Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thanh Thảo
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 08/12/2023

Kinh nghiệm chăm sóc bé sinh mổ mẹ cần biết!

Kinh nghiệm chăm sóc bé sinh mổ mẹ cần biết!
Sinh mổ là phương pháp sinh con khá phổ biến hiện nay. Dù được đánh giá là an toàn nhưng trẻ sinh mổ vẫn có nguy cơ gặp phải nhiều bất lợi về sức khỏe hơn trẻ sinh thường, nhất là các vấn đề về hô hấp, tiêu hóa và hệ miễn dịch [1]. Do đó, việc “bỏ túi” một số kinh nghiệm hữu ích khi chăm sóc bé sinh mổ sẽ giúp mẹ tự tin hơn trong hành trình “vượt cạn” sắp tới và có thể chăm sóc bé yêu một cách tốt nhất.

Trong bài viết này, MarryBaby sẽ chia sẻ cho các mẹ bầu về kinh nghiệm đẻ mổ. Hãy cùng tham khảo nhé!

Sinh mổ được thực hiện như thế nào?

Trước khi tìm hiểu những kinh nghiệm sinh mổ, chúng ta cần hiểu về phương pháp sinh này. Sinh mổ là một cuộc phẫu thuật đưa em bé ra ngoài thông qua vết rạch trên thành bụng và tử cung của mẹ [2]. Sinh mổ có thể được lên kế hoạch nếu phát hiện sớm các rủi ro khi sinh thường gọi là sinh mổ chủ động. Sinh mổ không có kế hoạch, được bác sĩ chỉ định do phát sinh vấn đề trong khi chuyển dạ gọi là sinh mổ cấp cứu [3].

Hầu hết các ca sinh mổ đều chỉ gây tê phần dưới của cơ thể từ thắt lưng trở xuống [4]. Điều này cho phép bạn tỉnh táo suốt quá trình phẫu thuật mổ lấy thai. Bạn sẽ cảm nhận được thao tác của bác sĩ và nhìn thấy sự chào đời của em bé nhưng không cảm thấy đau đớn. Ngược lại, một số trường hợp sinh mổ khẩn cấp có thể cần được gây mê toàn thân. Điều này nghĩa là bạn sẽ hôn mê suốt trong quá trình phẫu thuật [2].

Kinh nghiệm sinh mổ và cách cải thiện những vấn đề thường gặp

kinh nghiệm đẻ mổ

1. Đau vết mổ

Hầu hết các mẹ đều cảm thấy khó chịu trong vài ngày đầu sau sinh mổ. Đối với một số trường hợp, cơn đau có thể kéo dài đến vài tuần. Vì thế, theo kinh nghiệm sinh mổ của nhiều mẹ, bạn không thể bỏ qua bước giảm đau khi sinh. Bạn có thể dùng các thuốc giảm đau thông thường như paracetamol hoặc ibuprofen. Đối với các loại thuốc giảm đau như aspirin hoặc codein, bạn nên tránh sử dụng và cần tham vấn ý kiến bác sĩ bởi những loại thuốc này thường không được khuyến khích dùng khi bạn cho con bú [5].

Bên cạnh đó, mẹ cần chú ý nghỉ ngơi hợp lý. Trong vài tuần đầu tiên sau sinh mổ, bạn cần tránh nâng bất cứ vật gì nặng hơn em bé để không gây ảnh hưởng đến vết mổ [6].

2. Nguy cơ nhiễm trùng

Nhiễm trùng tại vết mổ, trong đường tiết niệu hoặc viêm nội mạc tử cung có thể xảy ra, đặc biệt là trong trường hợp mẹ không dùng kháng sinh dự phòng trước phẫu thuật [4], [7]. Trong đó, nhiễm trùng tại vết mổ là phổ biến với các dấu hiệu như gây đau, sưng, đỏ, tiết dịch [4].

Để tránh nguy cơ này, mẹ cần chú ý vệ sinh vết mổ đúng cách, uống thuốc theo toa đã được kê khi xuất viện và tái khám đúng hẹn để các bác sĩ kiểm tra cũng như kịp thời phát hiện tình trạng nhiễm trùng nếu có [5], [6].

3. Mẹ sinh mổ gặp khó khăn khi cho bé bú

Mẹ sinh mổ thường gặp khó khăn khi bắt đầu cho bé bú do vết mổ bị đau, cử động không dễ dàng, mệt mỏi do gây tê hoặc gây mê, sữa về chậm… Để khắc phục vấn đề này, mẹ nên đảm bảo tiếp xúc da kề da với bé trong 24 giờ đầu sau khi sinh; cho con bú thường xuyên, có thể áp dụng tư thế cho con bú ôm bóng để tránh gây áp lực lên vết mổ và nhờ đến sự giúp đỡ của bác sĩ, nữ hộ sinh khi cần thiết [2], [8].

Các vấn đề thường gặp và kinh nghiệm chăm sóc trẻ sinh mổ

kinh nghiệm sau sinh mổ

1. Trẻ sinh mổ có thể đối mặt với nhiều nguy cơ về sức khỏe

Điểm khác biệt chính giữa trẻ sinh mổ và trẻ sinh thường đó là hệ vi sinh đường ruột. Đối với trẻ sinh mổ, hại khuẩn từ bệnh viện thường chiếm ưu thế hơn do trẻ không tiếp xúc với vi khuẩn từ âm đạo của mẹ [9]. Điều này khiến trẻ có thể đối mặt với một số vấn đề sức khỏe liên quan đến:

  • Hệ miễn dịch: Kết quả nghiên cứu cho thấy trẻ sinh mổ có nguy cơ miễn dịch kém cao hơn 1,5 lần so với trẻ sinh thường và nguy cơ này có thể kéo dài cho đến tận 5 tuổi [9], [10]. Các nghiên cứu cũng phát hiện sinh mổ có liên quan mật thiết đến nguy cơ trẻ mắc các bệnh như tiểu đường, dị ứng thực phẩm… [11]
  • Hệ hô hấp: Trẻ sinh mổ có nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp cao hơn 1,3 lần so với trẻ sinh thường [12]. Bên cạnh đó, do trẻ không phải chịu lực ép như khi qua ống sinh nên có thể dẫn đến sót dịch ối trong phổi và gây ra các vấn đề hô hấp như thở khò khè, khó thở, tăng nguy cơ mắc hen suyễn về sau [9], [13].
  • Hệ tiêu hóa: Nhiều nghiên cứu đã phát hiện rằng sinh mổ dường như đang làm giảm đi sự đa dạng của vi sinh vật ở trẻ sơ sinh, dẫn đến chứng rối loạn vi khuẩn đường ruột [11]. Qua đó, trẻ sinh mổ sẽ có nguy cơ mắc bệnh về tiêu hóa như đau bụng, trào ngược dạ dày thực quản, táo bón, tiêu chảy… [14] Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy bé sinh mổ có thể có hại khuẩn cao hơn 80% so với bé sinh thường [24].
  • 2. Kinh nghiệm chăm sóc bé sinh mổ

    Theo khuyến cáo, bạn nên nuôi con bằng sữa mẹ trong ít nhất 6 tháng đầu đời. Bởi sữa mẹ có chứa các chất dinh dưỡng cần thiết mà trẻ cần để phát triển gồm chất béo, carbohydrate, protein, vitamin, khoáng chất, nước, HMO, Nucleotides, lợi khuẩn… [15] Các nghiên cứu cũng cho thấy sữa mẹ có thể hỗ trợ điều chỉnh rối loạn vi khuẩn ở trẻ sinh mổ, giúp cải thiện tình trạng này với kết quả tương đương được thấy ở trẻ sinh thường 1 tháng tuổi [11].

    Tuy nhiên, trường hợp không thể cho bé bú, mẹ có thể cân nhắc lựa chọn công thức sữa có các thành phần giúp bé sinh mổ tăng cường hệ miễn dịch như:

    • HMO: Dưỡng chất với hàm lượng nhiều thứ ba trong sữa mẹ. Trong đó, 5 HMOs nhiều là 2’-FL, 3-FL, LNT, 3’-SL và 6’-SL. Một số nghiên cứu đã phát hiện những lợi ích của HMO đối với sức khỏe của trẻ sơ sinh bao gồm giúp cải thiện hệ vi sinh đường ruột, tăng cường miễn dịch và chống lại mầm bệnh hiệu quả hơn [16].
    • Nucleotides: Hợp chất được tìm thấy với hàm lượng cao trong sữa mẹ. Nucleotides giúp tăng cường sản sinh tế bào miễn dịch và kháng thể. Nucleotides cũng mang đến lợi ích cho hệ vi sinh đường ruột và giúp giảm tiêu chảy ở trẻ [19], [20], [21].
    • Lợi khuẩn BB-12: Đây là chủng lợi khuẩn chiếm ưu thế ở trẻ bú mẹ nên được đánh giá là có vai trò quan trọng đối với hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh. Bổ sung lợi khuẩn BB-12 sẽ giúp trẻ cân bằng hệ vi sinh đường ruột [22].

    Trẻ sinh mổ có nguy cơ gặp nhiều vấn đề sức khỏe hơn trẻ sinh thường. Thế nhưng, nếu bạn đảm bảo nuôi con bằng sữa mẹ hoặc chọn cho trẻ công thức sữa phù hợp trong trường hợp không thể cho bé bú thì vẫn có thể giúp bé yêu phát triển khỏe mạnh.

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo

    * Khảo sát Mintel 3/2023 trên cơ sở dữ liệu GNPD

    1. Pediatrics Consequences of Caesarean Section—A Systematic Review and Meta-Analysis https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7662709/ Truy cập ngày 15/03/2022

    2. Cesarean Sections (C-Sections)

    https://kidshealth.org/en/parents/c-sections.html Truy cập ngày 15/03/2022

    3. Caesarean section

    https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/healthyliving/caesarean-section Truy cập ngày 15/03/2022

    4. C-section https://www.mayoclinic.org/tests-procedures/c-section/about/pac-20393655 Truy cập ngày 15/03/2022

    5. Recovery – Caesarean section

    https://www.nhs.uk/conditions/caesarean-section/recovery/#:~:text=Most%20women%20experience%20some%20discomfort,such%20as%20paracetamol%20or%20ibuprofen. Truy cập ngày 15/03/2022

    6. C-section recovery: What to expect

    https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/labor-and-delivery/in-depth/c-section-recovery/art-20047310 Truy cập ngày 15/03/202

    7. Surgical site infections after cesarean delivery: epidemiology, prevention and treatment

    https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5497372/ Truy cập ngày 15/03/2022

    8. Breastfeeding after a c-section

    https://www.tommys.org/pregnancy-information/giving-birth/caesarean-section/breastfeeding-after-c-section Truy cập ngày 15/03/2022

    9. C-Section Birth Associated with Numerous Health Conditions

    https://www.center4research.org/c-section-birth-health-risks/ Truy cập ngày 15/03/2022

    10. Sevelsted et al. (2015)

    11. The Effects of Delivery Mode on the Gut Microbiota and Health: State of Art

    https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8733716/#:~:text=It%20was%20considered%20that%20c,month%2Dold%20vaginally%20delivered%20infants Truy cập ngày 15/03/2022

    12. Pediatrics Consequences of Caesarean Section-A Systematic Review and Meta-Analysis

    https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/33142727/ Truy cập ngày 15/03/2022

    13. What to Know About Babies Born by C-section – And What You Can Do

    https://www.lamaze.org/Giving-Birth-with-Confidence/GBWC-Post/what-to-know-about-babies-born-by-c-section-and-what-you-can-do Truy cập ngày 15/03/2022

    14. Association between cesarean section and constipation in infants: the Japan Environment and Children’s Study (JECS) https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6291958/ Truy cập ngày 15/03/2022

    15. The physiological basis of breastfeeding

    https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK148970/#:~:text=It%20is%20easily%20digested%20and,digestion%20and%20absorption%20of%20nutrients. Truy cập ngày 15/03/2022

    16. Human Milk Oligosaccharides: Health Benefits, Potential Applications in Infant Formulas, and Pharmacology https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7019891/ Truy cập ngày 15/03/2023

    17. Reverri et al (2018)

    18. Rousseaux et al (2021)

    19. Merolla et al (2000)

    20. Yau et al (2003)

    21. Pickering et al (1998)

    22. Mohan et al (2006)

    23. Bifidobacterium animalis subsp. lactis BB-12 Has Effect Against Obesity by Regulating Gut Microbiota in Two Phases in Human Microbiota-Associated Rats https://www.frontiersin.org/articles/10.3389/fnut.2021.811619/full

    24. Korpela K et al (2018)

    x