Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thanh Thảo
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 06/11/2020

Mới có thai nên ăn gì để mẹ khỏe, thai ổn định?

Mới có thai nên ăn gì để mẹ khỏe, thai ổn định?
Mới có thai nên ăn gì để đảm bảo một chế độ dinh dưỡng cân bằng, cung cấp cho thai nhi những dưỡng chất cần thiết cho những bước phát triển cơ bản đầu tiên? Đây là mối quan tâm hàng đầu của các mẹ trong giai đoạn này.

tam cá nguyệt đầu tiên, hầu hết mẹ bầu đều gặp vấn đề về sức khoẻ như: Khó chịu, đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi… Một số mẹ bị nghé nặng không thể ăn uống được gì. Vì vậy, mẹ cần bổ sung thực phẩm cân bằng để đảm bảo sức khoẻ. Để biết mới có thai nên ăn gì, mẹ có thể tìm hiểu những gợi ý dưới đây.

Thực phẩm giàu folate

A-xít folic và folate là dưỡng chất cần được bổ sung ngay từ trước khi mang thai và trong suốt những tháng đầu để ngăn ngừa dị tật thai nhi đặc biệt là tật nứt đốt sống cổ. Mẹ bầu được khuyên nên bổ sung từ 400-600mcg axit folic mỗi ngày để đảm bảo thai nhi phát triển tốt nhất. Những thực phẩm giàu dưỡng chất này bao gồm cam, khoai tây, bông cải xanh, măng tây, trứng, đậu, rau lá xanh thẫm…

Thực phẩm giàu sắt

Sắt là khoáng chất quan trọng giúp duy trì ổn định dòng máu cho cơ thể mẹ và thai nhi. Thai nhi cần nhiều sắt để hấp thụ đủ ôxy và chất dinh dưỡng. Mẹ bầu cần sắt để tránh mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt… Những thực phẩm giàu sắt bao gồm: Củ cải đường, bột yến mạch, cám, cá ngừ (đóng hộp), đậu, trái cây sấy khô, thịt gà, thịt cừu…

Thực phẩm có chứa bột đường

Trái với suy nghĩ của nhiều người rằng thực phẩm chứa chất bột đường nên được hạn chế khỏi chế độ dinh dưỡng khi mang thai, cơ thể mẹ lại đang cần từ 200-300 calo/ ngày và thực phẩm chứa chất bột, đường sẽ giúp cung cấp lượng calo đủ cho mẹ. Mẹ nên chọn những loại thực phẩm có chứa đường tự nhiên như trái cây tươi, bánh tráng miệng, các loại nước ép trái cây tươi, sinh tố, gạo lứt…

Vitamin B6

Vitamin này đặc biệt quan trọng trong tháng đầu mang thai bởi nó có thể giúp ức chế cơn buồn nôn và tình trạng nôn ói do ốm nghén. Thay vì dùng thuốc để chữa ốm nghén, mẹ bầu nên bổ sung những thực phẩm giàu vitamin B6 như ngũ cốc, cá hồi, bơ đậu phộng, chuối và các loại hạt…

Trái cây

Trái cây là thực phẩm hoàn hảo cho chế độ ăn của mẹ bầu bởi chúng rất giàu vitamin, nước, chất chống oxy hóa, chất xơ… Mẹ nên bổ sung trái cây hàng ngày trong các bữa ăn phụ.

Các sản phẩm từ sữa

Sữa là nguồn thực phẩm giàu protein, vitamin, canxi, nước, chất béo lành mạnh, a-xít folic và vitamin D. Mẹ nên bổ sung sữa và các sản phẩm từ sữa như sữa chua, váng sữa… đều đặn hàng ngày. Sữa cho bà bầu không nhất thiết phải gắn mác “sữa bầu” mà mẹ có thể chọn bất kỳ loại sữa nào mình thích, chỉ cần đảm bảo không gây dị ứng và đã được tiệt trùng.

Thịt

Hầu hết các loại thịt đều an toàn với mẹ bầu và cũng chứa nhiều protein và vitamin quan trọng. Tuy nhiên một nguyên tắc mẹ cần chú ý là tránh ăn thịt tái, sống.

Mới có thai nên ăn gì
Theo các chuyên gia, chế độ dinh dưỡng của bà bầu cần dựa trên những loại thực phẩm tươi sạch và giàu dinh dưỡng

Mới mang thai nên tránh ăn gì?

Thực phẩm gây co thắt tử cung: Một số loại thực phẩm được cảnh báo là nếu ăn nhiều sẽ gây co thắt tử cung, dẫn đến sảy thai như dứa, cam thảo, đu đủ xanh, nước ép rau má, canh rau ngót, nước dừa… mẹ bầu cần tránh trong tháng đầu mang thai.

Thực phẩm có chứa thuỷ ngân: Các loại hải sản có chứa hàm lượng thủy ngân cao có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển não bộ của thai nhi nên mẹ bầu cần hạn chế ăn. Trong giai đoạn đầu thai kì, mẹ có thể chọn những loại tôm, cua, cá… nước ngọt để bổ sung vào thực đơn hàng ngày.

Thực phẩm chín tái: Một số món khoái khẩu của mẹ bầu cần hạn chế trong giai đoạn đầu thai kì như: sushi, cá hồi tái, thịt bò tái, các món gỏi cá/ thịt tái… Ngoài ra một số loại sốt dùng để trộn rau cũng được làm từ trứng gà sống, mẹ nên đọc kĩ thành phần trước khi dùng. Những thức ăn tái có thể gây đau bụng, ngộ độc khiến nguy cơ sẩy thai cao hơn.

Phô mai mềm: Một số loại được làm từ những loại sữa chưa được tiệt trùng nên có thể gây ngộ độc thực phẩm hoặc nhiễm các vi khuẩn có hại. Mẹ bầu cũng tuyệt đối tránh những loại sữa và các sản phẩm từ sữa chưa được tiệt trùng.

Thực phẩm đóng gói, chế biến sẵn: Trong tháng đầu mang thai, chị em bầu cũng nên hạn chế sử dụng những loại thực phẩm được chế biến, đóng gói sẵn như đồ hộp, nước ép mua sẵn, sữa đặc có đường… vì chúng có thể chứa vi khuẩn gây bệnh. Thay vào đó nên dùng thực phẩm tươi và tự chế biến.

Chất kích thích: Bà bầu cũng được khuyên nên bỏ ngay thuốc lá, rượu bia và đồ uống chứa caffeine, nước ngọt có ga… trước và trong thai kỳ để đảm bảo thai nhi phát triển tốt nhất. Đặc biệt, mẹ bầu cũng cần tránh những khu vực nhiều khói thuốc lá. Hít khói thuốc thụ động cũng gây nhiều nguy hại cho thai nhi.

Chuyện mới có thai nên ăn gì và không nên ăn gì cần được “đặt lên bàn cân” để tính toán cẩn thận, vì ngay từ lức này mẹ đã cần phải xây dựng một thói quen ăn uống lành mạnh và duy trì cho đến tận khi cai sữa cho bé. Việc ăn uống đúng cách ngay từ khi mới mang thai cũng giúp mẹ giảm nguy cơ tiểu đường thai kỳ và tăng cân quá mức cần thiết.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x