ em

  • Thực hiện chủ động việc tiêm ngừa bệnh sởi bằng vaccine được khuyến cáo khi trẻ từ 12 đến 15 tháng tuổi. Tiêm lần thứ 2 cho trẻ từ 4 đến 6 tuổi để phòng bệnh hiệu quả hơn.
  • Khi phát hiện trẻ bệnh, mẹ cần sớm đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám và chữa trị kịp thời, thực hiện cách ly nguồn bệnh để tránh lây lan cho cộng đồng.
  • Đeo khẩu trang y tế khi chăm sóc trẻ bệnh, tránh sự lây nhiễm chéo khi đến cộng đồng.
  • Rửa tay sạch sẽ đúng cách trước và sau khi chăm sóc trẻ bệnh để ngăn ngừa sự lây nhiễm chéo từ trẻ bệnh sang trẻ lành.

Để hạn chế được những biến chứng vô cùng nguy hiểm của căn bệnh sởi, bạn nên đưa con yêu đi khám ngay khi bé có triệu chứng bệnh. Bạn cũng cần tuân theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ để con yêu nhanh chóng khỏe mạnh nhé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Measles
https://www.rch.org.au/kidsinfo/fact_sheets/Measles/
Ngày truy cập: 11/09/2022

2. Measles (Rubeola) in Children
https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=rubeola-measles-90-P02543
Ngày truy cập: 11/09/2022

3. Measles
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/measles/symptoms-causes/syc-20374857
Ngày truy cập: 11/09/2022

4. Measles
https://raisingchildren.net.au/guides/a-z-health-reference/measles
Ngày truy cập: 11/09/2022

5. Measles
https://www.nhs.uk/conditions/measles/
Ngày truy cập: 11/09/2022

x