Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Admin-marrybaby
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 25/11/2020

Lợi ích và những điều mẹ bầu cần chú ý khi đi bơi

Lợi ích và những điều mẹ bầu cần chú ý khi đi bơi
Khi mang thai, lượng máu tuần hoàn cơ thể và cân nặng của bản thân sẽ khiến mẹ cảm thấy nóng bức khó chịu trong người. Đi bơi có thể xem như một giải pháp hạ nhiệt an toàn dành cho mẹ. Làn nước mát lạnh trong veo sẽ xoa dịu tinh thần và giúp mẹ thoải mái hơn rất nhiều.

Bà bầu đi bơi có tốt không? Bơi lội cũng là một trong những môn thể thao tuyệt vời và an toàn cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, không phải mẹ nào cũng có can đảm thử môn thể thao này.

Lợi ích của bơi lội đối với phụ nữ mang thai

Bơi lội làm giảm áp lực của thai nhi lên trực tràng của mẹ, giúp máu lưu thông nhiều hơn trong khu vực xương chậu, hạn chế tình trạng tụ máu, táo bón và sưng chân. Bơi lội cũng giúp cơ thể thích nghi tốt với các chứng đau nhức trong thai kỳ, hoạt động co giãn cơ làm giảm hẳn cảm giác đau lưng gây khó chịu cho bạn.

Bơi lội rất có lợi cho hệ tim mạch, tăng cường quá trình trao đổi chất của cơ thể, điều này đặc biệt tốt với cả mẹ và thai nhi. Ngoài ra, bơi lội còn làm tăng sự đàn hồi, dẻo dai của cơ thể, cải thiện hệ tuần hoàn, làm săn chắc cơ chuẩn bị cho một hành trình sinh con đầy vất vả sau này.

Đặc biệt, có nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, những phụ nữ tham gia vào hoạt động bơi lội khi mang thai có thể giảm bớt đau đớn thậm chí rút ngắn được thời gian chuyển dạ còn một nửa. Một số thai phụ có ngôi thai bất thường sau một thời gian tập luyện bơi lội, không những ngôi thai trở lại như bình thường mà còn hoàn hảo như chưa từng có chuyện gì xảy ra. Thật thần kỳ đúng không? Vậy bạn còn chờ gì nữa mà không bắt đầu môn thể thao này ngay từ hôm nay đi?

Tuy có nhiều lợi ích như vậy nhưng để dành được sự tốt nhất cho sức khỏe, mẹ nên chú ý những điều sau khi đi bơi nhé!

Những điều mẹ bầu cần chú ý khi đi bơi

1. Thời gian đi bơi

Trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ, nếu không có sự cho phép của bác sĩ, mẹ không nên đi bơi để tránh những nguy hiểm xảy ra. Vì đi bơi trong thời điểm này có thể dẫn đến sảy thai hoặc sinh non.

Đi bơi là để giúp cơ thể mát mẻ hơn trong những ngày nóng nực. Nhưng theo một số bác sĩ, khi trời quá nắng, mẹ bầu cũng không nên đi bơi. Vì khi đó, nhiệt độ cơ thể đang tăng cao, gặp nước lạnh sẽ rất dễ bị cảm.

Mẹ nên nhớ là mình bơi để thư giãn tinh thần cũng như xoa dịu cảm giác khó chịu cho cơ thể chứ không phải tham gia luyện tập cho giải quốc gia nhé! Không nên bơi trong thời gian quá lâu cũng như để cơ thể quá mệt mỏi, đồng thời bạn nên uống một ly nước trước khi xuống hồ để tránh cho cơ thể mất nước.

đi bơi
Mẹ không nên ngâm mình quá lâu trong nước

2. Khởi động nhẹ

Các bài tập làm nóng đơn giản vẫn có tác dụng tốt trong việc đẩy lùi táo bón nếu bà bầu đi bơi và bỗng nhiên mất cảm hứng để thực hiện trọn bài tập. Để phát huy lợi ích khi bà bầu đi bơi, đầu tiên bạn ngồi cạnh bể bơi và di chuyển đôi chân như thể đang đạp xe đạp để làm giãn cơ bắp chân. Khi đã xuống nước, tiếp tục làm nóng cơ thể bằng cách bám vào thành hồ và đá chân như khi mẹ đang bơi. Bây giờ, hãy đi bộ vòng quanh hồ và bước vào vùng cạn nhất của hồ bơi, trong lúc này, mẹ để các cơ chân và tay thư giãn.

3. Kiểu bơi

Hãy khởi đầu bằng việc bơi các kiểu bơi khác nhau như bơi ếch, bơi tự do. Nhưng các bà bầu đi bơi cần tránh bơi bướm để hạn chế sự di chuyển của hông và cột sống. Kiểu bơi ếch đặc biệt hữu ích cho những mẹ bầu bị đau lưng do tăng trọng lượng ở vùng bụng. Cứ tiếp tục bơi cho đến khi mẹ cảm thấy hơi mệt, nghỉ ngơi ở rìa bể. 30 phút là thời lượng thích hợp để bơi đấy mẹ ạ!

Đơn giản hơn, mẹ cũng có thể chọn cách thả trôi mình trên mặt nước và đạp chân tay một cách nhẹ nhàng. Đây cũng là một tư thế tốt, giúp mẹ giảm bớt cảm giác đau lưng khi mang thai.

Với vòng bụng đồ sộ và cần được bảo vệ kỹ lưỡng hơn bình thường, mẹ nên chọn các lớp bơi hoặc bể bơi dành riêng cho bà bầu, hay chí ít, bể bơi cần phải vắng khách. Có rất nhiều lớp bơi lội dành cho các mẹ bầu. Tham gia vào một lớp học như thế không chỉ giúp mẹ luyện tập đúng mà còn cho phép mẹ kết nối với những mẹ bầu khác và tạo thành một nhóm hỗ trợ nhau nữa đấy.

4. Môi trường xung quanh

Trước khi đi bơi, mẹ nên tìm hiểu một chút về hồ bơi mà mình chọn, đặc biệt chú ý đến nước của hồ bơi. Nếu điều kiện thời tiết cho phép, mẹ nên bơi ở những hồ bơi ngoài trời để tránh mùi clo khó chịu. Hiện nay, một số bể bơi có sử dụng ozone thay cho hồ bơi, nếu có thể, mẹ nên chọn những hồ bơi như vậy sẽ dễ chịu hơn.

Dù đã biết bơi nhưng không phải lúc nào mẹ cũng chắc chắn về mức độ an toàn của mình. Vì vậy, những hồ bơi có đội ngũ nhân viên y tế luôn túc trực là điều cần thiết, phòng khi có sự cố sẽ ứng phó kịp thời.

5. Chuẩn bị trước khi bơi

Mẹ nên đo huyết áp và làm những động tác khởi động trước khi xuống nước. Chú ý nhiệt độ nước vào khoảng 29-30 độ C. Với nhiệt độ này, các cơ sẽ không bị co giật và cũng không làm mẹ quá mệt mỏi. Nhiệt độ nước dưới 28 độ C rất dễ làm co tử cung dẫn đến sinh non hoặc sảy thai.

6. Sau khi bơi

  • Mẹ nên chuẩn bị sẵn một đôi dép chống trơn trượt để dùng khi lên khỏi mặt nước
  • Vừa tắm xong, khi lên bờ, mẹ không nên mặc bộ đồ bơi bị ướt mà ngồi bất cứ chỗ nào vì vi khuẩn rất dễ phát triển và xâm nhập vào âm đạo thông qua môi trường ẩm ướt
  • Bổ sung thêm một lượng nước cho cơ thể
  • Sau khi bơi, mẹ nên đi tắm nhưng tuyệt đối không nên tắm hơi
  • Đi tiểu sau khi bơi để ngăn ngừa viêm âm đạo
  • Sử dụng nước nhỏ mắt để ngăn chặn nhiễm trùng vi khuẩn.

MarryBaby

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x