Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Mận
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Văn Thu Uyên
Cập nhật 11/05/2023

Túi thai là gì và vì sao mẹ bầu cần phải theo dõi túi thai sớm?

Túi thai là gì và vì sao mẹ bầu cần phải theo dõi túi thai sớm?
Túi thai là gì, dấu hiệu nào cho thấy thai đã vào tử cung và chắc chắn bạn đã có tin vui? Đó là một trong nhiều thắc mắc của những người lần đầu làm mẹ.

Túi thai là gì? Rất nhiều thuật ngữ y học dành cho mẹ bầu mà chỉ khi mang thai mới biết đến. Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu cụ thể những thông tin liên quan đến túi thai và những điều xung quanh vấn đề này, bạn nhé!

Túi thai là gì?

Túi thai là gì? Túi chứa em bé ở bên trong tử cung của mẹ bầu được gọi là túi thai. Chiếc túi này là nơi nuôi dưỡng thai nhi từ khi hình thành hợp tử nhỏ xíu tới khi bé chào đời. Khi bạn siêu âm từ ngày thứ 17 của thai kỳ sẽ thấy được túi thai bên trong từ cung.

Thai mấy tuần thì siêu âm thấy túi thai? Vào ngày thứ 17 của thai kỳ đã có thể nhìn thấy túi thai trên siêu âm. Nhưng trễ nhất là khoảng tuần thai thứ 5-6 là mẹ đã nhận biết được chính xác sự xuất hiện của túi thai. Thông qua hình ảnh siêu âm, đường kính của túi thai rơi vào khoảng từ 2-3 mm.

>>> Bạn có thể tham khảo: Hướng dẫn mẹ cách đọc kết quả siêu âm thai chi tiết

Khi siêu âm túi thai, thuật ngữ Yolksac cho biết điều gì?

Yolksac là một thuật ngữ liên quan đến quá trình siêu âm thai túi thai ở những tuần Yolksac hay túi noãn hoàng là cấu trúc đầu tiên có nguồn gốc phôi được nhìn thấy qua siêu âm từ tuần thứ 5 trở đi. Khi bạn nhìn thấy được túi thai này thì phôi đã phát triển có kích thước tăng 3-5mm.

Vì sao cần theo dõi túi thai sớm?

Khi đã hiểu trong lòng tử cung túi thai sớm là gì, mẹ hẳn đang tò mò vì sao cần theo dõi túi thai sớm? Sau khi khám thai và phát hiện có túi thai, mẹ cần theo dõi kỹ bản thân. Nếu mẹ có tiền sử sảy thai hoặc khó có con, bác sĩ sẽ yêu cầu theo dõi túi thai sớm.

Các biến cố ở giai đoạn sớm này rất dễ xảy ra do sự phát triển mong manh của trứng thụ tinh; ở giai đoạn đang di chuyển từ ống dẫn trứng đến buồng tử cung để làm tổ. Đây cũng là giai đoạn cơ thể mẹ bị giảm sút sức đề kháng. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng nôn ói; lạt miệng; tăng tiết nước bọt; mệt mỏi; có thể sốt…nên cần theo dõi kỹ.

>>>Bạn có thể tham khảo: Thai chưa vào tử cung đã bị sảy có nguy hiểm đến mẹ bầu hay không?

túi thai sớm trong lòng tử cung là gì

Những điều mẹ bầu cần biết liên quan đến túi thai là gì?

1. Có túi thai là có bầu chưa và thế nào là túi thai giả?

Hiểu rõ túi thai là gì quả thật quan trọng. Túi thai thật trong lòng tử cung được xác định qua siêu âm khi có Yolk sac, phôi thai… Còn túi thai giả cũng có cấu trúc gần giống túi thai nhưng không có những thành phần của thai.

Để xác định túi thai thật hay giả thì cần siêu âm đầu dò âm đạo kết hợp với xét nghiệm định lượng beta-hCG lặp lại sau mỗi 48 giờ. Nguyên nhân hay gặp nhất của tình trạng túi thai giả là thai ngoài tử cung và cần được loại trừ.

>>>Bạn có thể tham khảo: Song thai nhưng 1 thai không có tim thai: Thai còn lại có phát triển bình thường được không?

2. Hội chứng mang thai giả là có thật?

Túi thai là gì mà sao có túi thai giả? Mang thai giả là hội chứng thường xảy ra với những mẹ đang mong có con. Nhưng họ vẫn chưa từng một lần có tin vui. Tâm thế mẹ luôn nghĩ mình đang có thai nhưng thực tế là bên trong không hề có mầm sống nào. Ngay cả các bác sĩ sản khoa cũng lấy làm lạ và rất khó giải thích một cách tường tận về hiện tượng này.

Mang thai giả có khá nhiều triệu chứng như mang thai thật gồm:

Do vậy, nếu không siêu âm và không xét nghiệm máu thì sẽ không biết chính xác được. Vì có rất nhiều trường hợp bác sĩ sản khoa cũng không thể lý giải được tại sao mẹ lại có những triệu chứng của mang thai nhiều đến thế; và chỉ có cách siêu âm kết hợp với xét nghiệm máu mới đánh giá được.

>>> Bạn có thể tham khảo: Dấu hiệu mang thai 1 tháng – Những lưu ý mẹ cần biết

3. Bóc tách túi thai là gì?

bóc tách túi thai là gì

Vậy bóc tách túi thai là gì? Bóc tách túi thai là hiện tượng có máu tụ quanh túi thai. Tình trạng này dẫn đến dọa sảy thai trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Những dấu hiệu bóc tách có thể được phát hiện thông qua siêu âm thai.

Tỷ lệ bóc tách càng lớn, khả năng sống sót của phôi thai càng bị đe dọa. Vì hiện tượng này làm túi thai không bám tốt vào thành tử cung. Tại nơi đó nhau thai sẽ phát triển để cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phát triển của thai nhi. Chẳng hạn, khi túi thai bị bong tách 30% thì nguy cơ sảy thai sẽ nằm ở mức 50%. Trong khi đó, nếu tỷ lệ bong tách chỉ là 5-10% và sau một thời gian theo dõi, chỗ máu tụ này không phát triển thêm thì tăng khả năng giữ thai.

>>> Bạn có thể tham khảo: Thuốc nội tiết giữ thai có thể là “con dao 2 lưỡi” nếu không dùng đúng cách

4. Túi thai bao nhiêu mm thì có tim thai?

Thông thường sau 7 tuần, bạn sẽ nghe thấy nhịp tim của thai nhi. Một số trường hợp có thể đo được nhịp tim của bé ở tuần thứ 5 hoặc thứ 6. Có người trễ hơn là tuần thứ 7 hoặc thứ 10.

Và ở tuần thứ 7, khi nghe được nhịp tim thai thì đường kính túi thai rơi vào khoảng từ 15 – 20mm. Bạn có thể dựa vào đây để nhận biết sự phát triển của thai nhi.

Hi vọng với bài biết này, mẹ đã biết được túi thai là gì, bóc tách túi thai là gì, túi thai sớm trong lòng tử cung là gì và có thêm những câu trả lời cho một số câu hỏi liên quan. Tìm hiểu kỹ thông tin trước khi mang thai cũng góp phần giúp thai kỳ trở nên nhẹ nhàng và vui vẻ.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Gestational Sac
https://www.sciencedirect.com/topics/medicine-and-dentistry/gestational-sac
Truy cập ngày: 08/07/2021

2. Gestational Sac Evaluation
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK551624/
Truy cập ngày: 08/07/2021

3. First Month of Pregnancy – Foods You Should Eat and Avoid
https://parenting.firstcry.com/articles/first-month-pregnancy-diet0-4-weeks/
Truy cập ngày: 08/07/2021

4. Nutrition During Pregnancy
https://www.acog.org/womens-health/faqs/nutrition-during-pregnancy
Truy cập ngày: 08/07/2021

5. Eating right during pregnancy
https://medlineplus.gov/ency/patientinstructions/000584.htm
Truy cập ngày: 08/07/2021

x