Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyên Hà
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 04/02/2015

Trị dứt điểm chứng đau cổ tay khi mang thai

Trị dứt điểm chứng đau cổ tay khi mang thai
60% mẹ bầu gặp phải tình trạng đau nhức cổ tay khi mang thai. Tuy nhiên, đa số các mẹ thường “chịu trận” hoặc cảm thấy hoang mang khi xuất hiện triệu chứng này mà không biết làm gì hơn. MarryBaby mách mẹ nguyên nhân và cách điều trị hiện tượng này nhé!

Đau cổ tay khi mang thai phần lớn có liên quan đến hội chứng ống cổ tay, xuất hiện ở những tháng cuối của thai kỳ. Triệu chứng này xuất hiện chủ yếu là do sự tiết dịch quanh các dây thần kinh ở cổ tay tăng nhanh dẫn đến ngứa, đau và tê ngón tay và bàn tay khi mang thai.

sử dụng máy tinh khi mang thai
Thường xuyên sử dụng máy tính có thể khiến tay bạn đau nhiều hơn

1/ Dấu hiệu thường thấy

Các triệu chứng thông thường bao gồm tê, ngứa hoặc đau âm ỉ ở đầu ngón tay, cổ tay hoặc bàn tay. Đặc biệt, mẹ bầu sẽ cảm thấy những triệu chứng này có thể trở nên nặng hơn khi về đêm. Thậm chí nhiều trường hợp, cơn đau có thể lan rộng ra vùng bắp tay và cẳng tay. Trường hợp nghiêm trọng hơn, tay bạn sẽ trở nên yếu hơn và gặp khó khăn khi sử dụng sức ở tay.

Hội chứng ống cổ tay thường ảnh hưởng đến cả hai tay và có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, nhất là khi mẹ bắt đầu bước sang tam cá nguyệt thứ hai. Các triệu chứng sẽ giảm hẳn và biến mất ngay khi bạn sinh con, lúc hormone và chất dịch trong cơ thể quay trở về “nguyên trạng”.

2/ Xử trí khi bị đau nhức cổ tay

– Thay đổi thói quen: Mẹ bầu cần hạn chế những hoạt động làm cho tình trạng nghiêm trọng hơn. Chỉ một số điều chỉnh nhỏ đôi khi lại mang đến những thay đổi lớn cho đôi bàn tay bạn. Chẳng hạn như nếu phải làm việc nhiều với máy tính, mẹ bầu nên điều chỉnh ghế cao hơn để tay không phải hướng mỗi khi gõ bàn phím. Sử dụng hai tay khi đánh máy hoặc mẹ có thể sử dụng bàn phím Ergonomic keyboard, với thiết kế đặc biệt mang lại sự thoải mái cho người dùng. Dành thời gian nghỉ ngắn cho đôi tay và làm một vài động tác kéo căng cơ tay.

– Tư thế ngủ thích hợp: Nếu những cơn đau làm phiền bạn lúc nửa đêm, cố định tay ở một vị trí trung lập với một thanh nẹp tay. Tránh nằm đè lên tay lúc ngủ và thay đổi tư thế ngủ, kê tay trên gối nếu bạn cảm thấy bắt đầu tê, nhức.

– Tập thể dục: Các bài tập yoga sẽ làm tăng sức mạnh của bàn tay và giúp hạn chế những triệu chứng khó chịu này.

bàn phím Ergonomic Keyboard
Với thiết kế đặc biệt, bàn phím Ergonomic Keyboard có thể giúp mẹ bầu hạn chế những cơn đau cổ tay

3/ Trường hợp nào nên gọi bác sĩ?

Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cơn đau trở nên trầm trọng hơn, cản trở giấc ngủ và sinh hoạt thường ngày của bạn. Bác sĩ có thể cho bạn dùng thanh nẹp tay hoạc dây đeo cổ tay nếu thấy cần thiết. Mẹ bầu không nên tự ý dùng thuốc giảm đau nếu không có sự chỉ định của bác sĩ.

Thông thường, hội chứng ống cổ tay thường tự động biến mất hoàn toàn sau khi sinh. Tuy nhiên, nếu vẫn cảm thấy những cơn đau sau khi sinh, mẹ nên đi khám để được điều trị phù hợp. Trong trường hợp nghiêm trọng, một cuộc tiểu phẩu sẽ giúp bạn giảm bớt những áp lực lên dây thần kinh của bạn.

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

MarryBaby

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x