Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Thụy Ngọc Quỳnh
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Văn Thu Uyên
Cập nhật 18/05/2022

Bệnh Rubella khi mang thai có nguy hiểm đến thai nhi không?

Bệnh Rubella khi mang thai có nguy hiểm đến thai nhi không?
Tình trạng nhiễm bệnh rubella khi mang thai là nỗi lo của không ít các bà bầu. Virus gây bệnh có thể truyền sang thai nhi qua tuần hoàn gai rau và có thể khiến cho trẻ gặp phải những khuyết tật sau khi sinh.

Phụ nữ nhiễm bệnh rubella khi mang thai là một trong những nguyên nhân gây ra những dị tật ở trẻ sơ sinh. Hơn nữa, nếu mẹ bầu bị nhiễm rubella trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể gặp phải những tai biến sản khoa nguy hiểm. Bài viết này, MarryBaby sẽ chia sẻ những thông tin về bệnh rubella khi mang thai. Mẹ bầu đừng bỏ qua nhé!

Dấu hiệu nhận biết bệnh rubella khi mang thai

Bệnh rubella hay còn là bệnh sởi Đức – là một bệnh truyền nhiễm do virus rubella gây ra. Điểm đặc trưng là người bệnh thường có biểu hiện phát ban da hoặc sốt nhẹ. Trong một vài trường hợp, bệnh sẽ không có triệu chứng rõ ràng.

Tuy nhiên, người ta nhận thấy nó cũng gần giống như bệnh cảm cúm thông thường. Đồng thời, tình trạng phát ban sẽ mất đi trong từ 7 đến 10 ngày. Các triệu chứng bệnh tương tự như cúm gồm:

  • Nhiệt độ cơ thể khoảng 38,5°C trong vài ngày.
  • Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi.
  • Đau họng và ho.
  • Sưng, viêm hoặc đỏ mắt có kèm theo chảy nước mắt.
  • Sưng và đau ở các hạch bạch huyết có thể kéo dài hơn một tuần; ngay cả sau khi phát ban biến mất.
  • Nổi mẩn hồng hoặc đỏ xuất hiện đầu tiên trên đầu, mặt sau dần lan ra khắp cơ thể; kéo dài trong ba ngày nên còn gọi là sởi 3 ngày.
  • Nốt ban có thể có hình tròn hoặc bầu dục; đường kính tầm 1 – 2 mm; mọc từng mảng hoặc riêng rẻ không tuần tự như ban sởi.
  • Đau đầu hoặc đau nhức cơ hoặc khớp.
  • Trong một số ít trường hợp, virus có thể dẫn đến viêm tai hoặc sưng; viêm trong não.

Ngoài ra, các dấu hiệu bệnh rubella khi mang thai có thể dẫn đến các vấn đề trong thai kỳ như:

  • Xuất hiện cơn đau đầu khi mang thai liên tục và có thể trở nên tồi tệ hơn theo thời gian.
  • Đau tai dai dẳng, gây ra cảm giác khó nghe.
  • Cứng cổ
  • Nếu mẹ bầu phát hiện bệnh rubella khi mang thai nên đến bệnh viên ngay. Các bác sĩ sẽ chỉ định các hình thức can thiệp y tế ngay lập tức để điều trị kịp thời.

>> Mẹ có thể xem thêm: Bà bầu bị Covid-19 uống thuốc gì đảm bảo an toàn không gây biến chứng cho cả hai mẹ con?

Con đường lây nhiễm bệnh rubella

Theo dịch tễ học thì bệnh này có mặt ở khắp nơi trên thế giới; thường gặp nhất là vào mùa đông – xuân. Virus sẽ lây lan qua không khí khi người nhiễm bệnh ho hoặc hắt hơi. Người khỏe mạnh nếu vô tình tiếp xúc với các giọt nước bọt ấy sẽ tạo điều kiện cho virus xâm nhập vào cơ thể.

Nhất là, cơ thể mẹ bầu lại dễ bị tổn thương hơn do hệ thống miễn dịch đã bị suy giảm. Do đó, điều quan trọng cần làm là theo dõi các triệu chứng mắc phải nếu khu vực sinh sống có người bị phát hiện nhiễm rubella.

Những biến chứng do bệnh rubella khi mang thai

rubella

Nếu mẹ bầu bị bệnh rubella khi mang thai trong 20 tuần đầu tiên của thai kỳ; có thể dẫn đến những biến chứng sau:

  • Sảy thai (thai nhi mất trước 20 tuần)
  • Thai chết lưu trong tử cung (thai nhi mất sau 20 tuần)
  • Sinh non (trẻ thường được sinh trước tuần thai thứ 37)
  • Trường hợp virus từ mẹ truyền sang thai nhi được gọi là trẻ bị mắc hội chứng rubella bẩm sinh (CRS). Hội chứng này có thể dẫn đến các vấn đề về thị lực (đục thủy tinh thể); tim mạch; thính giác (điếc)… Đôi khi trẻ sơ sinh có thể bị nhẹ cân; chậm tăng trưởng và chậm phát triển trí tuệ.

Mức độ trầm trọng của các dị tật sẽ phụ thuộc rất lớn vào thời điểm người mẹ phơi nhiễm với Rubella và nhìn chung phơi nhiễm với Rubella ở thời điểm càng sớm của thai kì thì hậu quả càng nặng nề. Nguy cơ mắc CRS ở trẻ cao hơn nếu mẹ mắc rubella trong 12 tuần đầu tiên; và thấp hơn sau 20 tuần.

Trường hợp nào thai nhi sẽ bị mắc hội chứng CRS?

Theo thống kê, việc người mẹ bị nhiễm bệnh rubella khi mang thai sớm bao nhiêu thì nguy cơ trẻ mắc bệnh này càng cao. Nguy cơ này rơi vào khoảng 90% nếu mẹ mắc bệnh trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

Trường hợp nhiễm rubella trong 12 tuần đầu tiên của thai kỳ; thai nhi có đến 85% nguy cơ bị lây truyền virus. Hậu quả là trẻ có thể bị mắc hội chứng CRS với nhiều biến chứng nguy hiểm.

Nếu người mẹ mắc bệnh trong khoảng từ 13-20 tuần đầu thai kỳ; nguy cơ thai nhi bị nhiễm rubella và gặp phải tình trạng CRS sẽ thấp hơn.

Còn nếu mẹ nhiễm rubella sau 20 tuần thai đầu tiên; có thể sẽ không có vấn đề nào xảy ra với thai nhi.

Từ những biến chứng trên, việc nhiễm bệnh rubella khi mang thai là điều không thể xem nhẹ. Vì thế các mẹ bầu cần hiểu rõ hơn về nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết của bệnh để bảo vệ sức khỏe cho mẹ và con.

Phương pháp chẩn đoán bệnh rubella khi mang thai

bệnh rubella

1. Xét nghiệm huyết thanh học

Cách chẩn đoán bệnh rubella khi mang thai là thực hiện xét nghiệm máu. Nếu mẹ bầu đã được tiêm vaccine. Việc xét nghiệm máu sẽ giúp bác sĩ xác định khả năng miễn dịch đối với rubella dựa trên các kháng thể kháng rubella; tức là IgG và IgM trong cơ thể mẹ bầu.

Việc xét nghiệm được tiến hành sau khoảng từ 7-10 ngày ngay khi có những biểu hiện khởi phát của bệnh. Vì lúc này các kháng thể IgM trong máu ở mức cao nhất và sẽ giảm dần sau một vài tuần. Vì vậy, xét nhiệm máu sẽ được thực hiện lại sau hai đến ba tuần để xác định lại mức nồng độ của kháng thể.

Các kháng thể IgG sẽ chỉ xuất hiện sau khi các kháng thể IgM cho thấy sự hiện diện của chúng. Một khi các kháng thể IgG xuất hiện, các kháng thể này có thể tồn tại suốt đời.

Giải thích kết quả xét nghiệm huyết thanh học với người nghi nhiễm bệnh rubella khi mang thai:

  • Rubella IgG âm tính: Nếu nồng độ kháng thể IgG là ≤ 10 IU/mL. Có nghĩa là mẹ bầu không được tiêm vaccine phòng bệnh rubella; hoặc không bị phơi nhiễm với loại nhiễm trùng này.
  • Rubella IgG dương tính: Nếu nồng độ kháng thể IgG là ≥ 10 IU/mL; điều này có nghĩa là đã được tiêm chủng hoặc có nhiễm trùng trước đó.
  • Rubella IgM âm tính: Nếu có rất ít hoặc không có kháng thể IgM xuất hiện với sự tăng nhẹ của kháng thể IgG; nó cho thấy nguy cơ tái nhiễm.
  • Rubella IgM dương tính: Nếu các kháng thể IgM (≥ 0,3IU/mL) xuất hiện cùng hoặc không có kháng thể IgG thì nó chỉ ra nhiễm trùng rubella gần đây.

2. Nuôi cấy virus

Ngoài xét nghiệm huyết thanh học, một xét nghiệm khác để chẩn đoán rubella là nuôi cấy virus. Xét nghiệm này được thực hiện qua việc kiểm tra một mẫu dịch cơ thể. Cách thực hiện là dùng tăm bông lấy phần dịch ở họng hoặc mũi. Điều này giúp phát hiện RNA của virus rubella để xác nhận có nhiễm trùng hay không. Tuy nhiên xét nghiệm này ít được áp dụng trên lâm sàng.

>> Mẹ có thể xem thêm: Mẹ bầu sôi bụng khi mang thai 3 tháng đầu, có sao không?

Phương pháp điều trị bệnh rubella khi mang thai

Hiện nay, vẫn chưa có thuốc điều trị cho phụ nữ bệnh rubella khi mang thai và hội chứng rubella bẩm sinh. Tuy nhiên, các triệu chứng của nó vẫn có thể được kiểm soát tốt.

Do rubella gây ra các triệu chứng tương tự cảm cúm. Nên mẹ bầu cần thực hiện các biện pháp như giảm đau; hạ nhiệt; tránh ra gió khi bị phát ban. Và mẹ bầu nên kết hợp với việc ăn uống đủ chất để cải thiện sức khỏe.

Cách phòng tránh bệnh rubella khi mang thai

rubella khi mang thai

Cách tốt nhất để mẹ phòng ngừa bệnh rubella khi mang thai là tiêm vaccine trước khi mang thai. Tuy nhiên, nếu mẹ đã được tiêm vaccine ngừa rubella khi còn nhỏ; thì nguy cơ nhiễm trùng là không đáng kể.

Nếu các cặp vợ chồng đang có kế hoạch mang thai. Nhưng không chắc chắn liệu đã được tiêm vaccine hay chưa thì nên đi khám. Việc xét nghiệm máu sẽ giúp kiểm tra các kháng thể trong đó.

Nếu phụ nữ chưa được tiêm phòng vaccine bệnh rubella khi mang thai, có thể tham khảo các cách dưới đây:

– Trước khi mang thai: Hãy tiêm vaccine MMR (sởi – quai bị – rubella) ít nhất bốn tuần trước khi mang thai và tốt nhất 3 tháng trước mang thai.

– Khi mang thai: Không nên tiêm vaccine MMR. Thay vào để tránh bệnh rubella khi mang thai mẹ bầu cần:

  • Tránh tiếp xúc gần với những người bị nhiễm rubella
  • Đi khám ngay lập tức nếu đã tiếp xúc với người có triệu chứng giống rubella.

– Sau khi mang thai: Tiêm vaccine ngay sau khi sinh để phòng ngừa bệnh trong lần mang thai tiếp theo.

Hy vọng những thông tin về bệnh rubella khi mang thai sẽ giúp ích cho các mẹ bầu. Chúc mẹ sẽ có một thai kỳ khỏe mạnh nhé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Pregnancy and Rubella

https://www.cdc.gov/rubella/pregnancy

Ngày truy cập 08/04/2022

2. Rubella and Pregnancy

https://www.pregnancybirthbaby.org.au/rubella-and-pregnancy

Ngày truy cập 08/04/2022

3. Rubella (German measles) in pregnancy

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2532864/

Ngày truy cập 08/04/2022

4. Rubella

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/rubella/symptoms-causes/syc-20377310

Ngày truy cập 08/04/2022

5. Rubella

https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/rubella

Ngày truy cập 08/04/2022

x