Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Hà Trần
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 22/12/2014

Hô biến chứng đau tức ngực ở bà bầu

Hô biến chứng đau tức ngực ở bà bầu
Trước cả khi bạn nhận ra mình có thai, cặp núi đôi của bạn đã bắt đầu trở nên căng tức và đau nhức. Cảm giác này ngày càng tăng chỉ sau 1-2 tuần thụ thai. Nếu không áp dụng vài mẹo sau, có lẽ mẹ bầu phải đối diện với “biến chứng” thai kỳ đáng ghét này suốt 40 tuần thai.

1/ Nguyên nhân đau tức ngực

Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu sản sinh nhiều nội tiết tố progesterone và estrogen, hormone chịu trách nhiệm tăng kích cỡ núi đôi. Với sự tích tụ lượng lớn hormone này, ngực bắt đầu phát triển, to dần đều. Lượng máu lưu thông tăng lên, các lớp mỡ ở ngực dày lên, núi đôi cũng bắt đầu phát triển các tuyến sữa.

bà bầu bị đau tức ngực
Chứng đau tức ngực có thể “ghé thăm” bạn ngay cả sau khi sinh

Sự thay đổi khá dồn dập này gây ra một loạt tác dụng phụ lên thể chất của mẹ bầu, bao gồm cảm giác đau, ngứa, sưng. Một số mẹ bầu nhạy cảm đến mức chỉ một cái chạm nhẹ cũng làm họ cảm thấy đau đớn. Cảm giác đau tức ngực có thể biến mất vào tam cá nguyệt cuối cùng, nhưng rất có thể sẽ viếng thăm bạn thời gian sau khi sinh.

2/ Chọn áo ngực phù hợp

Bà bầu nên chọn kích cỡ áo ngực với phần cup rộng vừa phải, không quá chật hay quá rộng. Chọn áo có gọng đỡ hoặc dạng mút đỡ thích hợp cho việc di chuyển, vì áo quá mềm có thể làm bà bầu cảm giác đau tức mỗi khi đi. Núi đôi sẽ không ngừng phát triển trong thai kỳ, vì vậy, bạn nên thường xuyên để ý mua áo ngực mới, tránh mặc áo quá chật.

Tốt nhất, mẹ bầu nên chọn dạng áo ngực thể thao, vừa giúp ôm ngực, vừa tạo cảm giác thảm mái mỗi khi di chuyển. Phần da xung quanh núi đôi rất nhạy cảm, đặc biệt trong thời gian mang thai. Do đó, nếu cảm thấy ngứa hay khó chịu, bạn nên lót vải mềm trong áo ngực để tránh da cọ xát với vải áo.

Khi ngủ, dù chỉ một cái trở người, nghiêng qua nghiêng lại, cũng làm mẹ bầu cảm thấy khó chịu ở vùng ngực. Vì vậy, đừng ngại mặc áo ngực đi ngủ. Chỉ khi cảm thấy khó thở, mẹ bầu mới nên tháo ra để thoải mái hơn.

3/ Tắm nước ấm với vòi hoa sen

Bất cứ khi nào cảm thấy căng tức ngực, bà bầu nên tắm nước ấm với vòi hoa sen, những tia nước nhỏ sẽ massage núi đôi, giúp bạn dễ chịu hơn hẳn. Nhớ đảm bảo nhiệt độ nước dưới 38 độ C.

Ngoài ra, mẹ bầu có thể ngâm mình trong bồn nước ấm, đảm bảo cho núi đôi chìm hẳn dưới nước. Dùng tay khuấy vùng nước quanh ngực qua lại, lên xuống để tạo lực tác động massage cho ngực.

4/ Tránh động chạm

Tránh chạm vào ngực của bạn vào thời gian nhạy cảm này, trừ lúc tắm và sử dụng kem chống rạn hay dưỡng ẩm. Chia sẻ cảm giác đau tức ngực của bạn với anh xã để hạn chế tác động, trừ khi bạn cảm thấy dễ chịu khi được chồng massage ngực nhẹ nhàng.

5/ Thoa kem hay lotion

Không nên tự mua các loại kem mỡ giảm đau thoa lên khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ. Tuy nhiên, bạn có thể mua kem chứa lanolin, giúp ngăn ngừa khô da, kích ứng và nhiễm trùng. Ngoài ra, mẹ bầu có thể dùng túi trà hoa cúc đắp lên ngực để giảm sưng, đau. Các loại dưỡng từ bơ ca cao, bơ hạt mỡ cũng là lựa chọn lý tưởng giúp giảm bớt cơn đau.

MarryBaby

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x