Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Trúc Lê
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Văn Thu Uyên
Cập nhật 30/09/2022

Tiền sản giật là biến chứng nguy hiểm nhất trong thai kỳ

Tiền sản giật là biến chứng nguy hiểm nhất trong thai kỳ
Tiền sản giật có thể khiến thai chậm tăng trưởng dẫn tới suy thai, sinh non. Nếu không được điều trị kịp thời, sản phụ có thể bị co giật, hôn mê, phù phổi cấp, suy tim cấp hoặc xuất huyết não gây tử vong.

Tiền sản giật được cho là biến chứng nguy hiểm nhất trong thai kỳ. Nếu không được điều trị đúng cách, kịp thời, cả mẹ và bé đều có thể gặp nguy ngay lập tức. Hãy cùng tìm hiểu tiền sản giật là gì, nguyên nhân và biểu hiện tiền sản giật để tìm cách phòng ngừa biến chứng này.

Tiền sản giật là gì?

Tiền sản giật thường xảy ra trong thời kỳ mang thai (khoảng 20 tuần tuổi). Nguyên nhân được nghĩ đến là do thất bại sự xâm nhập của các nguyên bào nuôi vào động mạch tử cung khiến cho lòng động mạch tử cung hẹp lại, lượng máu tới cung cấp cho thai giảm.

Chứng tiền sản giật có biểu hiện giống với phù nề trong quá trình mang thai. Tuy nhiên, tiền sản giật thường đi kèm với các triệu chứng tăng huyết áp và protein trong nước tiểu. Khi có những dấu hiệu này, bạn cần đi khám bác sĩ ngay để kịp thời đưa ra những phương án điều trị.

Tiền sản giật vô cùng nguy hiểm cho cả bạn và thai nhi. Đối với thai nhi có thể gây thai chậm tăng trưởng trong tử cung, dẫn tới suy thai, sinh non. Bé sinh ra chậm phát triển hơn so với những bé khác. Đối với thai phụ nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến co giật, hôn mê, phù phối cấp, suy tim cấp, hoặc xuất huyết não gây tử vong.

Tiền sản giật là gì? Khám thai thường xuyên để phòng tránh tiền sản giật
Khám thai định kỳ để phòng tránh tiền sản giật khi mang thai

Nguyên nhân gây tiền sản giật khi mang thai

Nguyên nhân của tiền sản giật chưa được xác định rõ. Bệnh này dễ gặp ở người mang thai con so khi còn quá trẻ hoặc quá lớn tuổi (dưới 20 hoặc trên 40 tuổi), những người mang đa thai.

Ngoài ra, thai phụ cũng dễ bị tiền sản giật nếu gặp các trường hợp dưới đây:

  • Bị một số chứng rối loạn như máu khó đông, có tiền sử mắc bệnh tiểu đường, bệnh thận, hoặc bệnh tự miễn như lupus ban đỏ trước đó.
  • Có người thân trong nhà bị tiền sản giật như bà, mẹ, cô, dì hay chị em ruột,…
  • Bị béo phì, thừa cân trong thai kỳ.
  • Thiếu máu cục bộ tử cung – nhau.

Một nguyên nhân khác cũng có thể là do các tác nhân chế độ dinh dưỡng khi mang thai kém hoặc phải làm các việc nặng nhọc.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Những thực phẩm bà bầu nên ăn giúp thai nhi khỏe mạnh và thông minh

Nhận diện dấu hiệu tiền sản giật

nhận biết dấu hiệu tiền sản giật
Nhận biết dấu hiệu tiền sản giật

Khi khám thai định kỳ vào tuần 20 của thai kỳ, nếu các chỉ số huyết áp đo được đột ngột tăng cao thì rất có thể đây là biểu hiện của tiền sản giật. Cụ thể:

  • Huyết áp tối đa > 140mmHg và huyết áp tối thiểu > 90mmHg
  • Biểu hiện toàn thân phù, xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu có đạm niệu > 0,3g/l
  • Tiền sản giật nặng là khi huyết áp tối thiểu >110mmHg. Đạm niệu > 3g/l, thiểu niệu < 100ml/4 giờ.
  • Kèm theo đó là các triệu chứng nhức đầu, mờ mắt, đau vùng thượng vị, phù phổi cấp, suy tim, phù chân.

Ngoài ra còn có các dấu hiệu của tiền sản giật nặng đi kèm cơn co giật. Cơn co giật được mô tả bắt đầu rung rung ở mặt, một vài giây sau đó co cứng toàn thân do co cơ toàn thân, giai đoạn này kéo dài trong 15 – 20 giây, bất ngờ hàm mở ra và khép lại rất mạnh và ngay sau đó mí mắt cũng vậy.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Dấu hiệu tiền sản giật các mẹ bầu cần lưu ý để phát hiện kịp thời

Điều trị khi bị tiền sản giật

1. Điều trị tiền sản giật nhẹ

  • Có thể điều trị và theo dõi ngoại trú bằng cách đo huyết áp 2 lần 1 ngày.
  • Nghỉ ngơi và nằm nghiêng trái.
  • Theo dõi hàng tuần, nếu nặng lên phải nhập viện và điều trị tích cực.
  • Uống đủ nước (2 – 2,5l nước mỗi ngày), ăn tăng đạm và ăn nhạt.

2. Điều trị tiền sản giật nặng

điều trị tiền sản giật

Phải nhập viện, theo dõi huyết áp và được điều trị tích cực. Theo dõi huyết áp 4 lần/ngày, cân nặng và protein niệu hàng ngày, xét nghiệm đếm tiểu cầu, Hct, siêu âm và theo dõi tim thai liên tục.

Điều trị nội khoa

  • Nghỉ ngơi và nằm nghiêng trái.
  • Thuốc an thần: Diazepam tiêm hoặc uống.
  • Sử dụng Magnesium Sulfate.
  • Thuốc hạ huyết áp sử dụng khi có huyết áp cao (160/110mmHg).
  • Thuốc có tác dụng làm giãn các tiểu động mạch, tăng lưu lượng máu đến tim, thận và bánh rau.
  • Thuốc lợi tiểu: chỉ sử dụng khi có đe dọa phù phổi cấp và thiểu niệu.

Điều trị sản khoa và ngoại khoa

  • Nếu tiền sản giật nặng không đáp ứng với điều trị hoặc xảy ra sản giật thì chấm dứt thai kỳ với mọi tuổi thai.

Biến chứng của tiền sản giật

1. Biến chứng tiền sản giật cho mẹ

  • Hệ thần kinh trung ương sản giật: Phù não, xuất huyết não – màng não.
  • Mắt: Phù võng mạc, mù mắt.
  • Thận: Suy thận cấp.
  • Gan: chảy máu dưới bao gan, vỡ gan, suy gan.
  • Tim, phổi: suy tim cấp, phù phổi cấp (gặp trong tiền sản giật nặng).
  • Huyết học: Rối loạn đông – chảy máu, giảm tiểu cầu, đông máu rải rác trong lòng mạch, giảm tiểu cầu.
  • Tăng huyết áp mạn, viêm thận mạn.

2. Biến chứng tiền sản giật cho thai nhi:

3. Biến chứng tiền sản giật cho mẹ và thai nhi

Tiền sản giật nặng có thể tiến triển thành hội chứng HELLP (gây tan huyết, tăng men gan và giảm tiểu cầu), có thể đe dọa tính mạng cho cả mẹ và con.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Tất tần tật những biến chứng thai kỳ mẹ bầu cần biết để cảnh giác

Phòng ngừa tiền sản giật

phòng ngừa tiền sản giật

  • Lên lịch khám thai sản định kỳ ngay từ sớm để có thể phát hiện những nguy cơ của tiền sản giật. Tiền sản giật nếu có thể phát hiện sớm và điều trị kịp thời, kết quả thường khả quan hơn.
  • Khi phát hiện cơ thể có các biểu hiện phù ở tay, chân, tăng cân nhiều, kèm theo các dấu hiệu cơ năng như đau đầu, đau bụng, cao huyết áp, nước tiểu có nhiều chất đạm… bạn hãy nghĩ ngay đến tiền sản giật và nhờ sự hỗ trợ của bác sĩ.
  • Bạn nên chú ý tránh các yếu tố có nguy cơ dẫn đến tiền sản giật như: không có con quá sớm hoặc quá muộn, nên ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, không nên ăn quá mặn, không làm việc nặng nhọc, quá sức trong thời kỳ mang thai.
  • Nếu tiền sản giật nhẹ bạn có thể nghỉ ngơi tại nhà, kiểm tra huyết áp thường xuyên. Trong thời kỳ này bạn nên có chế độ ăn uống hợp lý: ăn nhạt, nghỉ ngơi đầy đủ, khi ngủ nằm nghiêng để cung cấp máu cho thai nhi dễ dàng hơn.
  • Nếu tiền sản giật nặng bạn cần đến sự can thiệp và hỗ trợ của bác sĩ. Lúc này bạn cần nhập viện để các bác sĩ theo dõi tránh nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.

Chính vì tiền sản giật là biến chứng nguy hiểm nhất trong thai kỳ nên mẹ đừng bỏ lỡ bất kỳ cuộc hẹn nào với bác sĩ. Ngay từ những tháng đầu thai kỳ, mẹ nên thực hiện các xét nghiệm tầm soát tiền sản giật để chủ động phòng ngừa, điều trị. Trong 3 tháng cuối, khi có những biểu hiện bất thường liên quan đến tiền sản giật như phù chân, bạn nên khám thai thường xuyên để được bác sĩ tư vấn.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1.Preeclampsia

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/preeclampsia/symptoms-causes/syc-20355745 

Ngày truy cập: 13/07/2022

2. Preeclampsia

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/17952-preeclampsia#prevention 

Ngày truy cập: 13/07/202

3. Prevention of Preeclampsia

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3534321/ 

Ngày truy cập: 13/07/2022

4. Preeclampsia

https://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/pregnancy-complications/preeclampsia/ 

Ngày truy cập: 13/07/2022 

5. Should You Take an Epsom Salt Bath?

https://health.clevelandclinic.org/7-things-you-probably-didnt-know-about-epsom-salt/ 

Ngày truy cập: 13/07/2022  

 

x