Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Admin-marrybaby
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 27/04/2018

Tăng cân "thông minh" khi mang thai

Tăng cân "thông minh" khi mang thai
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cân nặng tăng quá ít hoặc quá nhiều trong thai kỳ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài của bé. Ăn như thế nào để giúp con khỏe mạnh mà vẫn kiểm soát được cân nặng của mẹ? Cùng xem qua những điều sau đây nhé!

Tăng cân như thế nào là đúng?

Trước khi xác định là bạn nên ăn như thế nào là hợp lý, bạn nên xác định được số cân nặng mà bạn cần có trong suốt thai kỳ. Bạn có thể dựa trên chỉ số BMI, chỉ số khối cân nặng của cơ thể để tính một cách tương đối. Con số này tùy thuộc vào cân nặng và chiều cao trước khi mang thai của bạn.

Ví dụ như nếu bạn cao khoảng 1,6m, cân nặng vào khoảng 48kg trước khi mang thai, bạn nên tăng khoảng 11 đến 16 kg trong suốt thai kỳ. Những bạn cao 1,6m nhưng nặng khoảng 80kg trước khi mang thai, có nghĩa là bạn đang ở trong tình trạng béo phì, bạn chỉ nên tăng từ 5-9kg khi có em bé. Việc xác định đầu tiên này khá quan trọng, vì tăng cân nhiều quá hay ít quá cũng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của mẹ.

>>> Xem thêm: Tăng cân bao nhiêu khi mang thai là tốt nhất?

Dinh dưỡng khi mang thai

Những phụ nữ tăng cân quá nhiều trong thời kỳ mang thai có nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường, cao huyết áp…, bé có khả năng sinh non, sinh khó… Còn đối với những người mẹ tăng quá ít cân, bé có nguy cơ đối mặt với tình trạng suy dinh dưỡng trong thai kỳ, dễ dẫn đến sinh non. Thật ra, khi mang thai, bạn nên chú ý đến chất lượng của món ăn chứ không phải số lượng của món ăn. Chú ý cung cấp đầy đủ những chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của thai nhi như axit folic, vitamin D, canxi…

>>> Xem thêm: Dinh dưỡng khi mang thai, mẹ đã hiểu đúng?

Cơm là một trong những thực phẩm thường thấy trên bàn ăn của mỗi gia đình Việt. Nó cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động. Nhưng bạn không nên ăn quá nhiều cơm trong mỗi bữa mà thay vào đó nên tăng cường bổ sung những thực phẩm chứa nhiều chất đạm cho cơ thể như thịt, cá, tôm,…

khi mang thai
Một chế độ ăn uống khỏe mạnh kết hợp với những bài tập thể dục khoa học sẽ giúp bạn có một cân nặng “lý tưởng” trong thai kỳ.

Bạn cũng nên ăn nhiều trái cây và rau xanh. Vì trong trái cây và rau xanh có nhiều vitamin rất tốt cho sức khỏe, giúp cơ thể tăng sức đề kháng. Chất xơ trong trái cây và rau còn giúp hệ tiêu hóa của bạn hoạt động được dễ dàng hơn, giảm nguy cơ mắc bệnh táo bón trong khi mang thai.

>>> Xem thêm: Dinh dưỡng khi mang thai: Nên và không nên

Bạn cũng đừng nên ăn quá nhiều trong một bữa ăn. Nhiều người nghĩ rằng ăn càng nhiều thì càng tốt cho bé. Nhưng thực ra điều này chỉ làm mẹ khó có khả năng kiểm soát cân nặng của mình, dễ dẫn đến bị béo phì, trong khi đó bé cưng cũng không tăng cân một cách hợp lý. Vì vậy, chia nhỏ khẩu phần ăn ra thành nhiều bữa là giải pháp tối ưu cho bạn lúc này.

Tập thể dục khi mang thai

Tập thể dục cũng là phương pháp giúp bạn kiểm soát cân nặng khi mang thai. Không chỉ vậy, nó còn giúp tăng cường sức khỏe của bạn, giúp bạn đối mặt với việc sinh con một cách dễ dàng hơn rất nhiều. Nếu là người mới bắt đầu, bạn nên tập những bài tập đơn giản như đi bộ, bơi lội hay những bài thể dục nhịp điệu nhẹ nhàng.

MarryBaby

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x